Ngũ Luân Thư (Tái Bản 2018)

12 Đặt hàng

Ngũ Luân Thư là tên một tập binh pháp thư do kiếm khách Nhật Bản là Miyamoto Musashi biên soạn. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu của ông. Người ta cho rằng tác phẩm này được Musashi chấp bút trong hang động Reigan-dō trên đỉnh núi Kimpōzan thuộc xứ Kumamoto trước khi ông mất, trong khoảng thời gian từ năm Kan-ei thứ 20 (1643) cho đến năm Shōhō thứ 2 (1645). Nội dung của cuốn Ngũ Luân Thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp nhưng ngày nay, nó được đánh giá cao ở nhiều phương diện như chiến lược, kinh doanh, giáo dục,... Ngũ Luân Thư thể hiện quan điểm của Musashi về cách để đi đến chiến thắng trong các trận đấu. Yếu tố này được các doanh nhân hiện đại coi trọng, họ xem đó là một phần kim chỉ nam giúp họ đạt được thành công trong sự nghiệp.

#8935270700645
Hết hàng
Liên hệ

Hết hàng

Mô tả

THÔNG TIN MÔ TẢ

  • Tác giả: Miyamoto Musashi
  • Số trang: 208
  • Loại bìa: Bìa mềm, áo ôm
  • Khổ sách: 14 x 20,5 cm

NGŨ LUÂN THƯ

| NỘI DUNG CHÍNH |

Ngũ Luân Thư là tên một tập binh pháp thư do kiếm khách Nhật Bản là Miyamoto Musashi biên soạn. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu của ông. Người ta cho rằng tác phẩm này được Musashi chấp bút trong hang động Reigan-dō trên đỉnh núi Kimpōzan thuộc xứ Kumamoto trước khi ông mất, trong khoảng thời gian từ năm Kan-ei thứ 20 (1643) cho đến năm Shōhō thứ 2 (1645). Nội dung của cuốn Ngũ Luân Thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp nhưng ngày nay, nó được đánh giá cao ở nhiều phương diện như chiến lược, kinh doanh, giáo dục,… Ngũ Luân Thư thể hiện quan điểm của Musashi về cách để đi đến chiến thắng trong các trận đấu. Yếu tố này được các doanh nhân hiện đại coi trọng, họ xem đó là một phần kim chỉ nam giúp họ đạt được thành công trong sự nghiệp.

“Ngũ Luân Thư”, bắt nguồn từ quan niệm ngũ đại trong Phật giáo Mật tông. Sách gồm 5 quyển lần lượt là “địa”, “thủy”, “hỏa”, “phong” và “không”.

Địa thư (Chi-no-maki)
Musashi tự xưng phái kiếm của mình là Niten Ichi-ryū, giới thiệu về cuộc đời và công phu binh pháp của mình. Đương thời, từ “binh pháp” (heihō, hyōhō) được dùng theo cả hai nghĩa là thuật dụng binh và nghĩa võ nghệ, kiếm pháp. Quyển này được đặt tên là “địa thư” dựa trên quan điểm “con đường thẳng thì viết trên mặt đất”.

Thủy thư (Sui-no-maki)
Phần này bàn về tâm lý chuẩn bị đối với phái kiếm Niten Ichi-ryū, cách cầm kiếm và nhiều khía cạnh liên quan đến kiếm thuật khác. Quyển này được đặt tên là “thủy thư” dựa trên quan điểm “Niten Ichi-ryū như dòng nước dẫn đường”, trong đó thân pháp (Taisabaki), kiếm chiêu (Kensabaki) linh hoạt uyển chuyển như nước chảy.

Hỏa thư (Hi-no-maki)
Phần này viết về thực chiến, cá nhân đấu cá nhân, số đông chọi số đông cũng như tâm lý khi lâm chiến. Phần này được đặt tên là “hỏa thư” dựa trên quan điểm “trận đấu như thế lửa cháy dữ”.

Phong thư (Fū-no-maki)
Viết về các môn phái khác. Vì phần này bàn đến chỗ hay dở của từng phái kiếm, từng nhà từng họ nên tác giả chơi chữ đặt tên là “phong thư” vì “phong” còn có nghĩa là phong cách, dạng thứ như “gia phong”, “cổ phong”…

Không thư (Kū-no-maki)
Phần này viết bản chất của binh pháp là “không”, to lớn quảng đại khôn lường.

| TÁC GIẢ |

Miyamoto Musashi (1584-1645): Kiếm sĩ sáng lập trường phái binh pháp Niten Ichiryu (Nhị Thiên Nhất Lưu). Ông được xưng tụng là Thánh kiếm thời tiền Tokugawa của Nhật và chưa bao giờ thất bại trước bất cứ đối thủ nào. Bên cạnh tác phẩm – binh pháp Ngũ Luân Thư, ông còn để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm điêu khắc, thư pháp và tranh thủy mặc. Tất cả đều ở đẳng cấp bậc thầy.

Musashi quan niệm rằng: “Không có nghề cao quý chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch.”

| NHẬN XÉT/ ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA |

“Lời đáp trả của Nhật Bản cho MBA Harvard”

– Time

“Nếu bạn tò mò tại sao người Nhật có thể xông pha giữa giới kinh doanh phương Tây dễ như lưỡi kiếm samurai cắt ngang miếng bơ, câu trả lời không nằm trong xí nghiệp hay những máy móc tự động. Nó nằm trong Ngũ Luân Thư”

– Time Out

“Khi Musashi lên tiếng, cả phố Wall im lặng”

– Time

Omega+ trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!

Top