Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc (Tái bản năm 2022)

13 Đặt hàng

Công trình nghiên cứu lịch sử mới của David Landes về sự nổi lên của phân chia giàu và nghèo hiện nay giữa các quốc gia trên thế giới là một bức tranh có tầm bao quát cực kỳ rộng lớn và sáng suốt khác thường. Ý thức về tính ngẫu nhiên của lịch sử không làm giảm sự nổi trội của những chủ đề lặp đi lặp lại trong các cuộc đụng độ đưa châu Âu vươn lên vị trí dẫn dầu nền kinh tế. Vốn hiểu biết dồi dào khó tin [của tác giả] được trình bày bằng một văn phong sáng sửa và mạnh mẽ, cuốn hút khó cưỡng với người đọc.

#
Còn hàng
459,000 

Mô tả

| THÔNG TIN MÔ TẢ |

  • Tác giả: David S. Landes
  • Dịch giả: Sơn Phạm, Vũ Hoàng Linh
  • Bìa cứng
  • Khổ: 16 x 24 cm

SỰ GIÀU VÀ NGHÈO CỦA CÁC DÂN TỘC

| NỘI DUNG CHÍNH |

Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, việc đầu tiên là phải hiểu được gốc rễ của vấn đề, đây chính là cái đích mà Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia hướng đến. Là một công trình đồ sộ, quyển sách chứa đựng những thông tin phong phú với lập luận sắc bén. Landes cho rằng chìa khóa của sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.

Nước Anh, cũng như các quốc gia thực hiện thành công Cách mạng công nghiệp và trở nên thịnh vượng, họ có một xã hội gắn kết, có năng lực cạnh tranh, sự tôn trọng, mong muốn truyền đạt kiến thức thực nghiệm và kỹ thuật, những con người trong xã hội vươn lên nhờ công trạng và năng lực. Họ không những biết làm ra của cải mà còn biết cách sử dụng của cải. Sự trung thực được tôn trọng, các thiết chế được viết ra để đảm bảo an toàn cho tài sản và việc hưởng thụ thành quả lao động. Họ được giáo dục để từ bỏ nhu cầu trước mắt để hướng đến những giá trị lâu dài và bền vững. Những điều này khó có thể tìm thấy ở các xã hội còn lại, những xã hội còn đang chật vật trong quá trình công nghiệp hóa.

| LỜI GIỚI THIỆU |

Khoảng cách giàu nghèo lớn đến mức nào và điều gì đang xảy ra với nó? Nói rất ngắn gọn và đại khái: sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa nước công nghiệp hóa giàu có nhất, như Thụy Sĩ, với nước phi công nghiệp nghèo nhất, như Mozambique, vào khoảng

400 so với 1. 250 năm trước, khoảng cách này giữa nước giàu nhất và nghèo nhất có lẽ là 5 so với 1, và sự khác biệt giữa châu Âu với Đông hay Nam Á (Trung Quốc hay Ấn Độ) vào khoảng 1,5 hoặc 2 so với 1.3

Liệu khoảng cách này hiện nay có đang tăng lên? Ở các thái cực thì rõ ràng là có. Một số nước không chỉ không có thành tựu, mà họ còn đang nghèo đi một cách tương đối và đôi khi tuyệt đối. Một số gần như giậm chân tại chỗ. Một số đang bắt kịp. Nhiệm vụ của chúng ta (các nước giàu), vì lợi ích của chúng ta cũng như của họ, là giúp các nước nghèo trở nên mạnh hơn và giàu hơn. Nếu chúng ta không làm, thì họ sẽ tìm cách lấy những gì mà họ không thể làm ra; và nếu họ không thể kiếm tiền được bằng cách xuất khẩu hàng hóa, thì họ sẽ xuất khẩu con người. Nói tóm lại, giàu có là một thỏi nam châm không thể cưỡng lại; và đói nghèo là một thứ gây ô nhiễm dữ dội tiềm ẩn: không thể tách rời nó ra được, hòa bình và thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc vào hạnh phúc của các nước khác.

Các nước khác sẽ làm điều này như thế nào? Chúng ta giúp đỡ như thế nào? Cuốn sách này sẽ cố gắng đóng góp câu trả lời. Tôi nhấn mạnh từ “đóng góp”. Không ai có một câu trả lời đơn giản, và tất cả các đề xuất về một phương thuốc chữa bách bệnh đều chẳng khác nào giấc mộng ngàn năm.

Tôi đề xuất tiếp cận những vấn đề này theo phương diện lịch sử. Tôi làm như vậy vì tôi có tố chất cũng như được đào tạo để là một sử gia, và trong những vấn đề khó khăn như thế này, tốt nhất là nên làm theo những gì ta biết và làm được tốt nhất. Mà tôi cũng làm như vậy, vì cách tốt nhất để hiểu một vấn đề là đặt ra câu hỏi: Làm thế nào và tại sao chúng ta đạt được vị trí hiện nay của mình? Các nước giàu làm thế nào để trở nên giàu có như vậy? Tại sao các nước nghèo lại nghèo như vậy? Tại sao châu Âu (“phương Tây”) lại đi đầu trong việc thay đổi thế giới?

Omega+ trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!

Thông tin bổ sung

Số trang

888

Tác Giả:

David S. Landes

Top