Phap

  • Đương thời, vẫn còn nhiều người sống sót từ cuộc chiến mà người Pháp gọi là “Chiến tranh Đông Dương”, diễn ra từ năm 1945 đến năm 1953, đặc biệt là những quân nhân đã “đi Đông Dương” và đã giữ lại trong mình ký ức của những trận đánh trên đường số 4 hay ở Điện Biên Phủ. Tất cả, quân nhân hay dân sự, chắc chắn đều nghe nói đến Hồ Chí Minh, lúc đó cũng như mãi mãi, như một hình tượng ái quốc của dân tộc Việt Nam. Nhưng thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX dường như đã tan vào màn đêm của thời gian và cũng chẳng còn những chứng nhân sống sót, trong khi đó chính là thời kỳ quyết định đến thái độ quan hệ với nhau sau này giữa kẻ chiếm hữu thuộc địa và người dân thuộc địa. Và cũng có “hình tượng” của mình, một anh hùng dân tộc người An Nam, đầu lĩnh giặc cỏ đối với chính quyền Pháp: Hoàng Hoa Thám, được gọi là Đề Thám.

  • Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định.

    Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì? Người đọc hãy theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên cho điều đó qua hai chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị, và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu và một vài quốc gia Hồi giáo từ góc nhìn ba hợp phần.

  • Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn. Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ Pháp – Việt những năm 1858-1897 để có cái nhìn đúng đắn hơn về một giai đoạn lịch sử.

Top