Trật Tự Thế Giới

8 Đặt hàng

Trong Trật tự thế giới, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào?

#
Còn hàng
245,000 

Mô tả

|THÔNG TIN SÁCH|

Loại bìa: Bìa cứng
Số trang: 474
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới

TRẬT TỰ THẾ GIỚI

 NỘI DUNG CHÍNH:

Để có một trật tự quốc tế tồn tại và bền vững, Kissinger cho rằng nó phải liên quan đến “quyền lực có tính chính danh.” Tới cuối cùng, Kissinger, con người thực tế và nổi tiếng, lại có vẻ duy tâm đến mức ngạc nhiên. Thậm chí khi có những sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và các mục tiêu khác, ông khích lệ chúng ta hãy tiếp tục đứng lên vì những giá trị đó, không lẩn tránh; đi đầu trong việc trợ giúp các quốc gia dân tộc, các lực lượng chính danh, chứ không chỉ các chính phủ đơn độc, nếu những sự trợ giúp ấy đảm bảo cho cán cân quyền lực có thể chống đỡ trật tự quốc tế, cũng như những giá trị và nguyên tắc của chúng ta có thể được những người khác chấp nhận và hấp dẫn họ. Đó là những nhận định của Hillary Clinton về cuốn sách Trật tự thế giới. Trong Trật tự thế giới, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay.

Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản:

1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế;

2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực. Châu Âu bắt đầu từ bỏ hệ thống quốc gia có chủ quyền mà nó thiết kế và vượt qua các giới hạn của thệ thống này bằng khái niệm chủ quyền chung. Và nghịch lý thay, mặc dì châu Âu đã thiết kế khái niệm cân-bằng-quyền-lực, nhưng nó đã chủ tâm và quyết liệt hạn chế yếu tố quyền lực trong các tổ chức mới của mình. Do đã hạ cấp năng lực quân sự của mình, châu Âu có rất ít cơ hội để ứng phó khi những chuẩn mực phổ quát bị coi thường.

Ở Trung Đông, các chiến binh thánh chiến (jihad) ở cả hai bên của sự chia rẽ phái Sunni-Shia xâu xé xã hội và hủy diệt các quốc gia trong quá trình tìm kiếm viễn cảnh cách mạng toàn cầu dựa trên trào lưu tôn giáo chính thống của họ. Bản thân các quốc gia độc lập – cũng như hệ thống khu vực dựa vào nó – lâm vào tình trạng nguy hiểm, bị tấn công vởi những ý thức hệ không thừa nhận các điều cấm của mình là bất hợp pháp và bởi phiến quân khủng bố mà ở một số nước còn mạnh hơn cả lực lượng vũ trang của chính phủ.

Trên một số phương diện, châu Á là khu vực thành công nhất trong các khu vực áp dụng khái niệm vị thế quốc gia độc lập có chủ quyền, nhưng nó vẫn hoài niệm các khái niệm trật tự khác và chao đảo vì sự kình địch và yêu sách lịch sử giống như nhữnggì đã từng khuấy đảo trật tự châu Âu ở thế kỷ trước. Gần như tất cả các nước đều coi mình là “đang lên”, đầy bất đồng tới nguy cơ đối đầu. 

TÁC  GIẢ:Henry Kissinger – Wikipedia tiếng Việt

Tiến sĩ Henry Alfred Kissinger, nguyên là Ngoại trưởng Mỹ, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ. Ông nhận giải Nobel Hóa bình năm 1973 vì những đóng góp cho cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Kissinger đóng vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1969 – 1970, giúp giải tỏa mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô. Ông cũng là một trong những nhân vật chính tham gia nối lại quan hệ Mỹ –
Trung.

Top