Chương trình đặt trước các tác phẩm được đón đọc nhất năm 2019, bao gồm các quyền lợi ưu tiên và quà tặng đặc biệt, với số lượng và thời gian giới hạn.
Các hình thức thanh toán áp dụng:
1.Trả trước bằng thanh toán online
2.Trả sau bằng tiền mặt lúc nhận Phiếu Đặt Trước (COD)
Sau khi bạn đặt hàng, CSKH chúng tôi sẽ liên hệ và gửi Phiếu Đặt Trước tới bạn để xác nhận bạn đã đặt trước thành công.
(Với hình thức thanh toán COD, bạn vui lòng thanh toán số tiền cho sản phẩm đặt trước vào lần nhận Phiếu Đặt Trước đầu tiên. Số tiền này không bao gồm chi phí vận chuyển)
Thời hạn ưu đãi khi đặt trước sản phẩm (trọn bộ 7 tác phẩm):
1. Đặt trước từ ngày 16/6/2019 đến ngày 22/6/2019 khi đặt trọn 7 tác phẩm, ưu đãi giảm 35% giá bìa
2. Đặt trước từ ngày 23/6/2019 đến ngày 30/6/2019 khi đặt trọn 7 tác phẩm, ưu đãi giảm 25% giá bìa
Quà tặng khi bạn đặt trọn bộ 7 tác phẩm: 01 cuốn Hiểu về Trump trị giá 249.000đ
Thời hạn ưu đãi khi đặt trước sản phẩm (mua lẻ)
1. Đặt trước từ ngày 16/6/2019 đến ngày 22/6/2019 khi đặt mua lẻ tác phẩm, ưu đãi giảm 25% giá bìa
2. Đặt trước từ ngày 23/6/2019 đến ngày 30/6/2019 khi đặt mua lẻ tác phẩm, ưu đãi giảm 20% giá bìa
Ưu đãi giảm giá từ 20% đến 35% giá bìa
Tặng 01 cuốn Hiểu về Trump trị giá 249.000đ, giảm 35% giá bìa khi bạn đặt đủ cả 7 tác phẩm (nêu trên)
+ Được quyền mua phiên bản đặc biệt (áo bìa khác, có thể có chữ ký của tác giả hoặc dịch giả)
+ Không phải chờ đợi quá lâu, các thành viên luôn được ưu tiên chuyển sách sớm ngay khi ra mắt và hưởng dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt.
Nhóm thành viên VIP với nhiều thông tin ưu đãi chỉ có thành viên VIP mới nhận được thông báo từ chúng tôi. (http://bit.ly/VIP_Members_Omega_Plus)
QUYỀN LỢI KHI THAM GIA OMEGA+ BUDDY - ĐẶT TRƯỚC CÁC TÁC PHẨM 2019
THỜI GIAN PHÁT HÀNH CÁC SIÊU PHẨM MỚI NHẤT 2019
THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN
Đây là những tác phẩm sắp được xuất bản tại Việt Nam. Bạn sẽ không thể tìm mua được ở đâu với giá ưu đãi như ở chỗ chúng tôi!
Cuốn sử liệu quý đầu tiên trích dịch đầy đủ phần tư liệu về Việt Nam từ một bộ sử Trung Quốc, có in kèm đầy đủ bản gốc (phần dịch)
THÔNG TIN CHUNG
Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV-XVII là một sưu tập sử liệu, tự nó không là một tác phẩm lịch sử mà chỉ là chất liệu, phần nào mang tính cơ bản, nhằm phục vụ cho các sách sử và các công trình nghiên cứu sử.
Minh Thực lục bao quát cả chế độ chính trị và những hoạt động xã hội một triều đại. Với một khối lượng đồ sộ, Minh Thực lục là một kho tư liệu cơ bản giúp ích rất nhiều cho việc biên soạn và nghiên cứu sử ở Trung Quốc. Trước đây, giới sử học Việt Nam đã từng biết đến nguồn tài liệu Minh Thực lục và đã trích dịch phần nào để ứng dụng vào việc biên soạn lịch sử nước nhà. Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV-XVII là bản dịch tập hợp hầu hết các sử liệu Minh Thực lục có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lịch sử Việt Nam. Tập tư liệu này, ngoài mục đích bổ sung cho sử Việt, nó còn khơi gợi những nghiên cứu lâu dài về nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc phải nghiên cứu chính nó, tức nghiên cứu về nội hàm sử liệu Minh Thực lục.
THÔNG TIN CHI TIẾT
Minh Thực lục được biên soạn dựa vào nguồn văn bản hành chính các loại, có thể phân thành hai nguồn chính yếu là các chỉ dụ từ trên xuống và các tấu sớ từ dưới lên, hai nguồn này phản ánh rõ nét sự hoạt động/tồn tại của một thể chế, chi phối mọi hoạt động của xã hội.
Nội dung Minh Thực lục ghi chép rất rộng, gồm: chính sách pháp lệnh, điển chương chế độ, việc sách lập hoàng thái hậu, hoàng phi, hoàng thái tử, sách phong quận vương, vương phi, công chúa; việc hoàng đế tuần thú biên cương hoặc thân chinh, cùng các loại lễ nghi, tế tự; đất đai của các thân vương, việc phong tước và thế tập, văn võ đại thần tước công, hầu, bá tật bệnh về hưu; việc phong chức cho hàng tam công, tam thiếu, hai kinh, năm phủ, sáu bộ, đô sát viện và quan chức cao cấp ở trung ương và địa phương; việc lập mới hoặc bãi bỏ, sáp nhập nha môn các cấp; sự lai vãng của các bộ tộc ở biên cương; việc triều cống, giao thiệp hoặc buôn bán của các nước lân cận; nguyên nhân và diễn biến các cuộc chiến tranh; tiểu truyện các nhân vật trọng yếu; thiên văn, địa lý, khí tượng, thủy lợi, thuế khóa, nhân khẩu, điền thổ, trồng trọt, chăn nuôi, vận chuyển, đồn điền, thương mại… Các lĩnh vực, sự kiện, hiện tượng trong mỗi điều mục được biên chép một cách có đối chiếu và hệ thống, vì thế Minh Thực lục được xem là nguồn tư liệu tối cơ bản trong việc nghiên cứu lịch sử nhà Minh.
Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV-XVII là một sưu tập sử liệu, tự nó không là một tác phẩm lịch sử mà chỉ là chất liệu - phần nào mang tính cơ bản - nhằm phục vụ cho các sách sử và các công trình nghiên cứu sử.
Minh Thực lục là tập hợp sử liệu về nhà Minh, được viết bởi các sử quan đương thời, nội dung bao quát cả chế độ chính trị và những hoạt động xã hội một triều đại. Với một khối lượng đồ sộ, Minh Thực lục là một kho tư liệu cơ bản giúp ích rất nhiều cho việc biên soạn và nghiên cứu sử ở Trung Quốc. Trước đây, giới sử học Việt Nam đã từng biết đến nguồn tài liệu Minh Thực lục và đã trích dịch phần nào để ứng dụng vào việc biên soạn lịch sử nước nhà. Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV-XVII là bản dịch tập hợp hầu hết các sử liệu Minh Thực lục có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lịch sử Việt Nam. Tập tư liệu này, ngoài mục đích bổ sung cho sử Việt, nó còn khơi gợi những nghiên cứu lâu dài về nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc phải nghiên cứu chính nó, tức nghiên cứu về nội hàm sử liệu Minh Thực lục.
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH
Khoa học nào cũng coi trọng tư liệu, với khoa học lịch sử thì tư liệu lại là vấn đề tiên quyết, mọi tác phẩm lịch sử đều hình thành trên nền tảng sử liệu và nhà làm sử nào cũng muốn tiếp cận những nguồn tư liệu gốc. Trong các sách sử Việt Nam cổ đại, sử liệu thành văn là thành phần chính, thành phần này từ khởi thủy đã không ngại tiếp thu những di sản trong kho tàng văn hiến Trung Hoa. Sự lưu thông tự nhiên bởi hoàn cảnh địa lý và yếu tố đồng văn khiến các nguồn sử liệu trở thành những giá trị chung. Ngày nay việc khai thác sử liệu từ nguồn sử Trung Quốc vẫn là việc đáng phải làm, vừa để tạo sự phong phú trong nhu cầu tư liệu cho sử Việt, vừa góp phần làm cơ sở khảo cứu một nền văn hóa lớn của nhân loại. Sử ghi chép của Trung Quốc vừa lâu đời vừa liên tục, đó là một đặc điểm ít có trong tổng thể lịch sử thế giới. Sự phát triển về sau để hình thành các thể tài hoặc khuynh hướng sử học đều từ cơ sở hoàn bị của sử liệu; Minh Thực lục mà chúng ta tiếp cận là một đại diện tiêu biểu cho nhiều loại sử liệu thành văn xuất hiện vào giai đoạn thịnh đạt của nền sử học Trung Hoa.
Ưu điểm nổi bật của Thực lục nằm ở những văn bản đã sao lục gần như toàn vẹn các chỉ dụ của nhà vua và các báo cáo, kiến nghị của các quan với ngày tháng cụ thể cho từng sự việc cụ thể, một số trong các văn bản này gần với hình thức công báo ngày nay. Các nhà làm sử thuộc mọi thể tài như thông sử, biên niên, kỷ sự v.v.. đều có thể dựa vào nguồn tư liệu Thực lục để sắp xếp thành sách sử. Do nguồn tư liệu tối cơ bản về triều Minh là nguồn Đáng án (Hồ sơ lưu trữ) hiện đã thất tán hư hủy phần lớn trong những biến cố lịch sử, vì vậy Minh Thực lục hiện tồn là một tập hợp sử liệu cơ bản, hệ thống nhất về thời Minh, nơi bảo lưu chủ yếu các tư liệu đầu tiên.
Phạm Hoàng Quân
MS01 - Giá Đang Bán: 1.650.000đ
Giá Ưu Đãi: 1.238.000đ (Ưu đãi 25%)
Đọc cuốn sách này nếu bạn quan tâm đến…
- Lịch sử từng thời kỳ, trong đó: các chuyên đề về lịch sử địa lý, lịch sử bang giao Trung-Việt, về quan chế thời nhà Hồ, Hậu Lê, lịch sử quân sự, lịch sử các cuộc khởi nghĩa nông dân…
Tác phẩm đầy đủ nhất về Cuộc đời của Nhạc sĩ thiên tài Beethoven lần đầu được xuất bản tại Việt Nam
THÔNG TIN CHUNG
Một kiệt tác về con đường âm nhạc và cuộc đời của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven, được đề cử giải thưởng Pulitzer
Cuốn sách cố gắng khắc họa Beethoven như một con người và nghệ sĩ, tập trung chủ yếu vào âm nhạc của ông nhưng cũng chú ý nhiều đến cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh của ông. Mục tiêu của tác giả là trình bày cuộc đời Beethoven chủ yếu qua sự phát triển của ông khi là nhà soạn nhạc, song phải kết hợp được cả hai chiều âm nhạc và tiểu sử, và sự đan dệt hai chiều trên hiện diện suốt từ đầu đến cuối sách.
THÔNG TIN CHI TIẾT
* Cuốn sách này cố gắng khắc họa Beethoven như một con người và nghệ sĩ, tập trung chủ yếu vào âm nhạc của ông nhưng cũng chú ý nhiều đến cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh của ông. Mục tiêu của tác giả là trình bày cuộc đời Beethoven chủ yếu qua sự phát triển của ông khi là nhà soạn nhạc, song phải kết hợp được hai chiều âm nhạc và tiểu sử và sự đan dệt hai chiều trên hiện diện suốt từ đầu đến cuối sách.
Dù có các chương riêng rẽ dành cho tiểu sử và cho bàn luận phê bình âm nhạc, mong muốn của tác giả là những độc giả quan tâm nhiều hơn đến cuộc đời Beethoven cũng sẽ đọc các chương đề cập đến tác phẩm và thể loại; và những độc giả chủ yếu hứng thú với âm nhạc sẽ băng qua cây cầu dẫn đến tiểu sử. Còn với những độc giả quan tâm nhất đến bối cảnh lịch sử, chính trị và văn hóa của thời Beethoven – châu Âu hỗn loạn thời Cách mạng Pháp, Triều đại Khủng bố, những năm chiến tranh trước và trong triều đại Napoleon, và bước ngoặt lớn của bánh xe lịch sử mang tới cuộc Cách mạng Công nghiệp và thời kỳ Lãng mạn – cuốn sách này muốn tạo cho những độc giả như vậy cơ hội tiếp cận tới các tác phẩm của Beethovenvừa như sự phản chiếu những ảnh hưởng.
* Phần lớn các bàn luận âm nhạc trong cuốn sách bao gồm các bài phê bình ngắn về một số lượng lớn tác phẩm, trong đó có các tác phẩm quan trọng nhất của ông ở từng thể loại. Những dẫn giải này chắc chẳn là vắn tắt để đưa vào cuốn sách có độ dài vừa phải, nhưng tác giả đã cố gắng đưa ra các khía cạnh nổi bật và quan trọng của tác phẩm cũng như trình bày ý kiến của mình tương ứng với việc Beethoven thay đổi phong cách và cách định hình tác phẩm âm nhạc quy mô lớn hơn trong suốt đường đời. Các chương đầu phản ánh vấn đề đặc biệt mà Beethoven phải đối mặt khi còn là một nghệ sĩ trẻ tuổi tài năng ngộ ra rằng những người cùng thời đã hy vọng ông sẽ trở thành một “Mozart thứ hai”, vai trò mà không chỉ những người thầy và nhà bảo trợ am tường chỉ định cho ông mà chính ông cũng tự nguyện gánh vác trong những năm đầu sự nghiệp. Khó khăn Beethoven trẻ tuổi gặp phải khi là một cá nhân độc đáo nổi loạn và khi chấp nhận số phận như là người kế tục chính của Mozart – tấm gương cao ngút từng tồn tại trong âm nhạc – là khía cạnh quan trọng trong sự phát triển ban đầu của ông, đóng vai trò trong suốt sự nghiệp của ông theo những cách khác nhau. Các chương sau, có phần tương tự, cho ta thấy Beethoven trong những năm cuối đời, với những thành tựu lớn lao ở phía sau, giờ đây đang vượt qua cơn khủng hoảng tìm kiếm con đường nghệ thuật mới mẻ khác để tiếp bước, vươn trở lại vài thế hệ và tìm tòi các hình mẫu mới trong âm nhạc của Handel và đặc biệt là của Bach.
* Câu hỏi bất kỳ độc giả nào cũng sẽ đặt ra là cuốn sách này đứng ở vị thế nào trong loạt công trình nghiên cứu hiện nay về Beethoven, bao gồm công trình của Solomon, William Kinderman, David Wyn Jones, Barry Cooper và những người khác […] Vì cuốn sách này bắt nguồn chủ yếu từ kinh nghiệm của tôi về âm nhạc, nó chắc chắn phản ánh quan điểm và điều tôi quan tâm. Nó cũng minh họa cho sở thích của tôi khi vẽ chân dung nhà soạn nhạc trong đó âm nhạc lồng lộng hơn cuộc đời, nhà soạn nhạc lấn át con người, nhưng trong đó cả hai đều có vị thế.
* Bản chất sự liên hệ giữa cuộc đời và tác phẩm của một nghệ sĩ vĩ đại là gì? Vấn đề bí ẩn này được nêu lên để bàn luận trong phần đầu cuốn sách và có thể không bao giờ được thăm dò đủ sâu. Ở mức độ nào mà các sự kiện trong đời nghệ sĩ có thể, hoặc không thể, được coi là có ảnh hưởng lên tính chất và ý nghĩa của các tác phẩm riêng biệt hay các tác phẩm khác nhau vào các giai đoạn khác nhau trong đời Beethoven. Các tác phẩm lớn của Beethoven thường cho ta ấn tượng rằng chúng trực tiếp phản ánh những luồng thẩm mĩ, triết lý và đồng thời cả chính trị sâu sắc nhất trong thời đại ông, nhưng với cá tính nghệ thuật mạnh mẽ, chúng cũng vượt xa mọi tác động bên ngoài. Mặt khác, một số tác phẩm nhỏ hơn của ông rõ là được viết để kiếm tiền, lợi dụng thị hiếu đương thời trong thị trường âm nhạc, hoặc trong vài trường hợp để đáp ứng trực tiếp sự kiện chính trị. Một ví dụ điển hình là Wellington’s Victory (Chiến thắng của Wellington), tác phẩm kiếm cơm mà Beethoven đã viết để ăn mừng thắng lợi quân sự của Wellington trước người Pháp vào năm 1813.
TRÍCH ĐOẠN
- Việc tìm kiếm tình yêu và tình bạn nhưng lại sợ cam kết, không có khả năng hình thành mối quan hệ lâu bền với bất kỳ phụ nữ nào nhưng lại nôn nóng chuyển sang mối quan hệ thể xác không thể toại nguyện hay dẫn đến hôn nhân – đây là mô hình theo đuổi và chia tay đặc trưng cho đời sống yêu đương trong suốt thời kỳ sung sức nhất của Beethoven. Nhu cầu không ngừng tập trung vào công việc trong tình trạng cách ly và riêng biệt của Beethoven kết hợp với nỗi sợ cô đơn và thiếu hoàn hảo về thể chất và tâm lý đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng vào năm 1812. Tại Teplitz, anh đã trải lòng mình trong một lá thư tình nồng nàn gửi “Người yêu bất tử” vô danh, như anh gọi nàng trong lá thư, như Chúc thư Heiligenstadt, đã được phát hiện ra trong đám giấy tờ riêng của anh sau khi anh qua đời. Những nỗ lực để xác định danh tính người phụ nữ này đã đem lại một dòng thác bình luận liên quan, có thể đoán là đề tài chiếm phần lớn nhất trong nguồn tài liệu về Beethoven. Đến năm 1964, năm Elliot Forbes sửa chữa cuốn tiểu sử do Thayer thực hiện, đứng đầu danh sách là bốn ứng viên: Giulietta Guicciardi, Amalie Sebald, Therese von Brunsvik, và Josephine von Brunsvik Deym – Stackelberg. Kể từ đó, nhiều bài báo và cuốn sách về đề tài này đã tới tấp ra mắt nhưng đến nay trường hợp đáng tin cậy và có sức thuyết phục nhất là do Solomon đề xuất mà theo ông Antonie Brentano là lời khẳng định mạnh mẽ nhất trong ánh sáng của bằng chứng hiện có.
[…] Như một ví dụ tiêu biểu cho lòng quý trọng ở nàng, hãy xem trích đoạn này từ một lá thư nàng viết cho giám mục Johann Michael Sailer năm 1819, cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của ông để tìm người cố vấn cho cháu trai của Beethoven, Karl:
Con người vĩ đại tuyệt vời này, mà tôi gửi kèm danh tính ở đây, người ở tư cách con người còn vĩ đại hơn so với ở tư cách nghệ sĩ, đã coi mối quan tâm lớn nhất đời mình là tạo điều kiện tốt nhất có thể [cho cậu cháu trai] nhưng với trái tim mềm yếu, tâm hồn sôi nổi, thính giác khiếm khuyết, với việc thực hiện nghề nghiệp nghệ sĩ một cách sâu sắc... đến nỗi ngay cả một miếng vá tàm tạm cũng làm không xong.
MS02 - Giá Đang Bán: 359.000đ
Giá Ưu Đãi: 270.000đ (Ưu đãi 25%)
VỀ TÁC GIẢ LEWIS LOCKWOOD
Tác giả Lewis Lockwood
là nhà âm nhạc học người Mỹ với các lĩnh vực chính là âm nhạc thời Phục hưng Ý; cuộc đời và tác phẩm của Ludwig van Beethoven. Ông được coi là một bậc thầy của Mỹ về Beethoven.
Đọc cuốn sách này nếu bạn quan tâm đến…
- Cuộc đời và sự nghiệp của Beethoven.
- Các bài phê bình ngắn về một số lượng lớn tác phẩm, trong đó có các tác phẩm quan trọng nhất của Beethoven ở từng thể loại.
- Chân dung Beethoven với tư cách nhà soạn nhạc, trong đó âm nhạc lồng lộng hơn cuộc đời, nhà soạn nhạc lấn át con người.
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH
Lockwood viết một cách đầy say mê và tràn ngập cảm xúc... Beethoven đã tìm được một người truyền tải tài năng nhất cho chính mình.
- Jonathan Keates, The Spectator
Không có một khảo sát đa chiều nào tốt hơn cuốn sách này về các tác phẩm của Beethoven.
- Michael Kimmelman, The New York Times
THÔNG TIN CHUNG
Một cuốn hồi ký xúc động về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư, được sánh ngang với “Khi hơi thở hóa thinh không”
Nina Rigg đã lấy đi nước mắt của hàng triệu độc giả trong cuốn hồi ký của chính mình. The bright hour kể lại hành trình bà đã chiến đấu với căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối như thế nào. Và điều làm nên một cuộc sống có ý nghĩa khi ta chỉ còn chút thời gian ít ỏi?
THÔNG TIN CHI TIẾT
● Khám phá tình mẫu tử, tình yêu, tình bạn và ký ức, cuốn hồi ký ngoạn mục của Nina Riggs tiếp tục cuộc trò chuyện mà Paul Kalanithi đã bắt đầu trong cuốn Khi hơi thở hóa thinh không tuyệt đẹp của anh. Điều gì làm nên một cuộc sống có ý nghĩa khi ta chỉ còn chút thời gian ít ỏi?
● Nina Riggs mới 37 tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Trong vòng một năm, mẹ của hai đứa con trai 7 và 9 tuổi, cùng với người chồng 16 năm, đã nhận được tin tức tàn khốc rằng cô mắc bệnh hiểm nghèo.
● Rực sáng, hài hước và cảm động sâu sắc, The Bright Hour viết về cách yêu tất cả mọi ngày, ngay cả những ngày xấu. Đó là cuốn sách về việc đối diện với cái chết và nói rằng đây là những gì sẽ xảy ra.
● The Bright Hour thúc giục chúng ta sống tốt và không đánh mất những gì làm nên con người: tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn từ.
LỜI KHEN TẶNG
- "Một cuốn sách thay đổi cách bạn nghĩ về cuộc sống." -Jenna Bush Hager, Today
- "Mạnh mẽ và đầy nhân văn – là cách mà cô ấy đã chia sẻ trải nghiệm của mình khi giành giật giữa sự sống và cái chết, cùng tình yêu thương mà cô ấy thể hiện trong những giây phút cuối cùng – đã truyền cảm hứng cho tôi vô cùng lớn." -Kate Winslet
- “The Bright Hour không chỉ là hành trình đi về cái chết mà còn là cầu nối tình yêu cho những người ở lại. Còn gì tuyệt vời hơn khi những tâm hồn đau khổ tìm thấy ánh sáng của đời mình để vượt qua nỗi mất mát lớn nhất trong đời mình.” -Zing.vn
TRÍCH ĐOẠN ĐỌC THỬ
"Cái chết phải đâu ngày tận thế," mẹ tôi đã đùa sau khi bị chẩn đoán là sẽ không qua khỏi. Tôi chưa bao giờ thực sự hiểu ý mẹ, cho đến ngày tôi nhận ra - vài tháng sau khi mẹ chết – tôi bị mắc ung thư vú khi mới ba mươi tám tuổi, bệnh đã di căn và vô phương cứu chữa. Có rất nhiều điều còn tồi tệ hơn cả cái chết: những mối hận thù, không nhận thức được bản thân, chứng táo bón, không có khiếu hài hước, sự nhăn nhó trên khuôn mặt chồng bạn khi anh ta trút dịch mổ của bạn vào cốc. John và tôi đang ở trên vỉa hè trước nhà, chúng tôi sóng bước dưới ánh mặt trời buổi sáng muộn, cùng tập đạp xe cho cậu con trai nhỏ. "Đừng thả tay mẹ ơi!" Benny thốt lên.
"Rồi rồi con đi được rồi, giỏi quá," tôi cứ nói, chạy bên cạnh con. Tôi có thể cảm thấy sự vững vàng dưới bàn tay đang giữ yên xe. "Con tự đi một mình được rồi mà." "Mẹ ơi con chưa đi được đâu!" Benny la toáng.
Chúng tôi chưa từng dạy cậu con trai lớn Freddy đạp xe. Một ngày nọ, thằng bé nài nỉ tháo bánh tập, và vài phút sau nó đã đạp thoăn thoắt đằng sân sau. Benny thì khác. Nó chẳng sẵn sàng để tự đạp xe. "Mẹ có giữ con không đấy?" nó lại hỏi.
Không khí cuối tuần là một liều thuốc, và tôi bắt đầu cảm thấy ngày một mạnh mẽ hơn: nhiều tháng hóa trị đã lùi bước về sau, đã gần hoàn thành sáu tuần xạ trị. Chúng tôi đang hướng tới chỗ cái biển báo ở góc đường, còn khoảng mười mấy mét nữa, và cái xe đã thăng bằng hết mức.
“Chân đạp mạnh,” John nói. “Mắt nhìn, tay vững.” Một cặp vợ chồng trẻ dắt theo chó băng qua đường để tránh lối cho chúng tôi. Họ mỉm cười với Benny. Tôi mỉm cười với họ và tìm ánh mắt của John. Anh sẽ thả tay ra. Tôi không nhìn xuống. Tôi nhìn về phía trước.
Bỗng chân tôi bị vấp vào gờ xi măng.
Trong khoảnh khắc, một thứ gì đó bên trong đột ngột xảy đến. Benny nghe tiếng tôi la, và cả John và tôi đều buông xe ra. John đang đỡ toàn bộ sức nặng của tôi và tôi đang lạc trôi đâu đó trong một vũ trụ mới mang tên Đau đớn. Nhưng tôi cũng đang dõi theo Benny lắc lư tiến về phía trước. Chiếc xe cứ đi đều.
"Con xin lỗi! Mẹ sao rồi? Benny kêu. "Nhìn này! Con vẫn đang đi!
Và thế đó: Thế giới sống động, tươi đẹp này cứ tiếp diễn.
MS03 - Giá Đang Bán: 139.000đ
Giá Ưu Đãi: 105.000đ (Ưu đãi 25%)
Đọc cuốn sách này nếu bạn quan tâm đến…
- Căn bệnh ung thư, cách đối diện và vượt qua bản thân khi đối diện với cái chết.
- Sức mạnh dành cho những người ở lại vượt qua nỗi đau này mà tiến lên phía trước và đi tìm niềm hạnh phúc mới.
THÔNG TIN CHUNG
Tự truyện của James Watson – người đồng khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA
Nếu bạn tò mò về khám phá được coi là vĩ đại nhất thế kỷ 20 được phát hiện như thế nào, nếu bạn tò mò về trung tâm học thuật của thế giới những năm 1940-50, một trong những nơi giành nhiều giải Nobel Sinh Y học nhất, đây chắc chắn là cuốn sách dành cho bạn.
THÔNG TIN CHI TIẾT
Được xuất bản vào năm 2012 để đánh dấu 50 năm kể từ khi giải Nobel được trao cho Watson và Crick về công trình khám phá cấu trúc DNA, một ấn bản với chú thích và minh họa của cuốn sách kinh điển này mang đến những hiểu biết mới về mối quan hệ cá nhân giữa James Watson, Frances Crick, Maurice Wilkins, Rosalind Franklin. Những câu chuyện liên quan được người trong cuộc thuật lại đầy chi tiết, giúp khắc họa chân dung các nhà khoa học cũng như đời sống, suy tư hay cảm xúc của họ trong quá trình làm việc nghiên cứu.
Cấu trúc của DNA là một cuộc đua ngầm bắt đầu từ thời điểm Oswald Avery và cộng sự ở Đại Học Rockefeller, New York, làm thí nghiệm chứng minh DNA mang thông tin di truyền (trước đó người ta tin là protein mới là chất quyết định di truyền). Cuộc đua tìm kiếm ‘mật mã của sự sống’ còn ảnh hưởng cả đến thế giới khoa học nói chung, nhất là từ thời nhà vật lý vĩ đại người Áo Erwin Schrödinger. Có ít nhất 3 nhóm lúc đó dồn tâm sức vào cuộc đua này.
Nhóm thứ nhất ở King’s College (London) với điểm tựa chính là kỹ thuật X-ray crystallography, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng làm ra những bức ảnh X-ray chất lượng và ngay cả khi có những hình ảnh tuyệt đẹp (như của Rosalind Franklin và Maurice Wilkins) thì không phải ai cũng giải thích và mô hình hoá được nó.
Nhóm thứ hai là Linus Pauling ở Caltech là người đầu tiên nhận ra cấu trúc xoắn (helical) ở protein (giải Nobel hoá học năm 1958), và có lẽ ông đã phát hiện ra cấu trúc này ở DNA nếu ông không lỡ chuyến tàu qua Anh, lỡ luôn dịp chứng kiến bức ảnh X-ray của Wilkins và Franklin. Pauling công bố cấu trúc của DNA 2 tháng trước Watson và Crick, nhưng cấu trúc đó là sai (ông cho rằng nó là triple helix).
Nhóm cuối cùng và là những người chiến thắng là nhà khoa học thiên tài người Anh Francis Crick (người được coi là cha đẻ của ngành sinh học phân tử hiện đại) và một trong những người có ảnh hưởng nhưng cũng đầy mâu thuẫn, tác giả cuốn sách, nhà khoa học người Mỹ James Watson. Một trong những điểm đáng chú ý là Watson và Crick không hề có dự án về cấu trúc DNA, họ đơn giản là tò mò và quyết tâm theo đuổi nó bằng mọi giá. Erwin Chargaff là người phát hiện ra tỷ lệ của các nucleic acid trong DNA luôn cân bằng giữa Adenine và Thymine, Guanine và Cytosine. Sau khi chứng kiến seminar về phát hiện này vào năm 1952, Watson và Crick nghĩ ngay đến mô hình pairing trong cấu trúc DNA (A-T, G-C), một trong những điểm chính thúc đẩy họ xây dựng cấu trúc xoắn kép. Bức ảnh X-ray của Franklin là bức ảnh đơn giản nhưng có chất lượng nhất về cấu trúc tinh thể của DNA, nó chỉ ra rõ ràng cấu trúc xoắn (helical) ở DNA. Vì nhiều lý do mà Franklin và Wilkins đã không mô hình hóa được DNA dù họ là những người đầu tiên nhìn thấy bức ảnh X-ray này. Như vậy, Watson và Crick đã có hai bằng chứng quan trọng về cấu trúc DNA, đó là cơ chế ghép cặp (pairing) giữa A-T và C-G và cấu trúc xoắn của hai trục tinh thể. Tuy nhiên, họ chỉ hoàn chỉnh nó sau khi Jerry Donohue chỉ cho họ hydrogen chính là cầu nối A-T và C-G.
Cấu trúc xoắn kép của DNA được khám phá chính thức vào năm 1953, công trình thắng giải Nobel chín năm sau đó (1962) và ảnh hưởng của nó là vô tận. Ví dụ như nó chỉ ra cơ chế sao chép của tế bào của Watson và Crick dự đoán (và được chứng minh hoàn toàn sau đó), giải thích sự sống, tạo ra ngành sinh học phân tử và công nghệ sinh học như hiện nay.
(Theo TS Đinh Quang Huy)
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH
“Cuốn sách mô tả các sự kiện dẫn đến một trong những khám phá sinh học vĩ đại của thời đại chúng ta.”
- Robert K. Merton
“Một thành công to lớn... một tác phẩm kinh điển.”
- Peter B. Medewar
“Không ai có thể bỏ lỡ sự phấn khích trong câu chuyện về khám phá vĩ đại và đẹp đẽ này… Cuốn sách truyền tải tinh thần khoa học… ý nghĩa về tương lai, tinh thần cao, sự cạnh tranh và dự đoán đúng sai, sự bao trùm của trí tưởng tượng và thử nghiệm thực tế.”
- Jacob Bronowski
“Lịch sử về một nỗ lực khoa học, một câu chuyện trinh thám thực sự khiến người đọc nghẹt thở từ đầu đến cuối.”
- Andre Lwoff
“Ông đã mô tả một cách đáng ngưỡng mộ cảm giác đáng sợ và đẹp đẽ khi tiến hành một khám phá khoa học.”
- Richard Feynman
VỀ TÁC GIẢ
Tác giả James Dewey Watson (1928)
- Là nhà sinh vật học phân tử Mỹ. Vào năm 25 tuổi, ông đã nổi tiếng với công trình khám phá ra cấu trúc DNA. Watson, Francis Crick và Maurice Wilkins đã được trao giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1962 cho "sự khám phá của họ liên quan đến cấu trúc phân tử của nucleic acids và tầm quan trọng của nó cho việc trao chuyển thông tin trong vật chất sống".
- 1956-1976: Watson trở thành thành viên giảng dạy tại các phòng thí nghiệm của Đại học Harvard.
- 1968: ông làm giám đốc phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor tại Long Island, New York và chuyển trọng tâm nghiên cứu của trung tâm này sang nghiên cứu ung thư.
- 1994: ông đã giữ chức chủ tịch của trung tâm này 10 năm và sau đó trở thành hiệu trưởng của nó cho đến năm 2007.
- 1988-2002: Watson làm việc với Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đóng góp cho việc xây dựng đề án liên quan đến di truyền của con người.
- Ông cũng đã viết rất nhiều sách khoa học, trong đó có The Molecular Biology of the Gene (1965),The Double Helix (1968).
MS04 - Giá Đang Bán: 179.000đ
Giá Ưu Đãi: 135.000đ (Ưu đãi 25%)
TRÍCH ĐOẠN ĐỌC THỬ
Tôi chưa từng thấy Francis Crick thể hiện vẻ khiêm nhường. Có thể anh ấy điềm đạm với ai khác, nhưng tôi chẳng có lý do nào để phán xét cả. Chuyện đó không liên quan đến sự nổi tiếng của anh lúc ấy. Anh đã được nhắc đến nhiều, thường là với một sự kính trọng, rằngcó thể một ngày nào đó anh sẽ được xếp vào hàng ngũ với Rutherford hay Bohr. Nhưng sự tình vẫn chưa phải như vậy vào khoảng mùa thu năm 1951 khi tôi đến làm việc ở Phòng thí nghiệm Cavendish thuộc Đại học Cambridge, cùng một nhóm nhỏ các nhà vật lý học và hóa học nghiên cứu về cấu trúc không gian ba chiều của protein. Vào thời điểm đó, anh đã 35 tuổi vàhầu như chưa có tiếng tăm gì. Mặc dù một vài đồng nghiệp thân thiết đã nhận ra tư duy nhanh nhẹn và sắc sảo của anh nên thường tìm đến anh để hỏi ý kiến, nhưng họ lại thường không trân trọng đúng mức mà còn cho rằng anh hay nói luyên thuyên.
Chủ nhiệm đơn vị nghiên cứu của Francis lúc ấy là ông Max Perutz, một nhà hóa học gốc Áo đã đến Anh vào năm 1936. Vào thời điểm đó ông đã thu thập nhiều dữ liệu nhiễu xạ qua tia X từ các tinh thể hemoglobin được hơn 10 năm và chỉ mới bắt đầu tìm thấy vài kết quả. Người giúp đỡ ông là Ngài Lawrence Bragg, giám đốc phòng thí nghiệm Cavendish. Suốt gần bốn mươi năm, ông Bragg, một người đoạt giải Nobel và là một trong những người đặt nền móng cho ngành tinh thể học, đã luôn dõi theo nhiễu xạ tia X như một phương pháp giúp xác định cấu trúc ngày càng phức tạp hơn của các phân tử.* Khi cấu trúc phân tử càng phức tạp được tìm ra nhờ phương pháp mới thì ông lại càng phấn khởi. Vì thế mà trong những năm ngay sau chiến tranh ông đặc biệt say mê với việc giải cấu trúc protein, vốn là loại phân tử phức tạp nhất. Bình thường, khi xong việc hành chính, ông Bragg hay ghé qua văn phòng của Perutz để thảo luận về những dữ liệu tia X vừa thu được. Sau đó ông tiếp tục tìm cách lí giải chúng sau khi về nhà.
Crick là điểm giao thoa giữa - nhà lý thuyết Bragg và - nhà thực nghiệm Perutz; anh thi thoảng cũng làm thí nghiệm nhưng thường say sưa với lý thuyết giải mã cấu trúc protein hơn. Mỗi khi tìm ra điều mới mẻ, anh thường sẽ trở nên cực kì phấn khích và lập tức kể cho bất kì ai chịu nghe về những điều này. Mộthai ngày sau đó anh thường nhận thấy lý thuyết của mình chưa ổn và thế là quay sang thí nghiệm cho đến khi chán thì phát kiến mới cho lý thuyết lại nảy sinh.
Có nhiều tình huống bi hài liên quan đến những chuyện này. Mà cũng nhờ vậy nên không khí phòng thí nghiệm, nơi mà những quy trình thường kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm, trở nên sôi động hơn. Điều này một phần do âm lượng giọng nói của Crick: anh nói lớn và nhanh hơn bất kì ai và khi anh phá lên cười thì ai cũng biết anh đang ở đâu trongviện Cavendish. Gần như ai cũng thích thú với những khoảnh khắc rộn ràng này, đặc biệt là khi chúng tôi có thời gian chăm chú lắng nghe và ngắt lời ngay khi không còn theo kịp chuỗi suy luận của anh nữa. Nhưng có một ngoại lệ đáng nhắc tới. Những cuộc chuyện trò với Crick thường lại làm Ngài Lawrence Bragg khó chịu, và giọng nói của anh thôi cũng đủ để làm Bragg phải tìm một nơi khác, yên tĩnh hơn. Chỉ thỉnh thoảng ông mới tới uống trà ở Cavendish, vì điều đó có nghĩa là ông phải chịu đựng việc cả phòng trà như vỡ bung do giọng nói của Crick. Nhưng ngay cả khi đã làm vậy, Bragg vẫn chưa hoàn toàn được yên thân. Đã hai lần hành lang bên ngoài văn phòng của ông bị ngập khi nước túa ra từ phòng thí nghiệm mà Crick đang làm việc. Francis, vì mải say sưa với lí thuyết, đã lơ là việc siết chặt ống cao su quanh cái máy bơm hút của mình.
Vào thời điểm tôi mới đến, các lí thuyết của Francis đã vượt xa những giới hạn của lĩnh vực tinh thể học protein. Bất cứ điều gì quan trọng cũng lôi cuốn anh, và anh thường đi đến nhiều phòng khác nhau để xem những thí nghiệm mới nào vừa được thực hiện. Mặc dù thường rất nhã nhặn và ân cần đối với các đồng nghiệp khi họ không hiểu rõ ý nghĩa thật sự của những thí nghiệm mới, nhưnganh cũng không bao giờ ngần ngại nói thẳng với họ điều đó. Gần như ngay lập tức, anh sẽ đề xuất một loạt những thí nghiệm mới để chứng minh cho lập luận của mình. Ngoài ra, anh cũng không ngừng thao thao bất tuyệt với những ai chịu lắng nghe rằng các ý tưởng sáng suốt mới của mình có thể sẽ thúc đẩy khoa học phát triển như thế nào.
Từ những lí do đó, người ta thực sự sợ Crick dù không nói ra, đặc biệt là những người cùng thời với anh cũng đang tìm danh tiếng. Cái cách anh nhanh chóng nắm bắt dữ liệu và giản lược chúng thành những mô hình chặt chẽ thường làm cho họchột dạ. Họ sợ rằng, trong tương lai sớm thôi, anh ấy sẽ thành công, và sẽ chỉ ra cho cả thế giới thấy những cái đầu mờ nhạt, vốn được che dấu sau những lối hùng biện kiểu cách của Đại học Cambridge.
Mặc dù Crick được hưởng quyền có một bữa ăn mỗi tuần tại trường Caius (một trường thành viên danh giá của Đại Học Cambridge - ND), anh vẫn chưa vào biên chế của bất kì trường nào. Một phần là do chủ ý của anh. Anh rõ ràng không muốn chịu gánh nặng không đáng có từ việc giảng dạy sinh viên đại học. Phần khác cũng vì tiếng cười của Crick, không chừng nó sẽ làm mấy học giả đáng kính nổi khùng nếu phải nghe thấy quá một lần mỗi tuần. Tôi chắc rằng việc không vào biên chế đôi khi cũng làm Francis buồn phiền, dù cho bản thân anh cũng thấy rõ rằng cuộc sống của giới khoa bảng vốn bị chi phối bởi các vị trung niên quá mô phạm nhưng thực chất lại không có khả năng đem lại cho anh niềm yêu thích khoa học hay chỉ dạy cho anh bất cứ điều gì đáng giá. Duy chỉ có trường King, một ngôi trường giàu mạnh và phóng khoáng mới tiếp nhận anh mà không làm mất đi tính cách của cả đôi bên. Những ai thân thiết đều biết anh là một người bạn vui vẻ khi cùng nhau dùng bữa tối. Nhưng dù có cố gắng thế nào, họ không thể che giấu được sự thật là nếu vô tình đưa ra một bình luận sai về rượu sherry (rượu Tây Ban Nha) thì hẳn sẽ bị Francis mắng cho một trận.
Đọc cuốn sách này nếu bạn quan tâm đến…
- Lịch sử về một nỗ lực khoa học khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA
- Cuộc đua thầm lặng trong thế giới khoa học để tìm kiếm “mật mã của sự sống”.
THÔNG TIN CHUNG
Bestseller, sách must-read mà tỷ phú Charlie Munger khuyên đọc. Từng xuất bản trong khuôn khổ Tủ sách tham khảo cơ bản Khoa học Xã hội và Nhân văn do Quỹ Ford tài trợ, đã tuyệt bản.
Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy? Đây chính là câu hỏi mà David Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách The Wealth and the Poverty of Nations.
THÔNG TIN CHI TIẾT
• Dùng kinh tế và lịch sử để tương hỗ và lý giải lẫn nhau, Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia là một công trình đặc sắc, tìm hiểu đến gốc rễ của vấn đề. Chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả khi hiểu rõ nguyên nhân. David Landes cũng dùng công trình này để thách thức những quan điểm cho rằng mỗi quốc gia đều chịu “lời nguyền của địa lý”. Ông cũng mở ra hy vọng cho các xã hội đang phát triển, nếu những phẩm chất tốt được khuyến khích và phát huy, văn hóa và nếp nghĩ được cải thiện, sự thịnh vượng sẽ đến.
• Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, việc đầu tiên là phải hiểu được gốc rễ của vấn đề, đây chính là cái đích mà Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia hướng đến. Landes cho rằng chìa khóa cho sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.
Toàn bộ cuốn sách gồm 29 chương là một tổng thể nhất quán, hấp dẫn người đọc, đồng thời từng chương của cuốn sách có thể được nghiên cứu một cách độc lập, với những bài học và kinh nghiệm riêng.
Cuốn sách đáng để đọc hai lần: một lần để đọc lướt qua, một lần để khám phá các chi tiết hấp dẫn.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Chương 1 – Sự bất bình đẳng của tự nhiên
Chương 2 - Lời đáp cho Địa lý: Châu Âu và Trung Quốc
Chương 3 - Chủ nghĩa biệt lệ ở châu Âu: Một con đường khác
Chương 4 – Sáng chế ra sáng chế
Chương 5 – Sự mở đầu vĩ đại
Chương 6 – Đông Tiến!
Chương 7 – Từ khám phá đến đế quốc
Chương 8 – Những hòn đảo ngọt ngào cay đắng
Chương 9 – Đế chế ở phương Đông
Chương 10 – Lòng tham lợi
Chương 11 – Golconda
Chương 12 – Người thắng và kẻ thua: Được mất của đế chế
Chương 13 – Bản chất của cách mạng công nghiệp
Chương 14 – Vì sao lại ở châu Âu? Vì sao là thời điểm đó?
Chương 15 – Nước Anh và các nước khác
Chương 16 – Đuổi theo nước Anh
Chương 17 – Cần có tiền để kiếm được tiền
Chương 18 – Tài sản kiến thức
Chương 19 – Các vùng cận biên
Chương 20 – Con đường Nam Mỹ
Chương 21 - Đế chế Trung Hoa (Thiên Triều): Ngưng trệ và thụt lùi
Chương 22 - Nhật Bản: Và người cuối cùng sẽ là người đầu tiên
Chương 23 - Minh Trị Duy Tân
Chương 24 – Lịch sử sai lầm
Chương 25 - Đế quốc và giai đoạn sau đế quốc
Chương 26 – Mất quyền lãnh đạo
Chương 27 – Người chiến thắng và…
Chương 28 – Kẻ thua cuộc
Chương 29 - Chúng ta tới đây bằng cách nào? Chúng ta sẽ tới đâu tiếp?
LỜI KHEN TẶNG
“Thật tuyệt vời. Không nghi ngờ gì là cuốn sách này sẽ đặt David Landes thành một người hàng đầu xuất sắc trong lĩnh vực của ông và trong thời đại của ông.”
- John Kenneth Galbraith, nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel
“David Landes đã viết một thiên khảo sát bậc thầy về những thành công lớn và thất bại lớn trong các nền kinh tế lịch sử của thế giới. Ông viết với cảm hứng đầy nhiệt tình, với tầm nhìn rộng, với toàn bộ một loạt những kiến giải sắc sảo mà ông không ngần ngại phát biểu một cách rõ ràng. Bất kỳ ai nghĩ rằng thành công kinh tế của một xã hội học là độc lập đối với những đòi hỏi về đạo đức và văn hóa của xã hội ấy hiển nhiên là phải xem xét lại ý nghĩ của mình.”
- Robert Solow, nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel
“Công trình nghiên cứu lịch sử mới của David Landes về sự xuất hiện cách phân phối hiện hành giàu và nghèo khổ giữa các quốc gia trên thế giới là một bức tranh có tầm bao quát cực kỳ rộng lớn và sáng suốt khác thường. Ý thức về sự bất ngờ của lịch sử không làm giảm giá trị của sự nổi lên những chủ đề lặp đi lặp lại trong những cuộc đụng đầu đã dẫn đến vai trò lãnh đạo kinh tế của châu Âu. Sức mạnh giàu có, phong phú đến khó có thể tin được của việc học tập đã được thể hiện bằng một văn phong sáng sủa và mạnh mẽ, cuốn hút người đọc không cưỡng được.”
- Kenneth Arrow, nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel
“Bạn thậm chí không thể bắt đầu nghĩ về các vấn đề phát triển và hội tụ kinh tế mà không biết câu chuyện mà Landes kể... Tôi biết không có nơi nào tốt hơn để bắt đầu nghĩ về sự giàu có và nghèo đói của các quốc gia.”
- J. Bradford DeLong, Washington Post
VỀ TÁC GIẢ
TÁC GIẢ David Landes (1924-2013)
- Một trong những sử gia xuất sắc người Mỹ thời hậu chiến, Landes theo học Trường City College, New York, và Đại học Harvard. Ông là giáo sư danh dự môn lịch sử và kinh tế học tại Đại học Harvard, và đã làm giáo sư lịch sử và kinh tế học tại một số trường đại học hàng đầu ở Mỹ và châu Âu.
- Ông chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc trên phương diện kinh tế. Bằng cách kết hợp kinh tế học và lịch sử, ông đã giải đáp được rất nhiều nan đề của cả hai lĩnh vực.
- Các công trình của ông bao gồm: Bankers and Pashas nói về lòng tham của các nhà đầu tư châu Âu và sự tiếp xúc với nền tài chính quốc tế của các nhà cầm quyền Ai Cập trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX; The Unbound Prometheus nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp ở Tây Âu từ năm 1750; gần đây có Revolution in Time thể hiện góc nhìn sắc sảo của ông về những cách thức khác nhau mà các tập tục văn hóa, thói quen xã hội kết hợp với năng lực công nghệ để định hình sự phát triển kinh tế - xã hội.
MS05 - Giá Đang Bán: 399.000đ
Giá Ưu Đãi: 300.000đ (Ưu đãi 25%)
Đọc cuốn sách này nếu bạn quan tâm đến…
- Một thiên khảo sát bậc thầy về những thành công lớn và thất bại lớn trong các nền kinh tế lịch sử của thế giới.
- Các phân tích về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, tránh sự cực đoan thiên lệch.
- Nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng Công nghiệp ở các quốc gia.
TRÍCH ĐOẠN ĐỌC THỬ
Chương 1 - Sự bất bình đẳng của tự nhiên
Địa lý dường như đang ở trong thời kỳ khó khăn. Khi còn là học sinh ở trường tiểu học, tôi đã phải đọc và theo dõi các bản đồ, thậm chí vẽ ra chúng từ trí nhớ. Chúng tôi phải học về những vùng đất xa lạ, các dân tộc, phong tục tập quán, và điều này xảy ra từ lâu trước khi ai đó phát minh ra từ "đa văn hóa". Đồng thời, ở các cấp cao hơn, các trường học về địa lý kinh tế và văn hoá nở rộ. Ở Pháp, không ai nghĩ tới việc nghiên cứu lịch sử vùng mà không trước hết xác định các điều kiện vật chất trong đời sống và hoạt động xã hội cả.1 Và tại Mỹ, Ellsworth Huntington cùng các đệ tử của ông đã nghiên cứu cách thức mà địa lý, đặc biệt là khí hậu, ảnh hưởng tới sự phát triển của con người.
Tuy nhiên, mặc dù có nhiều nghiên cứu hữu ích và có tính khai sáng, Huntington đã làm cho địa lý mang tên xấu [2]. Ông đã đi quá xa. Ông đã bị quá ấn tượng bởi mối liên hệ giữa môi trường thể chất và hoạt động của con người mà ông cho rằng do ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của địa lý, bắt đầu từ các ảnh hưởng tới thể chất và sau đó là sang văn hóa. Cuối cùng, ông phân loại các nền văn minh theo thứ bậc và ấn định những nền văn minh tốt nhất- cái mà ông định nghĩa là tốt nhất – bởi những ưu đãi về khí hậu. Huntington dạy tại Đại học Yale và không phải sự ngẫu nhiên khi ông cho rằng New Haven, Connecticut, là nơi có khí hậu có sức sống nhất trên thế giới. Ông quả là một người may mắn. Phần còn lại của thế giới có thứ bậc giảm dần từ nơi đó, trong đó các vùng đất của người da màu nằm ở dưới đáy.
Mặc dù vậy, khi phát biểu những điều này, Huntington chỉ đơn giản là lặp lại truyền thống của địa lý đạo đức. Các nhà triết học dễ dàng tạo ra liên kết giữa môi trường với tính khí (do đó có sự tương phản lâu dài giữa lạnh và nóng, giữa sự chu đáo tỉnh táo tmột bên với sự tìm kiếm lạc thú đầy sôi nổi ở bên kia); trong khi những đệ tử mới ra đời của môn nhân học vào thế kỷ 19 lại cố chứng tỏ ảnh hưởng của địa lý tới sự phân phối ân huệ và sự khôn ngoan, và luôn luôn là những người trong nhóm của chính tác giả là được hưởng nhiều nhất.3 Trong thời đại của chúng ta, những cái bảng phân loại này đôi khi bị đảo ngược lại và những nhà tạo ra huyền thoại người Mỹ gốc Phi sẽ tìm cách tương phản giữa “những người của mặt trời” vui vẻ, sáng tạo với những “người của băng đá” lạnh lùng, phi nhân tính.
Cái cách phân tích có tính tự chúc tụng này có thể được chấp nhận trong một thế giới trí thức có xu hướng định nghĩa kết quả và đặc tính theo những thuật ngữ có tính chủng tộc, nhưng nó không có tính khả tín và khả năng được chấp nhận khi người ta ngày càng trở nên nhạy cảm hơn và có thái độ phản cảm trước các so sánh theo nhóm dễ gây hằn học. Và địa lý cũng biến mất cùng với nó. Khi Đại học Harvard đơn giản giải thể khoa địa lý sau Thế chiến thứ Hai, hầu như không có tiếng nói nào phản đối việc này - ngoài nhóm nhỏ những người bị sa thải.4 Tiếp sau đó, một loạt các trường đại học hàng đầu bao gồm Michigan, Northwestern, Chicago, Columbia cũng làm như vậy và một lần nữa cũng không có sự phản đối nghiêm trọng nào cả.
Sự chối bỏ này là chưa từng có trong lịch sử giáo dục đại học Mỹ và chắc chắn phản ánh những điểm yếu về mặt trí thức của khu vực này: đó là việc thiếu cơ sở lí luận, sự bao trùm của chủ nghĩa cơ hội (nói một cách mỹ từ thì là sự cởi mở Công giáo), và tính “dễ dãi” đặc biệt của ngành địa lý con người. Nhưng đằng sau những lời chỉ trích đó ẩn chứa sự bất mãn với một số kết quả. Ngành địa lý được người ta cào bằng một cái bản chải mang tính chủng tộc, và không ai muốn bị ô nhiễm cả.
Tuy nhiên, nếu dùng từ "chủng tộc", chúng ta hàm ý rằng việc liên hệ giữa kết quả và hành vi cá nhân, dù tốt hơn hay tồi hơn, với tư cách thành viên của một nhóm, đặc biệt là một nhóm được định nghĩa theo sinh học, thì không có ngành hay môn nào lại ít có tính chủng tộc hơn ngành địa lý cả. Ở đây chúng ta có một ngành mà, tự hạn chế nó vào các tác động của môi trường, đề cập tới mọi thứ ngoại trừ các đặc điểm do nhóm tạo ra. Không thể ca ngợi hoặc đổ lỗi cho ai vì nhiệt độ của không khí, lượng và thời điểm mưa, hoặc địa hình của đất đai cả.
Mặc dù vậy, địa lý phát ra thứ mùi lưu huỳnh của dị giáo. Vì sao vậy? Các lĩnh vực tri thức khác cũng từng truyền bá những thứ vô nghĩa hoặc thậm xưng, nhưng không ngành nào khác bị khinh miệt và chê bai bằng việc bỏ rơi như thế. Cảm giác của tôi là ngành địa lý bị mất uy tín, nếu không muốn nói là chẳng còn tí uy tín nào cả, là từ bản chất của nó. Nó nói lên một sự thật khó chịu, đó là, tự nhiên cũng giống như cuộc sống có tính không công bằng: không công bằng trong những ưu đãi của nó. Hơn thế, sự bất công của tự nhiên là khó lòng được sửa chữa. Một nền văn minh như của chúng ta, với động lực luôn hướng tới làm chủ, không thích bị cản trở. Nó không chấp nhận những lời lẽ làm nhụt chí mà sự so sánh về địa lý thì có đầy những thứ như thế.5
Địa lý, nói ngắn gọn, mang đến tin xấu, và tất cả mọi người đều biết bạn sẽ làm gì với loại tin đó. Như một nhà thực hành địa lý đã nói: "Không giống như trong những ngành lịch sử khác ... nhà nghiên cứu ở đây có thể phải chịu trách nhiệm về các kết quả, giống như người dự báo thời tiết phải chịu trách nhiệm về việc mặt trời không xuất hiện khi người ta mong nó hiện ra trên bãi biển"6
Thế nhưng, chối bỏ nó không làm chúng ta khôn ngoan hơn. Trên bản đồ của thế giới theo sản phẩm hoặc thu nhập trên đầu, các nước giàu có đều nằm ở các vùng ôn đới, đặc biệt ở Bắc bán cầu trong khi các nước nghèo ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đời. Như John Kenneth Galbraith đã nói vào thời ông còn là một nhà kinh tế nông nghiệp: “[Nếu] đánh dấu ra một vành đai có chiều rộng vài ngàn dặm bao quanh trái đất tại đường xích đạo, người ta sẽ thấy trong vành đai đó toàn các nước không phát triển. ... Tại khắp nơi trên đó đều có mức sống thấp và tuổi thọ con người ngắn ngủi."7 Và theo Paul Streeten từng lưu ý về sự kháng cự có tính bản năng trước những tin xấu:
Có lẽ điều nổi bật nhất là hầu hết các quốc gia kém phát triển đều nằm trong các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới, giữa Hạ chí tuyến và Đông chí tuyến. Các tác giả gần đây đều xuề xòa bỏ qua việc này và coi nó như thể chỉ là ngẫu nhiên. Điều này cho thấy định kiến lạc quan sâu sắc của chúng ta khi tiếp cận các vấn đề phát triển và sự miễn cưỡng khi phải thừa nhận rằng có sự khác nhau rất lớn trong điều kiện ban đầu mà các nước nghèo ngày nay gặp phải so với những gì các nước phát triển gặp phải vào thời kỳ tiền công nghiệp.8
Hiển nhiên là, địa lý chỉ là một yếu tố ở đây. Một số học giả đổ lỗi cho công nghệ và các nước giàu đã phát triển công nghệ: các nước này bị buộc tội là đã tạo ra các giải pháp công nghệ phù hợp với khí hậu ôn đới, trong khi đất đai nhiệt đới màu mỡ nhiều tiềm năng vẫn bị bỏ hoang. Một số khác buộc tội các cường quốc thực dân tàn phá các xã hội vùng xích đạo, khiến các nước này mất quyền kiểm soát môi trường của họ. Thế nên, việc buôn bán nô lệ, bằng cách làm giảm dân số trên diện rộng và khiến người dân phải quay lại sống trong những cánh rừng bụi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ruồi xê xê (tsette) và sự lan truyền bệnh trypanosomiasis (bệnh ngủ do ruồi xê xê gây ra). Hầu hết các tác giả thường sẽ tránh đề cập tới đề tài này.
Chúng ta không nên chọn con đường dễ dàng đó. Nhà sử gia không nên xóa đi hoặc viết lại quá khứ để làm cho nó dễ chịu hơn; và nhà kinh tế học, người có một giả thiết dễ dàng rằng mọi quốc gia đều có số phận là phải phát triển sớm hay muộn, thì phải luôn sẵn sàng nhìn thẳng vào các thất bại.9 Dù người ta có nói như thế nào đi nữa về vai trò suy yếu của các hạn chế về địa lý ngày nay trong thời đại y học nhiệt đới và công nghệ cao thì những hạn chế này cũng không biến mất và thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước kia. Thế giới chưa bao giờ là một sân chơi bình đẳng, và mọi thứ đều có giá cả.
Chúng ta sẽ bắt đầu với những hiệu quả đơn giản, trực tiếp của môi trường và tiếp theo đề cập tới các liên kết phức tạp, có nhiều trung gian hơn.
THÔNG TIN CHUNG
Peter Frankopan – tác giả sách bán chạy theo bình chọn của Sunday Times
The New Silk Roads – một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ về lịch sử thế giới
Cuốn sách vẽ nên bức tranh khái quát nhưng chi tiết về các vấn đề đương đại, nhưng lại thông qua một lăng kính rộng hơn với hy vọng cung cấp bối cảnh cho những gì đang xảy ra trên thế giới, và nhấn mạnh một số chủ đề định hình toàn bộ cuộc đời và sinh kế của chúng ta. Con đường tơ lụa là trái tim của bức tranh – nó trung tâm tới nỗi, sẽ không thể hiểu được những gì đang xảy ra ngày hôm nay và trong tương lai mà không đề cập tới khu vực địa lý nằm giữa Đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Vì vậy, cuốn sách này cập nhật toàn bộ câu chuyện và diễn giải những gì đã xảy ra vài năm gần đây trong bối cảnh những thay đổi lớn diễn ra dồn dập.
THÔNG TIN CHI TIẾT
● “Con đường tơ lụa” là một khái niệm mô tả cách thức mà con người, văn hóa và các đại lục được hòa quyện vào nhau, và thông qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức các tôn giáo cũng như ngôn ngữ được lan truyền trong quá khứ, hay làm thế nào mà các quan điểm về ẩm thực, thời trang, và nghệ thuật được truyền bá, cạnh tranh và vay mượn lẫn nhau.
● “Con đường tơ lụa” làm rõ hơn vai trò trung tâm của việc kiểm soát các nguồn tài nguyên cũng như các tuyến thương mại đường dài, qua đó giải thích bối cảnh và động lực của các cuộc viễn chinh băng ngang sa mạc và đại dương giúp định hình sự trỗi dậy của các đế quốc.
● “Con đường tơ lụa” cho chúng ta thấy làm thế nào mà các sáng tạo công nghệ được thúc đẩy và lan truyền qua khoảng cách hàng ngàn dặm, và làm thế nào mà bạo lực và bệnh tật cũng đã lan truyền theo một cách thức tương tự, nhưng mang tính hủy diệt hơn.
● “Con đường tơ lụa” cho phép chúng ta hiểu được rằng quá khứ không phải là một chuỗi các thời kỳ hay các khu vực tách biệt và khác biệt với nhau, chúng cho phép chúng ta cảm nhận được giai điệu của lịch sử mà trong đó, qua hàng thiên niên kỷ, thế giới luôn luôn được nối kết với nhau như là một phần của một quá khứ toàn cầu vĩ đại và bao trùm.
Dù đời sống chính trị trong kỷ nguyên Brexit, chính trị châu Âu hay dưới thời Trump có gây tổn thương hay lố bịch như thế nào đi nữa, chính những quốc gia dọc theo con đường tơ lụa mới thực sự có vai trò quan trọng trong thế kỷ 21. Theo tác giả, các quyết định quan trọng trên thế giới ngày nay không phải được đưa ra ở Paris, London, Berlin hay Rome – như 100 năm trước đây – mà là ở Bắc Kinh, Moscow, Tehran và Riyadh, ở Dehli và Islamabad, ở Kabul hay tại các khu vực do Taliban kiểm soát ở Afghanistan, ở Ankara, Damascus và Jerusalem. Peter Frankopan muốn nhắc nhở các độc giả của mình rằng quá khứ của thế giới này được định hình bởi những gì đã xảy ra dọc theo con đường tơ lụa, và rằng tương lai cũng sẽ tương tự như thế.
The New Silk Roads cung cấp một bức tranh khái quát nhưng chi tiết về các vấn đề đương đại, nhưng lại thông qua một lăng kính rộng hơn với hy vọng cung cấp bối cảnh cho những gì đang xảy ra trên thế giới, và nhấn mạnh một số chủ đề định hình toàn bộ cuộc đời và sinh kế của chúng ta. Con đường tơ lụa là trái tim của bức tranh – nó trung tâm tới nỗi, sẽ không thể hiểu được những gì đang xảy ra ngày hôm nay và trong tương lai mà không đề cập tới khu vực địa lý nằm giữa Đông Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Vì vậy, cuốn sách này cập nhật toàn bộ câu chuyện và diễn giải những gì đã xảy ra vài năm gần đây trong bối cảnh những thay đổi lớn diễn ra dồn dập.
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Những con đường dẫn tới phương Đông
Những con đường dẫn tới trái tim của thế giới
Những con đường dẫn tới Bắc Kinh
Những con đường dẫn tới tranh đua
Những con đường dẫn tới tương lai
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH
- "Vẽ lại một cách điêu luyện về một trật tự thế giới mới..." - Justin Marozzi, Evening Standard
- "Tôi đã học được rất nhiều về sự phát triển gần đây ở Trung Á và các nơi khác. Frankopan là một người dẫn đường tuyệt vời tới những miền đất chưa ai biết tới." - Niall Ferguson, Sunday Times
- "Peter Frankopan đã thể hiện sự tiên đoán của mình về lịch sử thế giới hiện đại… Tài năng của Frankopan nằm ở chỗ, ông có thể lùi lại một vài bước từ bản đồ thế giới và các sự kiện toàn cầu so với hầu hết các nhà phê bình hiện đại, trong khi khuyến khích chúng ta sử dụng lịch sử như một cách hướng về phía trước hơn là nhìn về quá khứ." - Total Politics
- "Nhiều cuốn sách đã được viết ra như một lời tuyên bố về ‘lịch sử mới của thế giới’. Nhưng cuốn sách này mới hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu ấy… đầy khát vọng, vô cùng chi tiết và cực kỳ hấp dẫn." - The Times
- "Cuốn sách đầy năng lượng và sâu sắc này có đủ cách kể chuyện để kích thích người đọc và đủ kiến thức mới để thỏa mãn những người tài trí." - Bettany Hughes
TRÍCH ĐOẠN ĐỌC THỬ
Những con đường dẫn tới phương Đông
Hai mươi lăm năm trước, khi tôi đang chuẩn bị rời giảng đường đại học, thế giới là một nơi hoàn toàn khác. Chiến tranh Lạnh lúc đó đã kết thúc, theo sau là hy vọng về hoà bình và thịnh vượng. “Hành động anh hùng của Boris Yeltsin và của nhân dân Nga” đã dẫn nước Nga bước vào con đường cải cách và dân chủ, tổng thống Bill Clinton đã nói như thế tại một cuộc gặp với tổng thống Nga tại Vancouver năm 1993. Clinton cũng đã nói rằng, viễn cảnh về một “nước Nga mới phát triển và thịnh vượng” mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Nam Phi cũng đã đứng trước một tương lai đầy hy vọng. Các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc tiến triển nhanh tới mức Uỷ ban Nobel đã trao giải Nobel Hoà bình cho F. W. de Klerk và Nelson Mandela vào năm 1993 vì “nỗ lực của cả hai nhằm chấm dứt một cách hoà bình chế độ phân biệt chủng tộc, và đặt nền móng cho một nước Nam Phi mới”. Giải thưởng danh giá này khi đó đã mang lại hy vọng cho Nam Phi, cho cả châu Phi và thế giới nói chung – thậm chí ngay cả sau này khi người ta tiết lộ rằng rất nhiều nhân vật thân tín của Mandela đã hối thúc ông từ chối giải thưởng với lý do ông sẽ phải chia sẻ nó với người đã từng đàn áp ông. Thay vào đó, Mandela nhất quyết cho rằng sự tha thứ là một phần tối quan trọng trong quá trình hoà giải và hoà hợp.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng đã có diễn biến tích cực. Theo sau các cuộc thảo luận diễn ra năm 2018, cả Mỹ và Triều Tiên đã đạt được một thoả thuận, với phản ứng tích cực trên toàn thế giới, về vấn đề thống nhất hoà bình hai miền Triều Tiên cũng như lộ trình phi hạt nhân hoá vốn được chào đón như là bước đi lớn hướng việc từ bỏ vũ khí hạt nhân, và tiếp theo đó là xây dựng một khu vực an toàn hơn, một thế giới an toàn hơn.
Năm 1993, một thoả thuận quan trọng đã được ký kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ thiết lập khung cơ sở giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, vốn là nguồn cơn xung đột và căng thẳng suốt ba thập kỷ giữa hai bên – trong khi cả hai phía đều đồng ý cắt giảm số lượng quân đồn trú ở khu vực biên giới, và làm việc cùng nhau hướng tới một giải pháp chung mả cả hai bên có thể chấp nhận được. Điều này là quan trọng đối với cả hai quốc gia, trong bối cảnh mở rộng kinh tế và tự do hoá là những ưu tiên hàng đầu của giới lãnh đạo hai nước. Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã tới thăm các tỉnh phía nam để thúc đẩy cải cách nhanh hơn, và để đối phó với những người bảo thủ luôn phản đối quá trình tự do hoá thị trường với điểm nhấn lúc đó là việc khai trương sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải năm 1990.
Quá trình chuyển đổi ở Hàn Quốc khi đó cũng đang diễn ra nhanh chóng. Vào thập kỷ 1960, đất nước này là một trong những nước nghèo nhất thế giới, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, cũng như vị trí địa lý không hề thuận lợi nằm ở cực đông đại lục Châu Á. Quá trình chuyển đổi trở thành một siêu cường kinh tế của Hàn Quốc với những tập đoàn như Samsung, Huyndai Motor hay Hanwha – mỗi tập đoàn sở hữu lượng tài tản lên tới hơn 100 tỷ đô-la – đã khiến một số nhà phân tích cho rằng Hàn Quốc là “quốc gia thành công nhất trên thế giới”.
Tại Ấn Độ, cũng như những nơi khác, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy vào đầu thập kỷ 1990 – tuy vậy không nhiều người lúc đó đặt nhiều niềm tin vào một công ty phần mềm nhỏ đã phải chật vật phát hành cổ phiếu ở Mumbai vào tháng 2 năm 1993. Mặc cho quy mô diện tích và tiềm năng phát triển, Ấn Độ khi đó là vẫn chỉ là một quốc gia thường thường bậc trung về kinh tế, với lĩnh vực công nghệ bé nhỏ và chưa được kiểm chứng. Những ai đủ dũng cảm mua cổ phiếu của Infosys Technologies sẽ kiếm bộn nếu họ vẫn giữ chúng cho tới ngày nay. Công ty đã báo cáo lợi nhuận kết thúc năm tài chính vào ngày 31 tháng 3 năm 2018 ở mức trên 2,6 tỷ đô-la – với doanh thu trên 10 tỷ đô-la. Giá cổ phiếu đã tăng gấp 4.000 lần so với hai mươi lăm năm trước.
Triển vọng thành công của một hãng hàng không ở một quốc gia nhỏ ở Vùng Vịnh khi đó dường như cũng khá xa vời. Thành lập tháng 11 năm 1993, Qatar Airways bắt đầu chính thức hoạt động hai tháng sau với một kế hoạch kinh doanh khiêm tốn, một vài đường bay địa phương cùng nhu cầu ở mức tối thiểu. Ngày nay, hãng hàng không này sở hữu hơn 200 máy bay, hơn 4.000 nhân viên cũng với hơn 150 điểm đến – nhận được hàng tá các giải thưởng mà hai thập kỷ rưỡi trước chẳng ai có thể ngờ tới. Qatar Airways hiện tại là cổ đông lớn nhất của Liên minh Hàng không Quốc tế (chủ sở hữu của British Airways, Iberia và Aer Lingus) – cũng như nắm giữ 10% vốn góp tại Cathay Pacific. Vào tháng 4 năm 2018, hãng đồng ý mua 25% cổ phần sân bay quốc tế Vnukovo ở Moscow – sân bay lớn thứ ba tại Nga.
Dĩ nhiên, những tin tức tốt lành không xuất hiện ở mọi nơi mọi chốn trong năm 1993, khi một xe bom phát nổ tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và một loạt các vụ đánh bom có phối hợp ở Mumbai làm thiệt mạng hơn 250 người. Sarajevo, thành phố vốn nổi tiếng với vụ ám sát Franz Ferdinand dẫn tới Thế chiến thứ nhất, chịu sự công phá của các lực lượng người Serb tại Bosnia trong khoảng thời gian còn dài hơn cả trận Stalingrad trong Thế chiến thứ hai. Hình ảnh lính bắn tỉa bắn vào thường dân khi họ cố gắng băng qua đường đã lan truyền nhanh chóng, tương tự là hình ảnh tàn phá gây ra bởi các quả đạn pháo được bắn vào trong thành phố từ những quả đồi lân cận. Sự tái xuất hiện của các trại tập trung ở Châu Âu, những vụ thảm sát tại Srebrenica và Goradze giữa thập kỷ 1990 truyền tải tới chúng ta lời nhắc nhở kinh hoàng rằng những bài học khủng khiếp của quá khứ thậm chí có thể dễ dàng bị lãng quên.
Một vài vấn đề khác xảy ra đầu thập kỷ 1990 lại gần gũi hơn nhiều. Ví dụ ở nước Anh, diễn ngôn chính trị bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc tranh cãi độc hại liên quan đến quy chế thành viên Liên minh Châu Âu và lời kêu gọi tiến hành trưng cầu dân ý. Những vấn đề này hầu như đã khiến chính phủ sụp đổ, và thủ tướng khi đó, John Major, đã gọi chính các thành viên nội các của ông là “đồ con hoang”.
Những con đường dẫn tới trung tâm của thế giới
Những sự kiện gần đây khiến chúng ta khó có thể không đồng ý với đánh giá cho rằng phương tây đang ở ngã tư đường. Ở Mỹ, Donald Trump được bầu làm tổng thống sau chiến dịch bầu cử với khẩu hiệu “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Ông ta đã lặp đi lặp lại trong suốt chiến dịch tranh cử của mình rằng việc nước Mỹ thay đổi đường hướng là hết sức quan trọng. Tương lai của đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. “Hoặc là chúng ta thắng cuộc bầu cử này”, Trump đã phát biểu trước cử tri tại Colorado Springs ba tuần trước ngày bỏ phiếu, “hoặc là chúng ta đánh mất đất nước này”.
Nước Mỹ đang rơi tự do, Trump nhắc đi nhắc lại trong suốt chiến dịch tranh cử. Cần phải tiến hành các giải pháp tuyệt vọng để cứu đất nước, ông ta đã tuyên bố như vậy khi chính thức tuyên bố ứng cử vào mùa hè năm 2015. “Đất nước của chúng ta đang gặp vấn đề nghiêm trọng”, Trump nói, “Chúng ta đã không còn ca khúc khải hoàn nữa. Chúng ta đã từng quen thuộc với những chiến thắng, nhưng giờ chúng ta không còn như thế nữa”. Những nước khác đã trở nên giàu có hơn dựa trên các chi phí mà nước Mỹ phải bỏ ra. “Đã khi nào chúng ta đánh bại Nhật Bản về thứ gì đó chưa?”. “Họ xuất khẩu cả triệu xe hơi qua chúng ta, và chúng ta đã làm gì? Lần cuối mà các bạn thấy một chiếc Chevrolet ở Tokyo là lúc nào? Điều đó không xảy ra đâu, mọi người. Họ lúc nào cũng thắng chúng ta”.
Mexico cũng trở thành một vấn đề cần quan tâm. “Khi Mexico đưa người của họ qua đất nước chúng ta, họ không đưa những người giỏi nhất”, Trump tuyên bố. “Họ chỉ gửi sang những người mang theo bên mình một núi các vấn đề, và chúng ta phải gánh chịu những vấn đề đó. Họ mang theo các loại thuốc kích thích. Họ mang theo tội phạm. Họ là những kẻ hiếp dâm. Và tôi đoàn chừng một vài người bọn họ có thể là người tốt”. Trung Quốc cũng trở thành vấn đề. “Lần cuối mà các bạn thấy Mỹ đánh bại...Trung Quốc trong chiến tranh thương mại là khi nào? Họ giết chết chúng ta. Tôi thì lúc nào cũng đánh bại Trung Quốc. Lúc nào cũng thế”. Trong khi đó những can dự ở nước ngoài trở nên tốn kém và không đạt được bất cứ kết quả nào. “Chúng ta đã chi 2 nghìn tỷ đô-la ở Iraq, 2 nghìn tỷ. Chúng ta đã mất hàng nghìn mạng sống, hàng nghìn ở Iraq. Chúng ta cũng có những binh sĩ bị thương, những người tôi rất yêu mến. Tôi yêu mến họ - họ rất vĩ đại – họ ở khắp mọi nơi, hàng nghìn hàng nghìn những binh sĩ bị thương.”
Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt – nếu không thì nước Mỹ sẽ bị huỷ hoại. “Tôi sẽ cho phép sử dụng trở lại phương pháp trấn nước”, Trump đã nói trong một buổi tranh luận được truyền hình trực tiếp với các ứng viên Cộng hoà khác, “và tôi cũng sẽ làm sống lại những thứ còn tồi tệ hơn phương pháp trấn nước”. Và sau đó là kế hoạch khét tiếng xây dựng bức tường với Mexico mà Trump hứa hẹn sẽ là “một bức tưởng biên giới phía nam không thể xuyên thủng, cứng cáp, cao, mạnh mẽ, đẹp đẽ”. Người Mexico “là một dân tộc vĩ đại và những nhà lãnh đạo vĩ đại”, ông ta nói, “họ chưa biết điều đó, nhưng họ sẽ phải trả chi phí cho bức tường đó”. Cựu tổng thống Mexico Vincente Fox đã hết sức tức giận: “Chúng ta sẽ không làm như thế, tôi sẽ không trả một xu cho bức tường chết tiệt đó”, ông đã nói như vậy với một phóng viên truyền hình. “Và tôi sẽ không xin lỗi” vì đã chửi thề, ông khẳng định chắc chắn.
Cần phải có những hành động chống Trung Quốc, Trump liên tục nói về điều đó. “Chúng ta không thể tiếp tục cho phép Trung Quốc cưỡng hiếp đất nước của chúng ta và đó là những gì mà họ đang làm”. Người Trung Quốc “đã lợi dụng chúng ta theo cách chưa từng có trong lịch sử, Trump phát biểu trong chương trình Good Morning America của đài ABC. “Họ đã làm như vậy đó; những gì họ đã làm với nước Mỹ là vụ trộm cắp lớn nhất trong lịch sử thế giới. Họ cướp đi việc làm của chúng ta”. Là trắng hoặc đen. “Có những người không muốn tôi nhắc tới Trung Quốc như kẻ thù”, Trump viết trong một cuốn sách được sử dụng như tuyên ngôn tranh cử tổng thống của ông. “Nhưng họ chính xác là những kẻ như thế”.
Nước Mỹ đang quỳ gối. “Sự tàn sát mà người Mỹ đang phải chịu đựng phải được chấm dứt ngay tại đây và ngay bây giờ... Kể từ ngày hôm nay, một viễn kiến mới sẽ thống trị”, Trump phát biểu tại lễ nhậm chức vào tháng 1 năm 2017. “Sẽ là nước Mỹ trước hết, nước Mỹ trước hết”. Câu thần chú “nước Mỹ trước hết” – một câu khẩu hiệu có gốc rễ sâu xa trong khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế chiến cũng như trong quan điểm biệt lập có từ lâu đời khi cho rằng Mỹ nên đứng ngoài những vấn đề quốc tế, cũng như có liên quan tới nhóm Ku Klux Klan hay những quan điểm bài Do Thái – đã ảnh hưởng lớn tới Nhà Trắng. Quả thật, gói ngân sách đầu tiên mà Trump trình lên Quốc hội vào mùa xuân năm 2017 đơn giản đã được đặt tên là “Nước Mỹ trước hết. Một kế hoạch ngân sách làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Như những gì đã hứa trong suốt quá trình vận động tranh cử, Trump đã nhanh chóng đưa nước Mỹ rút khỏi nhiều hiệp định mà các chính quyền trước đã ký kết, ngắt kết nối giữa nước Mỹ và những vận động quốc tế chính thống. Một trong số đó là sắc lệnh “vĩnh viễn rút khỏi” Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong ngày đầu tiên nhậm chức, với hứa hẹn rằng đây là một bước đi cần thiết để “thúc đẩy các ngành công nghiệp Mỹ, bảo vệ công nhân Mỹ, và phất cao ngọn cờ của nước Mỹ”.
MS06 - Giá Đang Bán: 129.000đ
Giá Ưu Đãi: 97.000đ (Ưu đãi 25%)
VỀ TÁC GIẢ
Tác giả Peter Frankopan
- Giáo sư khoa Lịch sử Toàn cầu của Đại học Oxford
- Nhà nghiên cứu cao cấp của Trường Worcester, thuộc Đại học Oxford
- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Byzantine Oxford
Đọc cuốn sách này nếu bạn quan tâm đến…
- Lịch sử thế giới qua con đường tơ lụa.
- Một trật tự thế giới mới qua một góc nhìn hoàn toàn mới.
THÔNG TIN CHUNG
Chiến lược toàn cầu của Mỹ để duy trì vị thế đặc biệt của mình trên thế giới là gì? The Grand Chessboard chính là câu trả lời.
Bàn cờ lớn thể hiện tầm nhìn địa chiến lược táo bạo và khiêu khích của Brzezinski dành cho sự ưu việt của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Điểm trọng tâm trong phân tích của ông là việc thực thi quyền lực trên lục địa Á-Âu, nơi tập trung phần lớn dân số, tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế của toàn cầu. Trải dài từ Bồ Đào Nha đến Eo biển Bering, từ Lapland đến Malaysia, lục địa Á-Âu chính là một bàn cờ vĩ đại, nơi mà quyền lực tối cao của nước Mỹ sẽ được phê chuẩn và thách thức trong một tầm nhìn dài hạn của những năm sau này. Từ đó, nhiệm vụ mà nước Mỹ phải đối mặt là hiểu về những thay đổi địa chính trị mới trong khu vực này, nhằm đề phòng những đối thủ cạnh tranh mới, quản lý các cuộc xung đột và mối quan hệ ở châu Âu, châu Á và Trung Đông sau sự sụp đổ của Liên Xô để không có siêu cường đối thủ nào phát sinh có thể đe dọa lợi ích sống còn, sự thịnh vượng hay sức mạnh toàn cầu dành riêng cho nước Mỹ.
THÔNG TIN CHI TIẾT
● Khi thế kỷ 20 sắp kết thúc, Mỹ đã nổi lên như một siêu cường duy nhất của thế giới: Không có quốc gia nào khác sở hữu sức mạnh quân sự và kinh tế tương đương hoặc có lợi ích vượt trội toàn cầu. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng mà nước Mỹ phải đối mặt vẫn chưa được trả lời: Chiến lược toàn cầu của quốc gia này để duy trì vị thế đặc biệt của mình trên thế giới là gì? Zbigniew Brzezinski đã giải quyết câu hỏi này ngay từ đầu trong cuốn sách đầy ẩn ý và phá cách này.
Bàn cờ lớn thể hiện tầm nhìn địa chiến lược táo bạo và khiêu khích của Brzezinski dành cho sự ưu việt của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Điểm trọng tâm trong phân tích của ông là việc thực thi quyền lực trên lục địa Á-Âu, nơi tập trung phần lớn dân số, tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế của toàn cầu. Trải dài từ Bồ Đào Nha đến Eo biển Bering, từ Lapland đến Malaysia, lục địa Á-Âu chính là một bàn cờ vĩ đại, nơi mà quyền lực tối cao của nước Mỹ sẽ được phê chuẩn và thách thức trong một tầm nhìn dài hạn của những năm sau này. Từ đó, nhiệm vụ mà nước Mỹ phải đối mặt là hiểu về những thay đổi địa chính trị mới trong khu vực này, nhằm đề phòng những đối thủ cạnh tranh mới, quản lý các cuộc xung đột và mối quan hệ ở châu Âu, châu Á và Trung Đông sau sự sụp đổ của Liên Xô để không có siêu cường đối thủ nào phát sinh có thể đe dọa lợi ích sống còn, sự thịnh vượng hay sức mạnh toàn cầu dành riêng cho nước Mỹ.
● Tại sao Pháp và Đức sẽ đóng vai trò địa chiến lược quan trọng, trong khi Anh và Nhật Bản thì không? Tại sao việc mở rộng NATO mang lại cho Nga cơ hội để xóa bỏ những sai lầm trong quá khứ và tại sao Nga không thể bỏ qua cơ hội này sang một bên? Tại sao số phận của Ukraine và Azerbaijan rất quan trọng đối với Mỹ? Tại sao Trung Quốc có khả năng trở thành một mối đe dọa? Tại sao nước Mỹ không chỉ là siêu cường thực sự toàn cầu đầu tiên mà còn là cuối cùng - và ý nghĩa của di sản Mỹ là gì?
Những kết luận ban đầu và đáng ngạc nhiên của Brzezinski đã thay đổi những hiểu biết khôn ngoan thông thường khi ông đặt nền tảng cho một tầm nhìn mới và hấp dẫn về lợi ích sống còn của nước Mỹ. Một lần nữa, Zbigniew Brzezinski đã cung cấp một hướng dẫn triết học và thực tiễn để duy trì và quản lý sức mạnh toàn cầu của Mỹ.
LỜI KHEN TẶNG DÀNH CHO CUỐN SÁCH
“Công lao to lớn của cuốn sách này nằm ở sự phân tích về triển vọng mang tính chiến lược và các vấn đề nan giải về chính sách của một loạt các quốc gia ở khối lục địa Á-Âu, một sự nghiên cứu tổng thể đầy đủ được thực hiện một cách sáng suốt. Phân tích của Brzezinski về mối quan hệ tay ba giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ – cùng với các khuyến nghị chính sách xuất phát từ đó – là đặc biệt hữu ích.”
– David C. Hendrickson, Foreign Affairs
“Bàn cờ lớn là cuốn sách mà chúng tôi đã chờ đợi: một sự phơi bày thể hiện rõ ràng, cứng rắn, dứt khoát về lợi ích chiến lược của nước Mỹ trong thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.”
– Samuel Huntington,
tác giả của Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới
“Bàn cờ lớn sẽ làm sửng sốt những bạn đọc còn rụt rè, làm điên đảo những độc giả thiếu sáng kiến, và truyền cảm hứng cho những ai suy nghĩ thấu đáo. Dành cho những người tin rằng Mỹ nên đứng ở vai trò lãnh đạo nhưng không chắc chắn có thể thực hiện điều đó bằng cách nào, cuốn sách cung cấp một tầm nhìn thực dụng và đầy tính thuyết phục. Đối với những người phụ trách quá trình hoạch định chính sách Mỹ, đây là một cuốn sổ tay hướng dẫn bắt buộc.”
– Trung Tướng William E. Odom, Giám đốc Nghiên cứu An ninh Quốc gia, Viện Hudson
MS07 - Giá Đang Bán: 139.000đ
Giá Ưu Đãi: 105.000đ (Ưu đãi 25%)
VỀ TÁC GIẢ
Tác giả Zbigniew Brzezinski (1928-2017)
* Là nhà khoa học chính trị, chiến lược gia địa chính trị, chính khách người Mỹ gốc Ba Lan.
* 1953: Nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Harvard, sau đó làm giáo sư ngành Chính sách đối ngoại Mỹ tại Đại học Johns Hopkins.
* 1977-1981: Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cho tổng thống Jimmy Carter.
* 1981: Nhận Huân chương Tự do của tổng thống Hoa Kỳ.
* 1995: Nhận Huân chương Đại bàng Trắng của Ba Lan.
* 2002: Là Công dân Danh dự của thành phố Gdańsk, Ba Lan.
* Là thành viên của nhiều tổ chức, hội đồng nghiên cứu và cố vấn cấp cao về những chính sách an ninh và quan hệ quốc tế Mỹ.
Đọc cuốn sách này nếu bạn quan tâm đến…
- Tầm nhìn chiến lược của nước Mỹ trong thế kỷ 21.
- Phân tích mối quan hệ tay ba giữa Mỹ-Trung-Nhật.
Đây là những tác phẩm đã được Omega Plus mua bản quyền và sẽ xuất bản tại Việt Nam trong Quý IV năm 2019. Chúng tôi cam kết 100% sách đảm bảo chất lượng về in ấn, gia công đóng gói không bị quoăn gáy, rách trang...Chúng tôi cam kết đổi mới trong trường hợp sản phẩm do lỗi sản xuất từ phía chúng tôi.
Dưới đây là một số hình ảnh lệnh chuyển tiền của một số khách hàng của chúng tôi. Những khách hàng thanh toán thành công sẽ được chúng tôi mời tham gia vào nhóm thành viên Omega+ Buddy. Hãy nhanh tay đặt sách để trở thành thành viên thân thiết của chúng tôi!
Ưu đãi đặc biệt này có thể kết thúc bất cứ lúc nào, thời gian còn lại của Ưu đãi
Bộ Minh Thực Lục (gồm 3 cuốn)
1.650.000 VND
Beethoven: Âm nhạc và Cuộc đời
359.000 VND
The Bright Hour
139.000 VND
Double Helix
179.000 VND
The wealth and poverty of nations
399.000 VND
The new silk road
129.000 VND
The grand chessboard
139.000 VND
TỔNG CỘNG GIÁ BÌA
2.994.000 VND
Tặng 01 cuốn Hiểu về Trump trị giá 249.000đ khi đặt mua trọn 7 tác phẩm
©2019 Allrights reserved Omega Vietnam
Bộ phận CSKH của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn để xác nhận việc đặt hàng và thanh toán cho việc đặt trước trong chương trình khuyến mãi đặc biệt này!