Cuốn sử liệu đầu tiên trích dịch đầy đủ phần tư liệu về Việt Nam từ một bộ sử Trung Quốc, có in kèm đầy đủ bản gốc (phần dịch)

MINH THỰC LỤC

QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM
THẾ KỶ XIV-XVII

BỘ SỬ LIỆU QUÝ CỦA VIỆT NAM CÓ 1 KHÔNG 2 SẮP ĐƯỢC RA MẮT

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT 

Click đăng ký ngay, ưu đãi đặc biệt này sẽ kết thúc bất cứ lúc nào!

TÔI ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Ngày

Giờ

Phút

Giây

24
0
7
0

Thời gian Ưu đãi còn lại

Bạn thân mến, 

Bộ Minh Thực Lục: Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam thế kỷ XIV-XVII, gồm 3 tập, dày khoảng 3000 trang, bao gồm 1.329 văn bản/đoạn văn bản chứa toàn bộ các thông tin có liên quan trực tiếp tới Đại Việt và Champa mà hiện nằm trọn trong lãnh thổ Việt Nam ngày nay; được trích dịch trong Minh Thực Lục, bộ sử biên niên của 13 triều vua nhà Minh gồm 3.070 quyển ước 11.520.000 chữ. “Minh Thực lục” nói về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam thế kỷ XIV-XVII, cuốn sử liệu đầu tiên trích dịch đầy đủ phần tư liệu về nước ta từ một bộ sử Trung Quốc, có in kèm đầy đủ bản gốc (phần dịch).

Minh Thực Lục là bộ sử chép việc xảy ra trong gần 300 năm lịch sử triều Minh (1368-1644). Tuy nhà Minh có 15 đời vua, nhưng thực ra chỉ có 13 Thực Lục cho 13 đời, lý do bởi :

- Ðời vua thứ 2 Huệ Ðế [1399-1402] bị chú là vua Thái Tông giành ngôi, không có Thực Lục riêng. Sự kiện lịch sử trong đời này được chép lấn vào đời vua thứ nhất Thái Tổ [1368-1398] hoặc vua thứ 3 Thái Tông [1402-1424]

- Theo nguyên tắc Minh Thực Lục được soạn ngay sau khi vua tiền nhiệm mất ; như vậy vua Sùng Trinh, vị vua cuối cùng của triều Minh [1628-1644] không có người kế thừa, nên bộ Sùng Trinh Trường Biên được hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ 17 dưới thời nhà Thanh, không được chính thức xếp vào Thực Lục.

Ðiều đáng lưu ý thêm ở chỗ vua Minh Anh Tông làm vua 2 lần, trước khi bị Ngỏa Lạt bắt làm tù binh niên hiệu là Chính Thống, sau khi được tha rồi lên ngôi trở lại có niên hiệu là Thiên Thuận. Thời gian giữa [1450-1456] do em là vua Cảnh Tông thay thế, niên hiệu Cảnh Thái. Cả 3 triều vua này được gộp lại làm một bộ Anh Tông Thực Lục.

Minh Thực Lục được biên soạn bởi những nguồn tài liệu sau đây :

1. Khởi Cư Chú tức nhật ký ghi lại việc làm cùng lúc nghỉ ngơi của nhà vua. Truyền thống này bắt nguồn từ thời nhà Chu [-1100-221], do quan Tả sử chép lời, Hữu sử chép việc ; nhiệm vụ ghi lại lời nói và việc làm của nhà vua trong triều.

2. Nhật lịch ghi chép sự việc hàng ngày, công việc này cung cấp tài liệu chính xác cho Minh Thực Lục.

3. Các văn kiện chính thức được thu thập từ chiếu dụ của vua ; cùng tấu, biểu của các quan và các nước chư hầu.

Sau khi vị vua đương nhiệm mất, Sử quan có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu để hoàn thành Thực Lục cho đời vua này ; việc làm được giám sát bởi quan Trung Thư tỉnh [Bí thư] của triều đình.

Bộ sử lúc làm xong chỉ chép thành hai bản ; một bản dành cho vua, để trong nội cung ; bản thứ hai dành cho các quan Đại thần, cất tại nội các, dùng để tham khảo. Vì không muốn tiết lộ những chứng liệu bất lợi cho triều đình, nên sau khi làm xong cho một đời vua, bản thảo phải đốt ngay tại Ba Tiêu viên (vườn chuối) phía đông ao Thái Dịch, trước mắt quan Tổng tài sử. Đến đời Gia Tĩnh vì có hỏa hoạn trong cung, nên nhà vua ra lệnh chép thêm hai bản, một bản khổ giấy cỡ nhỏ, để vua tiện cầm xem hàng ngày.

Như vậy Minh Thực Lục là bộ sử lưu hành hạn chế trong triều đình, nên đương thời người dân chưa từng được xem.

Đăng ký đặt sách ngay bây giờ để được ưu đãi đặc biệt này!

ĐĂNG KÝ NGAY

Nhanh lên! Ưu đãi đặc biệt này sẽ không kéo dài và số lượng đăng ký đặt sách sẽ hết rất nhanh!

Ngày

Giờ

Phút

Giây

24
0
7
0
Nhanh lên! Còn chờ gì nữa!

Bộ "Minh Thực Lục" sẽ giúp cho sử Việt những điều thiết thực sau:

Ðối với những sử liệu được ghi trong sử nước ta như Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư lại được nêu lên trong Minh Thực Lục, như vậy sử liệu được phối kiểm từ hai nguồn, bởi thư tịch 2 nước, nên độ chính xác càng cao. Ngoài ra sử Việt thường chép sơ lược, như việc Sứ thần hai bên qua lại, chỉ ghi vắn tắt ngày tháng xảy ra, riêng Minh Thực Lục cho biết thêm nội dung hai bên trao đổi, nên tư liệu dồi dào hơn.

Ðối với những sử liệu chỉ riêng Minh Thực Lục chép, giúp chúng ta có thêm tư liệu mới.

Qua Minh Thực Lục, người yêu sử được thưởng thức nguyên văn những văn kiện của vua quan nước ta gửi sang Trung Quốc, cảm động bởi tâm tình và lòng yêu nước của tiền nhân bàng bạc qua ngòi bút.

Minh Thực Lục chép việc theo trình tự ngày thàng, lần lượt ghi lại mấy chục cuộc nổi dậy tại nước ta trong suốt thời gian nhà Minh đặt ách đô hộ. Chỗ này chưa dẹp xong, thì nơi khác lại nổi lên, giống như bếp lửa bén khói, để rồi bừng lên không thể nào ngăn cản nổi. Những sự kiện được thực lục, giúp người yêu sử Việt cảm thấy hãnh diện tự tin, mặt khác kẻ thù phương Bắc cũng coi đó làm điều răn, phải chùn chân trước tham vọng bành trướng.

Về phương điện địa lý, Minh Thực Lục ghi rõ ngày thành lập, hoặc cải đổi các đơn vị hành chánh như phủ, châu, huyện và vị trí hàng trăm ty tuần kiểm đặt khắp nước ta ; tư liệu này rất bổ ích trong việc xác định địa danh duyên cách.

Tất cả những tư liệu nêu trên được dịch ra, xếp theo thứ tự ngày tháng, để in kèm với nguyên văn. Ngoài ra để được thêm phần chính xác, chúng tôi tham khảo thêm Minh Thực Lục Hiệu Khám Ký, cùng bản dịch Anh văn của Asia Research Institute & The Singapore E-press. Cuối sách làm bản Tổng Tra (Index) tên người, tên đất, công trình xây dựng gồm 3411 mục ; giúp người đọc tra cứu một cách dễ dàng.

Nhà Nghiên Cứu Phạm Hoàng Quân

Khoa học nào cũng coi trọng tư liệu, với khoa học lịch sử thì tư liệu lại là vấn đề tiên quyết, mọi tác phẩm lịch sử đều hình thành trên nền tảng sử liệu và nhà làm sử nào cũng muốn tiếp cận những nguồn tư liệu gốc. Trong các sách sử Việt Nam cổ đại, sử liệu thành văn là thành phần chính, thành phần này từ khởi thủy đã không ngại tiếp thu những di sản trong kho tàng văn hiến Trung Hoa. Sự lưu thông tự nhiên bởi hoàn cảnh địa lý và yếu tố đồng văn khiến các nguồn sử liệu trở thành những giá trị chung. Ngày nay việc khai thác sử liệu từ nguồn sử Trung Quốc vẫn là việc đáng phải làm, vừa để tạo sự phong phú trong nhu cầu tư liệu cho sử Việt, vừa góp phần làm cơ sở khảo cứu một nền văn hóa lớn của nhân loại. Sử ghi chép của Trung Quốc vừa lâu đời vừa liên tục, đó là một đặc điểm ít có trong tổng thể lịch sử thế giới. Sự phát triển về sau để hình thành các thể tài hoặc khuynh hướng sử học đều từ cơ sở hoàn bị của sử liệu; Minh Thực lục mà chúng ta tiếp cận là một đại diện tiêu biểu cho nhiều loại sử liệu thành văn xuất hiện vào giai đoạn thịnh đạt của nền sử học Trung Hoa.

Ưu điểm nổi bật của Thực lục nằm ở những văn bản đã sao lục gần như toàn vẹn các chỉ dụ của nhà vua và các báo cáo, kiến nghị của các quan với ngày tháng cụ thể cho từng sự việc cụ thể, một số trong các văn bản này gần với hình thức công báo ngày nay. Các nhà làm sử thuộc mọi thể tài như thông sử, biên niên, kỷ sự v.v… đều có thể dựa vào nguồn tư liệu Thực lục để sắp xếp thành sách sử. Do nguồn tư liệu tối cơ bản về triều Minh là nguồn Đáng án (Hồ sơ lưu trữ) hiện đã thất tán hư hủy phần lớn trong những biến cố lịch sử, vì vậy Minh Thực lục hiện tồn là một tập hợp sử liệu cơ bản, hệ thống nhất về thời Minh, nơi bảo lưu chủ yếu các tư liệu đầu tiên.

Đánh giá/Nhận xét về Bộ sách "Minh Thực Lục"

Ngay khi bạn đăng ký đặt sách, CSKH của chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn để xác nhận đơn hàng và vận chuyển sách đến tận nhà bạn..
MIỄN PHÍ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

ĐĂNG KÝ ĐẶT SÁCH NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

Thời gian ưu đãi còn
Tiết kiệm 334.000đ, Miễn phí giao hàng toàn quốc. NHANH TAY LÊN!

1.666.000đ

Chỉ còn
2.000.000đ
GỬI ĐĂNG KÝ ĐẶT SÁCH

Ngày

Giờ

Phút

Giây

24
0
7
0
Nội dung cột {{Title}}
Nội dung cột {{Content}}
Nội dung cột {{Time}}
LIÊN HỆ ĐẶT MUA SÁCH
Kết nối với chúng tôi
© 2019 Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 5, Số 14, Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội   Hotline: 0916 442 298 | Email: truyenthong@omegaplus.vn | Website: https://omegaplus.vn
©2019 Allrights reserved Omega Vietnam