Chúng ta càng theo đuổi hạnh phúc, chúng ta càng đau khổ.
Kết luận đơn giản nhưng bất ngờ này được đúc kết dựa trên hơn 3000 nghiên cứu và chứng minh của một hình trị liệu tâm lý ACT (Chấp nhận và Cam kết).
Phương pháp trị liệu tâm lý ACT cũng chính là lĩnh vực mà Russ Harris – tác giả Bẫy hạnh phúc là một chuyên gia nổi tiếng thế giới tinh thông.
Bẫy hạnh phúc là một dẫn chứng cho người đọc những căn nguyên, gốc rễ của đau khổ đến từ đâu, hình thành như thế nào và đau khổ đã chi phối hành động của con người ra sao, khi chúng ta liên tục tìm kiếm những phương cách nhằm loại trừ đau khổ, nhưng hoàn toàn vô tác dụng. Thậm chí nỗi đau khổ còn nhân lên gấp bội.
Ngay từ trang đầu tiên trong cuốn Bẫy hạnh phúc, Harris đã nhấn mạnh đời là bể khổ! Không một ai có thể trốn tránh những sự đau đớn, căng thẳng và khổ sở khi sống. Nhưng thay vì đối mặt với vấn đề, con người làm nhiều cách để né tránh.
Thấu hiểu và đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống chính chủ đề chính trong Bẫy hạnh phúc. Cuốn sách này nói cho biết những sự thật khó chấp nhận: Thay vì người không không hạnh phúc là người kém cỏi, thì một người bình thường là người không hạnh phúc.
Bẫy hạnh phúc dẫn thẳng người đọc tới điều mà đa số ai cũng né tránh: Cuộc sống rất khó khăn và thử thách, thật kỳ lạ khi ta luôn nghĩ rằng hạnh phúc là trạng thái bình thường và luôn hiện diện.
Sớm hay muộn, bạn hay bất cứ ai cũng sẽ phải đối mặt với mọi nỗi khổ đau trong đời dưới hình thức này và hình thức khác. Câu hỏi ở đây là ta phải làm thế nào để chấp nhận đau khổ đến và đi như một điều bình thường trong cuộc sống mà ta không bị nó cuốn theo?
CON NGƯỜI LUÔN BỊ CHI PHỐI BỞI CHẾ ĐỘ TUÂN THỦ VÀ ĐẤU TRANH
Bạn có bao giờ đối mặt với một vấn đề căng thẳng phải viết một bản kế hoạch, đọc một báo cáo phức tạp nhưng liên tục trần chừ, tìm kiếm một lý do để thoát khỏi vấn đề không?
Lúc đó bạn sẽ làm gì để tìm kiếm trạng thái thoải mái? Lướt điện thoại, hút thuốc hay bật Netflix chọn đại một bộ phim xem trong vô thức và hy vọng vấn đề bằng cách nào đó sẽ biến mất. Nhưng thực tế thì vấn đề không biến mất, còn bạn thì đang bị tâm trí dẫn dắt đi một vòng luẩn quẩn.
Khi bạn rơi vào tình trạng này, hãy bình tĩnh bởi Harris đã lý giải trong Bẫy hạnh phúc đó là một điều hết sức bình thường bởi:
- Tâm trí của tất cả mọi người đều như vậy.
- Tâm trí chỉ đang cố bảo về bạn khỏi sự khổ đau bằng cách chỉ ra những lựa chọn khác giúp bạn né tránh trạng thái khó chịu.
Nhưng khi ta cứ bám lấy những suy nghĩ và cảm xúc dễ chịu lại sản sinh ra đủ mọi vấn đề khác. Bởi những tình huống khó khăn hay những vấn đề nan giải khiến con người thường bị mắc vào chế độ TUÂN THỦ và chế độ ĐẤU TRANH. Đây là hai chế độ đã tồn tại và phát triển từ trong chính DNA của chúng ta. Chúng được cài đặt mặc định trong bản năng của con người.
Ở chế độ TUÂN THỦ chi phối cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Chính trong chế độ này, bạn lựa chọn, hành động và hướng sự chú ý đến cảm giác “đau khổ” khi phải đối mặt với bản kế hoạch cần phải hoàn thiện. Thay vì huy động toàn bộ ý chí để hoàn thành kế hoạch, ta lại chìm trong cảm giác vô vọng về việc không thể viết ra những gì ta muốn.
Còn chế độ ĐẤU TRANH bạn lại làm mọi cách để chặn những suy nghĩ và cảm xúc khiến mình đau khổ. Chính xác là bạn ĐẤU TRANH làm bất cứ cái gì khiến đau khổ biến mất. Đó là những lựa chọn trì hoãn làm việc theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” hay thậm chí huỷ hoại bản thân như bia rượu, thuốc lá, ma tuý…
Về cơ bản, những hành động ĐẤU TRANH giúp chúng ta thoát khỏi trạng thái đau khổ, nhưng về lâu dài ta đang đánh đổi và trả giá cho việc lựa chọn những hành động “qua mặt” cảm xúc và đau khổ thật sự.
Giống như tất cả những cảm xúc khác của con người, trạng thái hạnh phúc chỉ là thoán quá, chúng đến và đi mặc cho bạn níu kéo thế nào thì cảm giác vui vẻ, thoả mãn sẽ không thể kéo dài.
Khi chúng ta đáp lại đau khổ bằng chế độ TUÂN THỦ, và tìm kiếm những niềm vui ngắn hạn qua ĐẤU TRANH hoặc cả hai thì đó cũng là thời điểm ta bị tâm trí đánh bại. Chính việc lạm dụng TUÂN THỦ và ĐẤU TRANH khiến mọi thử rời xa khỏi sự kiểm soát của chúng ta.
Tuy nhiên trong Bẫy hạnh phúc chỉ ra rằng khi ta ở trong chế độ TUÂN THỦ hay ĐẤU TRANH thì không phải là một cái gì đó quá tồi tệ. Bởi chúng ta là con người, và nhiệm vụ của con người là tìm kiếm hạnh phúc cũng như hạn chế tối đa khổ đau. Đôi khi bạn cho phép mình đầu hàng những cảm xúc và sử dụng cà phê, đồ ngọt nhằm tránh đấu với trạng thái khó chịu.
Nhưng không đồng nghĩa là ta sẽ làm dụng một trong hai chế độ đó như một thói quen trong cuộc đời.Ý nghĩa của hạnh phúc nằm ở việc trải nghiệm một cuộc sống phong phú và ý nghĩa. Và một cuộc sống đem tới niềm vui ắt cũng tồn tại đau khổ. Chỉ là chúng ta sẽ làm thế để biến đau khổ ấy thành một trải nghiệm nhẹ nhõm và bình thản hơn thôi.
Bí mật của điều này nằm ở hai bước LÙI và TIẾN.
HẠNH PHÚC VÀ ĐAU KHỔ CHỈ LÀ NHỮNG LỰA CHỌN
Russ Harriss đã sử dụng một mô tả hết sức đơn giản nhưng chính xác trong Bẫy hạnh phúc về những lựa chọn trong cuộc sống chỉ đơn giản là LÙI và TIẾN.
Bước TIẾN là những gì ta nói và làm, dù nhỏ đến đâu nhưng giúp bạn cải thiện cuộc sống của mình, khiến cuộc đời phong phú, trọn vẹn hơn như chơi thể thao, chăm sóc người thân, đối xử tốt với bạn bè…
Khi liên tục thêm vào cuộc sống nhiều bước TIẾN, bạn càng có nhiều khoảnh khắc vui vẻ và trở thành con người mình muốn, sống cuộc đời mình muốn.
Ngược lại, Bước LÙI chính là kết quả của những gì ta ta hành xử không giống những gì ta muốn trở thành. Bao gồm những lựa chọn khiến ta bế tắc, thất vọng và đau khổ.
Những biểu hiện rõ ràng của bước LÙI là hành xử không đúng mực, thiều kiềm chế, trì hoãn hay từ bỏ những công việc quan trọng với lý do cảm xúc, tâm trạng không dược tốt.
Harris cũng cảnh báo trong Bẫy hạnh phúc “Bất kỳ việc gì cũng có thể là bước TIẾN hay bước LÙI tuỳ thuộc vào hoàn cảnh”. Điều này vừa là tiêu cực và cũng là tích cực.
Ví dụ nếu trong hôm nay bạn không hoàn thành được bản kế hoạch thì đó là bước LÙI. Nhưng giả dụ trong sáng mai, bạn tìm ra được giải pháp hiệu quả hơn và đưa vào bản kế hoạch thì lại là bước TIẾN. Như thế bạn từ đau khổ chuyển sang hạnh phúc.
Nhưng nếu như hôm nay bạn tập luyện vượt quá khung thời gian cố định là bước TIẾN, thì 2 hôm sau bạn quyết định không đi tập nữa vì cho rằng mình đã tập đủ từ hôm trước thì đó lại là bước LÙI. Trong trường hợp này thì bạn lại từ hạnh phúc chuyển sang đau khổ.
Vì thế đau khổ hay hạnh phúc tuỳ thuộc vào lựa chọn của bạn.
Khi những gì bạn lựa chọn và hành động giúp bạn đạt được trạng thái hạnh phúc và đi tới cuộc sống bạn muốn là BƯỚC TIẾN. Nhưng nếu hành động đó có tác dụng người lại thì lại là BƯỚC LÙI.
PHẢI LỰA CHỌN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ NÉ TRÁNH ĐƯỢC ĐAU KHỔ
Về cơ bản nếu bạn tìm mọi cách né tránh đau khổ thì bạn đã mắc vào bẫy hạnh phúc.
Thay vì thế, hãy để bản thân bạn đi theo quy luật Tự nhiên và bản chất của chính mình: Trải nghiệm cảm giác dễ chịu lẫn đau đớn, đau khổ và tuyệt vọng.
Những trạng thái này thay đổi liên tục như thời tiết, chuyển đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Điều quan trọng để lựa chọn sao cho hạn chế được đau khổ nằm ở cách cảm nhận bản chất của sự việc đúng như nó đang diến ra. Bất cứ điều gì tâm trí của bạn cất tiếng, hãy ghi nhận nhưng không phản ứng lại.
Nếu tâm trí gợi ra những sự tích cực thì đó là khoảnh khắc tuyệt vời, đây là lúc bạn trải nghiệm hạnh phúc rõ ràng đến như thế nào và nhận thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống ra sao. Trong trạng thái này. bạn liên tục bước TIẾN và không bị chi phối bởi hai chế độ TUÂN THỦ và ĐẤU TRANH.
Ngược lại, nếu tâm trí liên tục tiêm nhiễm vào bạn những suy nghĩ tiêu cực, khiến cho bản năng bạn tìm tới chế độ TUÂN THỦ và ĐẤU TRANH thì cần phải hiểu ngay ra bạn đang chuẩn bị bước LÙI. Hậu quả của bước LÙI là đau khổ, căng thẳng và tuyệt vọng.
Khi ở trong hoàn cảnh này, bạn chỉ cần ghi nhận sự hiện diện của tâm trí chứ không cần phải xếp loại suy nghĩ này là tiêu cực. Thay vì thế, bạn hãy thừa nhận rằng tâm trí đang cố bảo vệ bạn khỏi sự khó chịu và đau đớn gây ra.
Bạn không phủ nhận điều đó. Nhưng bạn không né tránh đau khổ.
Khi bạn không né tránh đau khổ. Bạn không mắc chân vào chiếc bẫy hạnh phúc.
Tác giả: Đức Nhân