Những Bài Học Lịch Sử

2 Đặt hàng

“Tính đến nay, trong lịch sử không có một ví dụ nổi bật nào về một xã hội duy trì thành công đời sống đạo đức mà không cần đến sự trợ giúp của tôn giáo. Chính quyền các nước như Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã ly khai, tách bạch và không còn giao kết với Giáo hội, nhưng họ vẫn cần đến tôn giáo để duy trì trật tự xã hội.” (Trích "Chương 7")

 
#
Còn hàng
95,000 

Mô tả

| THÔNG TIN MÔ TẢ |

Công ty phát hành Omega Plus
Tác giả Will & Ariel Durant
Dịch giả Minh Tuệ
Số trang 192
Loại bìa Bìa mềm, tay gấp
Khổ sách 16 x 20.5 cm

 

NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ

“Không phải nòi giống tạo nên văn minh, mà chính văn minh tạo nên một dân tộc: chính hoàn cảnh địa lý, kinh tế, chính trị tạo ra một nền văn hóa, và văn hóa lại tạo ra một kiểu người.”

| NỘI DUNG CHÍNH |

Những bài học lịch sử vốn là tác phẩm được viết ra như một phần vĩ thanh, ghi nhận những đúc kết của chính các tác giả trong quá trình đọc rà để tái bản bộ sách The Story of Civilization (Câu chuyện văn minh), với nhiều tính suy tư, chiêm nghiệm. Sách gồm mười ba tiểu luận được chia theo các chủ đề như “Do dự” (những thử thách nào mà bất cứ sử gia nào cũng phải trải qua), “Sinh học và lịch sử”, “Lịch sử và chiến tranh”, “Lịch sử và tôn giáo”…

Với tập tiểu luận này, các tác giả từng đoạt giải Pulitzer Will & Ariel Durant sẽ đưa chúng ta vào hành trình xuyên suốt lịch sử, khám phá những khả năng và hạn chế của loài người theo thời gian, giúp độc giả dễ dàng đi vào nội hàm triết học của các chu kỳ tiến bộ-suy tàn của xã hội loài người. Và thông qua những cuộc đời, ý tưởng và thành tựu vĩ đại xen kẽ với các chu kỳ chiến tranh và chinh phục từng xảy ra trong quá khứ, Will & Ariel Durant vén màn hé lộ cho chúng ta hiểu được ý nghĩa bối cảnh lịch sử ở chính thời đại của mình.

| THÔNG TIN TÁC GIẢ |

Will (1885-1981) & Ariel Durant (1898-1981): Với những công trình biên soạn đồ sộ của mình, vợ chồng nhà Durant được trao các giải thưởng danh giá như Pulitzer Prize for General Non-fiction (Giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu) năm 1968, Presidential Medal of Freedom (Huân chương Tự do của Tổng thống) năm 1977 cùng nhiều giải thưởng khác.

Quan niệm viết sách sử và triết học của Will Durant là xem xét mọi sự vật, sự kiện và hiện tượng xuyên suốt lịch sử loài người theo sub specie totius (từ cái nhìn tổng thể, toàn cảnh), quan niệm này chịu ảnh hưởng từ Spinoza – nhìn nhận theo sub specie aeternitatis (từ khía cạnh vĩnh cửu).

| TÁC PHẨM TIÊU BIỂU |

The Story of Philosophy (Câu chuyện triết học, năm 1926 – Will Durant viết riêng)

Bộ sách The Story of Civilization (Câu chuyện văn minh, năm 1935-1975, 11 tập, Will & Ariel viết chung ở năm tập cuối)

The Lessons of History (Những bài học lịch sử, năm 1968 – viết chung)

The Greatest Minds and Ideas of All Times (Những tư tưởng và lý tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại, Will Durant viết riêng)

| TRÍCH ĐOẠN HAY |

[Chương 1]

“Lẽ tất nhiên, chép sử không thể là một môn khoa học. Nó vừa là một bộ môn kỹ thuật, vừa là một nghệ thuật, đồng thời là một triết lý: là một môn kỹ thuật thông qua việc tìm hiểu các thông tin xác thực, là một nghệ thuật bởi nó cố sắp xếp mớ thông tin hỗn độn thành một trật tự có ý nghĩa, là một triết lý bởi nó đi tìm các quan điểm và sự giác ngộ khai sáng.”

“Lịch sử cười khẩy trước mọi nỗ lực ép buộc dòng chảy của nó thuận theo bất kỳ mô thức lý thuyết hay lối mòn luận lý nào. Nó đập tan mọi sự khái quát hóa và phá vỡ tất cả các quy tắc của chúng ta; lịch sử kỳ dị như vậy đấy.’ Biết đâu trong những giới hạn này, lịch sử lại dạy cho chúng ta đức kiên nhẫn để có thể chịu đựng thực tại và tôn trọng ảo mộng của nhau.”

[Chương 4]

“Lịch sử không màng đến màu da, và một nền văn minh có thể phát triển dưới bất kỳ hoàn cảnh thuận lợi nào với bất kỳ sắc da nào. Miền Nam tạo ra các nền văn minh, miền Bắc lại chinh phạt và hủy diệt chúng, rồi lại vay mượn từ chính những nền văn minh ấy để mà truyền bá: sơ lược lịch sử là như thế.”

“Kiến thức về lịch sử dạy cho ta biết rằng văn minh là một công trình mà nhiều người hợp tác mới thành, hầu như mọi dân tộc đều hợp sức góp phần tạo ra nó, nó là di sản và cũng là món nợ chung của tất cả chúng ta. Một con người văn minh được thể hiện qua cách anh ta đối đãi với từng người – dù là đàn ông hay phụ nữ, dù thấp kém ra sao – như một cá thể mang tính đại diện cho những tập thể đã chung tay gầy dựng nên văn minh nhân loại.”

Omega trân trọng giới thiệu cuốn sách tới độc giả!

Top