Tọa Độ

1 Đặt hàng

Đọc Tọa độ (mà ấn bản tiếng Việt lần đầu tiên hiện diện ở Việt Nam) như là một cách để ta chìm đắm trong không gian Tây Nguyên nói chung và không gia văn hóa Jörai nói riêng ở một chiều kích không-thời gian khác, để hiểu hơn về phong tục tập quán, và xã hội của nhóm dân tộc tiêu biểu trong đại gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

#
Còn hàng
229,000 

Mô tả

THÔNG TIN MÔ TẢ

Công ty phát hành Omega Plus
Tác giả Jacques Dournes
Dịch giả Nguyễn Phương Chi 
Số trang 444
Loại bìa Bìa mềm, tay gấp
Khổ sách 16 x 24 cm

 

TỌA ĐỘ

Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jörai

| NỘI DUNG CHÍNH |

Ra đời năm 1972, ngay khi tác giả Jacques Dournes còn đang thực địa trong chính những bản làng của người Jörai Tây Nguyên, sống cùng người bản xứ, lắng nghe những câu chuyện của họ, trò chuyện và ghi chép, nghiền ngẫm và sắp xếp mọi dấu hiệu để tìm kiếm ý nghĩa trong các trật tự hiện hữu, rồi kết nối với tự nhiên… tất cả trong bầu không khí đậm chất Jörai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jörai chính là một trong những tác phẩm vô cùng quan trọng về con người và vùng đất Tây Nguyên.

Với lối nghiên cứu đi sâu sát vào thực tế vùng đất và đời sống con người, từ những hoạt động hằng ngày đến các nghi lễ quan trọng, và sự chú trọng dành cho các phương pháp lịch đại và ghi chép… Để tạo ra Tọa độ, Jacques Dournes dùng cách dẫn thuật chi tiết đi từ các truyền thuyết, lưu ý chúng ta những chi tiết trong các câu chuyện truyền miệng đó, để rồi đối sánh chúng với các “dấu hiệu” hay chỉ dấu trong thực tế và tự nhiên đang diễn ra trong đời sống, từ đó mà tìm những mối nối, phân tách rồi giải nghĩa… Qua đó, ông đưa ra các lưu ý và kết luận về cấu trúc gia đình và xã hội Jörai, như bản chất “mẫu hệ” trong gia đình và xã hội của người Jörai (rằng nó khác với “mẫu quyền” ở phương Tây ra sao), chỉ ra mối quan hệ đối ứng giữa đàn bà và đàn ông Jörai, mối liên kết giữa con người xứ này với chính tự nhiên, v.v.

Đối với người đọc hiện đại, cả không chuyên lẫn có chuyên môn về nhân học, cuốn sách gây kinh ngạc vì phương pháp làm việc sâu sát và khoa học ở mức độ vừa tỉ mỉ, chi tiết, trau chuốt lại vừa bao quát và hàm súc. Vậy nên, công sức giải mã cấu trúc gia đình và xã hội Jörai của Jacques Dournes là nỗ lực tuyệt đối khổng lồ gây sửng sốt, có khi khiến chúng ta tự hỏi liệu chăng đó là vì bản thân con-người-khoa-học cao độ trong ông hay còn vì chính con người và vùng đất mà ông đã có dịp gắn bó đến hơn hai mươi năm ròng.

Bởi lẽ, vì con người và truyền thống của vùng đất này, chính trong Tọa độ, ông không ngần ngại bày tỏ nỗi âu lo của mình về những mai một khả dĩ trong tương lai, ở chính thời điểm thập niên 1970, để rồi thực tế sau này chứng tỏ những băn khoăn này của ông là tuyệt đối xác đáng. Quá trình đô thị hóa, với ông, vừa là cách cứu lấy những giá trị truyền thống có nguy cơ biến mất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Ở thì hiện tại, đọc Tọa độ (mà ấn bản tiếng Việt lần đầu tiên hiện diện ở Việt Nam) như là một cách để ta chìm đắm trong không gian Tây Nguyên nói chung và không gia văn hóa Jörai nói riêng ở một chiều kích không-thời gian khác, để hiểu hơn về phong tục tập quán, và xã hội của nhóm dân tộc tiêu biểu trong đại gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Và đọc Tọa độ, bất ngờ trước kết cấu và tổ chức xã hội chặt chẽ của người Jörai, biết rằng nó phong phú và sâu sắc và kết nối chặt chẽ ra sao với tự nhiên, dẫu biết rằng có thể sẽ cảm thấy đau đáu trước thực trạng hiện tại, song biết đâu đó, chúng ta sẽ thấy có thêm động lực và chấp nhận nỗ lực hành động để duy trì và bảo tồn không gian văn hóa của các tộc người Tây Nguyên nói riêng và của các dân tộc thiểu số khác trên khắp mọi miền đất nước. Như nhà văn Nguyên Ngọc từng viết:

“Tình hình thực tế ngày nay đã khác trước rất nhiều, song những tìm tòi tâm huyết, những suy nghiệm sâu sắc về con người và xã hội Jörai trong lựa chọn những khả thể phát triển khác nhau và hệ quả của lựa chọn ấy, cùng phong thái và phương pháp nghiên cứu dân tộc học độc đáo, đặc sắc của Jacques Dournes, vẫn rất đáng cho chúng ta hôm nay trân trọng chăm chú học hỏi và vận dụng, tất nhiên một cách có chọn lọc thích hợp, trong nỗ lực tìm đường tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, và không chỉ cho tộc người Jörai, trên vùng cao nguyên vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước. Phát triển từ nay cần là cùng phát triển chung, Kinh và Thượng, nương vào nhau, tận dụng chỗ mạnh của nhau.”

 

| ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA |

“Cùng với Rừng, Đàn bà, Điên loạn, và Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương, Tọa độ: Tọa độ: Cấu trúc gia đình và xã hội Jörai là tác phẩm đặc biệt quan trọng của nhà nhân học hàng đầu Jacques Dournes về con người và vùng đất Tây Nguyên. Jacques Dournes đã viết và cho xuất bản ngay khi ông đang thực địa giữa những người Jörai mà ông tiếp xúc hằng ngày, trong nỗ lực cố gắng xác nhận các ‘tọa độ’ (xã hội) của họ, để nhận diện đúng bản nguyên, căn cốt hay ‘căn cước’ (identité) riêng của họ giữa thế giới này. Và cuối cùng, để suy nghĩ về thực trạng và số phận của họ, những khả năng, những thách thức và con đường phát triển của họ trong thế giới ấy hôm nay.”

– Nguyên Ngọc

| TRÍCH ĐOẠN HAY |

“Điều thực sự xác định người Jörai là những tọa độ kết nối họ theo chiều dọc với một thị tộc (đối lập với các thị tộc khác) và theo lát cắt ngang với những người mà họ gọi là chú bác, anh em hay con cháu, tất cả được biểu hiện qua cái họ của mỗi cá thể. Đây chính là đề tài của công trình nghiên cứu này: những tọa độ tạo nên căn tính Jörai. Trong khuôn khổ hạn hẹp của vốn từ vựng sẵn có, tôi nói về ‘các cấu trúc gia đình và xã hội’ nhưng không nên quên rằng người Jörai không phân biệt gia đình với xã hội theo cách như vậy và rằng các ‘cấu trúc’ của họ trên thực tế là những mối quan hệ (ít nhiều có tính hệ thống), nghĩa là một thực thể con người sống động.”

“… Trước khi biết người Jörai gọi nhau như thế nào (hệ thống từ ngữ), tôi biết họ thuộc về làng nào, rồi thị tộc nào. Vậy nên tôi sẽ mô tả lần lượt: ngôi làng biểu kiến; thực tế về huyết thống (các tên gọi và các phả hệ); các từ ngữ và các mối quan hệ thân tộc; các liên minh (trao đổi phổ cập); gia đình thu hẹp và của cải; đàn bà và đàn ông, để bằng cách đó đi từ vẻ bên ngoài đến cốt lõi của sự vật… [Tôi] nghiên cứu tình hình dân cư trước khi đi vào phân loại, nối tiếp bằng việc tìm ra hệ thống và dừng lại trước điều bí ẩn. Tiến dần từ cái đơn giản nhất đến cái phức tạp nhất, từ các cấu trúc yếu của xã hội đến các cấu trúc mạnh của gia đình, theo các quan hệ dòng máu và các liên minh, tôi tiến dần đến cái điển hình Jörai nhất mà tôi cho là khá độc đáo.

Omega+ trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!

Top