Chúng Tôi Ăn Rừng – Đá Thần Gôo (Hii Saa Brii Mau-Yaang Gôo)

3 Đặt hàng

Ngược với điều ta có thể tưởng sau mấy thập kỷ đã qua, cuốn sách này đã được viết ra không phải để bảo vệ một luận án ở đại học, cũng chẳng  phải để thực hiện một tác phẩm văn học. Công  trình này chỉ đơn giản  là để đáp ứng mong ước trao gửi một thông điệp hữu nghị tối hậu.

#
Còn hàng
249,000 

Mô tả

| THÔNG TIN MÔ TẢ |

Công ty phát hành Omega Plus
Tác giả Georges Condominas
Dịch giả Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà, Trịnh Thu Hồng, Nguyễn Thu Phương 
Số trang 514
Loại bìa Bìa cứng, áo ôm
Khổ sách 16 x 24 cm

 

CHÚNG TÔI ĂN RỪNG

Đá Thần Gôo (Hii saa Brii Mau-Yaang Gôo)

Nửa  thế  kỷ trước, khi  Marcel  Griaule, sốt ruột  vì chẳng  nhận được thông tin gì về luận án của tôi mà ông là người hướng dẫn,  hỏi tôi đã làm được đến đâu rồi, tôi buộc phải trả lời ông rằng, ngoài bản đề cương tôi đã trình với ông, còn thì tôi chưa bắt đầu viết được gì cả. Vì sao vậy? Tôi thưa với ông rằng tôi có một nhiệm  vụ trước mắt, phải hoàn thành cấp bách, và tôi viết cho ông một cách đại thể những điều mấy năm sau đó tôi sẽ trình bày trong một văn bản làm thành lời dẫn nhập của công trình này.

| NỘI DUNG TÁC PHẨM |

Ở Sar Luk,  “Chúng tôi  đã  ăn  rừng Đá‑Thần Gôo”  là cách  nói để chỉ năm  1949, hay chính  xác hơn,  năm  trồng trọt kéo dài từ cuối tháng 11 năm 1948 đến đầu tháng 12 năm 1949. Trong cuốn sách này, chúng  tôi dự định mô tả những sự việc diễn ra tại Sar Luk trong chu kỳ nông nghiệp ấy. Mặc dù chương đầu tiên đề cập đến những sự kiện diễn  ra vào một  tháng  cuối  năm  Dương  lịch  trước, nhưng  điều  đó không trái với cảm quan  của người Mnông về thời gian, vì cảm quan ấy được quy định bởi diễn biến liên tục của công  việc và ngày tháng của họ. Khác với chúng  ta, những “Người của rừng” không bị sự hiện diện mạnh  mẽ của các con số ám ảnh.

Cuốn sách  về một  cộng  đồng  Mnông Gar  này chủ  yếu là một sưu tập những  tư liệu thô thu nhặt  được và rút ra từ các  sổ tay ghi chép  của chúng  tôi trong thời gian sống tại Sar Luk. Trước khi dựng lên một mô hình về cấu trúc xã hội Mnông, chúng  tôi thấy cần trình bày những khía cạnh  khác nhau  trong đời sống của nhóm  người này bằng  những  thí dụ cụ thể rút ra từ thực tế hằng  ngày.  Chẳng hạn,  ở đây chúng  tôi không đưa ra một lễ Tâm Bôh Mnông Gar lý thuyết, mà trình bày một Lễ Trao đổi hiến sinh trâu cụ thể có ngày tháng và được đặt lại trong  bối  cảnh  cuộc  sống  thường  ngày  – cuộc  trao đổi  giữa Baap Can và Ndêh: tức có phong phú thêm những chi tiết nằm ngoài chủ đề chính. Tương tự, chúng  tôi không phác thảo một lược đồ hôn nhân điển hình của người Mnông Gar, mà kể lại đám cưới của Srae và Jaang đã diễn ra như thế nào, với mọi tình tiết cụ thể.

Chỉ  một  lần quan  sát thì không  thể đủ để đảm  bảo  giá trị tiêu biểu cho việc miêu tả một thiết chế. Nhưng  nền văn hóa Mnông Gar khép kín về địa lý và khá thuần nhất, đã cho phép giới hạn khối lượng những  cứ liệu cần thu lượm về mỗi thiết chế của nó. Tuy vậy, trong thời gian lưu trú dài ngày tại Sar Luk, chúng  tôi đã thu thập được số lượng những quan sát về từng thiết chế đó đủ để đảm bảo giá trị thống kê cho những công trình nghiên cứu dân tộc học mô tả tổng hợp đang được soạn thảo.  Chúng tôi có thể chỉ ra ngay rằng những biến dị mà chúng  tôi trình bày ở đây không  hề xa rời các chuẩn  mực toát ra từ những quan sát chung  tập hợp được về các hạng loại mà mỗi biến dị đó là thành phần.

| TRÍCH DẪN HAY |

“Sau đó, người ta đặt cái xác vào trong huyệt, hai đầu đòn khiêng đặt  trên hai  bờ huyệt;  vì thế  cái  xác  đầu  hướng  về phía  nam  chưa chạm tới đáy huyệt. Nyaang  dùng cuốc giẫy cỏ chặt các sợi song buộc đồng thời cẩn thận tránh không cúi người lên trên huyệt. Người ta bẻ gãy cái đòn, Chaar nói không được ném gậy vào trong huyệt, mà bảo phải để nó ở “trên trần thế này”.” 

Trích Chương III – Lễ kết nghĩa của Baap Can, một lễ Trao đổi Hiến sinh trâu 

Sau đó, Ddöi cầm một lá rkôong mà người ta đã đun nóng trong nồi nước xát mạnh  lên người ốm;  cứ mỗi  lần xát nắm  lá, ông  ta lại thổi lên chỗ đau nhất. Gần bên ông, Drüm đang bình phẩm chuyện Kroong‑Aang: “Tụi nó ngủ cùng nhau… ăn cùng nhau… cớ sao li dị?”. Ông  thầy pháp  njau kết thúc bằng cách  nhai nhổ củ của một cây có phép  thuật (một cây thuộc  họ gừng) lên tim,  lên trán và lại lên tim, ông vừa nhổ vừa đọc một đoạn thơ rất khó dịch:

Hãy khỏi đi!

Hãy khỏi đi từ đầu bàn tay xòe.

Hãy vâng lời cái lưỡi, hãy nghe theo cái tay;

Hãy vâng lời cái miệng, hãy nghe theo nước miếng…

Trích Chương IV – Đi tìm hồn ở thế giới bên kia 

| ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ |

Georges Condominas (1921 – 2011), sau khi học trung học tại Pháp, cử nhân Luật và Mỹ thuật tại Hà Nội, Văn học và Dân tộc học tại Paris, ông quay trở lại Việt Nam thực hiện chuyến tiền dã đầu tiên tại vùng người Mnông Gar. Ông là Tiến sĩ Văn học và Khoa học nhân văn, Giám đốc Trung tâm tư liệu và nghiên cứu về Đông Nam Á và khu vực Nam đảo. Giáo sư thỉnh giảng ở một số trường Đại học ở Mỹ , Nhật Bản,… Đề tài nghiên cứu chính: dân tộc học và từ vựng học những nhóm Nam Á và Tây Đông Dương, đặc biệt là người Mnông Gar ở Trung bộ, Xã hội học về Tôn giáo dân gian Lào, Dân tộc học về Madagascar.

| LỜI TÁC GIẢ |

Một  thời kỳ phục  hồi kéo dài và những  bất trắc khác  của cuộc sống đã làm chậm  trễ việc biên soạn cuốn  sách.  Tôi chỉ có thể hoàn thành  bản thảo vào mùa xuân năm 1955 và xin ý kiến của Paul Lévy, người bảo trợ của tôi trong thời gian tôi sống ở Sar Luk (lúc đó ông lãnh đạo Viện Viễn Đông  Bác cổ) và, vào thời đó đã trở thành  hiệu trưởng Trường Cao học Thực hành (EPHE) nơi tôi theo học các xê‑mi‑ne của ông.  Ông  không  chỉ đọc văn bản  của tôi, mà còn  đem  giới thiệu nó với các đồng nghiệp của ông ở trường Cao học. Nhờ thuyết trình và sự giới thiệu của Claude  Lévi‑Strauss, hội đồng các giáo sư đã đồng ý cấp cho tôi bằng tốt nghiệp  của EPHE  (hồi đó tương đương với một luận án). Quả là EPHE bấy giờ có cởi mở hơn Trường Sorbonne kinh điển. Một vận may khác: Pierre Verger, mà tôi đã gọi là “Gauguin của nhiếp ảnh”, đã giới thiệu tôi với người bạn cũ của ông là Paul Harmant đang lãnh đạo Nhà  xuất bản Mercure  de France,  nơi in các tác phẩm  của Rimbaud, mà với uy tín đó của nó tôi chẳng  bao giờ dám bước chân vào cửa. Sau khi đọc phần  đã viết, Paul Harmant đề nghị tôi tiếp tục hết chương này đến chương khác.  Chúng tôi ăn rừng Đá-Thần Gôo đã ra đời như vậy đấy, không phải trong một tủ sách khoa học xã hội, mà ở một nhà xuất bản văn học lừng danh.

Omega trân trọng giới thiệu cuốn sách tới độc giả!

Top