Hoan Châu Ký

9 Đặt hàng

Hoan Châu ký là cuốn gia phổ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở vùng Nghệ An, được viết dưới hình thức tiểu thuyết chương hồi. Quyển sách là một bộ dã sử, mang đến nhiều thông tin cụ thể, phong phú; bổ sung nội dung cho các bộ chính sử viết về thời kỳ Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hoan Châu ký có giá trị vể cả mặt sử học và vǎn học, xứng đáng được xem như là một cột mốc lớn trên con đường phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

#
Còn hàng
159,000 

Mô tả

| THÔNG TIN MÔ TẢ |

Công ty phát hành Omega Plus
Tác giả Nguyễn Cảnh Thị
Dịch giả Nguyễn Thị Thảo
Số trang 220
Loại bìa Bìa mềm, tay gập
Khổ sách 16 x 24 cm

 

HOAN CHÂU KÝ

| NỘI DUNG CHÍNH |

Hoan Châu ký là cuốn gia phổ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở vùng Nghệ An, được viết dưới hình thức tiểu thuyết chương hồi. Cuốn sách được dòng họ gìn giữ suốt mấy trăm năm, năm 1988 được xuất bản rộng rãi đến mọi người, để mở đường cho việc đi sâu vào tìm hiểu giá trị của tác phẩm.

Quyển sách là một bộ dã sử, mang đến nhiều thông tin cụ thể, phong phú; bổ sung nội dung cho các bộ chính sử viết về thời kỳ Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Nhưng Hoan Châu Ký đồng thời cũng chứa đựng những phức tạp về mặt văn bản và vǎn học, xứng đáng được xem như là một cột mốc lớn trên con đường phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Ý nghĩa bìa sách: Phục dựng, lấy chi tiết từ bức : Võ quan vinh quy đồ.

Đây là bức tranh được vẽ vào cuối thế kỷ XVIII trên giấy dó, ở đền Độc Lôi tỉnh Nghệ An, miêu tả cảnh Võ quan vinh quy.

“Một bộ tiểu thuyết chương hồi thuộc loại cổ nhất, một tập sử tư nhân viết về thời kỳ Lê Trung hưng, một cuốn phổ ký mang nhiều nét khác lạ…”

Trần Nghĩa

| TRÍCH ĐOẠN HAY |

“Đã nói là sách của dòng họ Nguyễn Cảnh, lẽ ra chỉ chép về một gia tộc thôi. Đằng này lại có nhiều đoạn dính líu tới quốc sự, nhiều chứng cứ viện dẫn từ sách cổ, không thể không cài thêm vào nhan đề mấy chữ “Nam đường phiếm thoại”. Chữ “thoại” ở đây không đề riêng cho dòng họ Tấn quốc công, mà đề chung cho chuyện phiếm Nam Đường. Vì sao vậy? Bởi lẽ nhờ tập truyện ký của họ Nguyễn ở Nam Đường mà các sự việc của thiên hạ trong vòng 273 năm tình cờ cũng được ghi chép lại, giống như đò là đò của kẻ khác, nhưng họ không chở bản thân họ, mà còn mời khách quý của họ cùng qua sông để con đò có thêm sức nặng. Sách là sách của người khác, nhưng họ không chỉ chép về bản thân họ, mà còn chép cả sự việc của đất nước để tập sách trở thành phong phú hơn.”

Lời bạt

Omega+ trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!

Top