NỘI DUNG CHÍNH
Vào năm 2018, 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng 3,8 tỷ người. Và chỉ có ⅕ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới là quốc gia phát triển.
Người giàu thì càng giàu lên, trong khi đó người nghèo lại càng nghèo thêm. Tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy?
Dùng kinh tế và lịch sử để tương hỗ và lý giải lẫn nhau, Sự giàu và nghèo của các dân tộc là một công trình đặc sắc để lý giải chìa khóa thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Đi sâu hơn, tác giả lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia.
DAVID LANDES ĐÃ THÁCH THỨC VỚI NHỮNG QUAN ĐIỂM CŨ
Theo quan điểm cũ, vị trí địa lý là định mệnh, những quốc gia không phát triển được là vì “lời nguyền địa lý”. Tài nguyên thiên nhiên gồm cả cảnh quang, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu… là những yếu tố quyết định đến sự thịnh vượng của quốc gia.
Quan điểm của David Landes
Theo David Landes, vị trí địa lý, tài nguyên tuy quan trọng nhưng không đủ. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghệ ở từng quốc gia luôn phụ thuộc và nền văn hóa và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.
Cuốn sách đưa người đọc đến gốc rễ của vấn đề để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn đến vậy?”, mở ra hy vọng cho các xã hội đang phát triển, nếu những phẩm chất tốt được khuyến khích và phát huy, văn hóa và nếp nghĩ được cải thiện, sự thịnh vượng sẽ đến.