Thực lục được biên soạn dựa vào nguồn văn bản hành chính các loại, có thể phân thành hai nguồn chính yếu là các chỉ dụ từ trên xuống và các tấu sớ từ dưới lên, hai nguồn này phản ánh rõ nét sự hoạt động/tồn tại của một thể chế, chi phối mọi hoạt động của xã hội.
Nội dung Thực lục ghi chép rất rộng, gồm: chính sách pháp lệnh, điển chương chế độ, việc sách lập hoàng thái hậu, hoàng phi, hoàng thái tử, sách phong quận vương, vương phi, công chúa; việc hoàng đế tuần thú biên cương hoặc thân chinh, cùng các loại lễ nghi, tế tự; đất đai của các thân vương, việc phong tước và thế tập, văn võ đại thần tước công, hầu, bá tật bệnh về hưu; việc phong chức cho hàng tam công, tam thiếu, hai kinh, năm phủ, sáu bộ, đô sát viện và quan chức cao cấp ở trung ương và địa phương; việc lập mới hoặc bãi bỏ, sáp nhập nha môn các cấp; sự lai vãng của các bộ tộc ở biên cương; việc triều cống, giao thiệp hoặc buôn bán của các nước lân cận; nguyên nhân và diễn biến các cuộc chiến tranh; tiểu truyện các nhân vật trọng yếu; thiên văn, địa lý, khí tượng, thủy lợi, thuế khóa, nhân khẩu, điền thổ, trồng trọt, chăn nuôi, vận chuyển, đồn điền, thương mại… Các lĩnh vực, sự kiện, hiện tượng trong mỗi điều mục được biên chép một cách có đối chiếu và hệ thống, vì thế Minh Thực lục được xem là nguồn tư liệu tối cơ bản trong việc nghiên cứu lịch sử nhà Minh.
Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV-XVII là một sưu tập sử liệu, tự nó không là một tác phẩm lịch sử mà chỉ là chất liệu - phần nào mang tính cơ bản - nhằm phục vụ cho các sách sử và các công trình nghiên cứu sử.
Minh Thực lục là tập hợp sử liệu về nhà Minh, được viết bởi các sử quan đương thời, nội dung bao quát cả chế độ chính trị và những hoạt động xã hội một triều đại. Với một khối lượng đồ sộ, Minh Thực lục là một kho tư liệu cơ bản giúp ích rất nhiều cho việc biên soạn và nghiên cứu sử ở Trung Quốc. Trước đây, giới sử học Việt Nam đã từng biết đến nguồn tài liệu Minh Thực lục và đã trích dịch phần nào để ứng dụng vào việc biên soạn lịch sử nước nhà. Minh Thực lục: Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV-XVII là bản dịch tập hợp hầu hết các sử liệu Minh Thực lục có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lịch sử Việt Nam. Tập tư liệu này, ngoài mục đích bổ sung cho sử Việt, nó còn khơi gợi những nghiên cứu lâu dài về nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc phải nghiên cứu chính nó, tức nghiên cứu về nội hàm sử liệu Minh Thực lục.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT VỀ TÁC PHẨM
"Ưu điểm nổi bật của Thực lục nằm ở những văn bản đã sao lục gần như toàn vẹn các chỉ dụ của nhà vua và các báo cáo, kiến nghị của các quan với ngày tháng cụ thể cho từng sự việc cụ thể, một số trong các văn bản này gần với hình thức công báo ngày nay. Các nhà làm sử thuộc mọi thể tài như thông sử, biên niên, kỷ sự v.v… đều có thể dựa vào nguồn tư liệu Thực lục để sắp xếp thành sách sử. Do nguồn tư liệu tối cơ bản về triều Minh là nguồn Đáng án (Hồ sơ lưu trữ) hiện đã thất tán hư hủy phần lớn trong những biến cố lịch sử, vì vậy Minh Thực lục hiện tồn là một tập hợp sử liệu cơ bản, hệ thống nhất về thời Minh, nơi bảo lưu chủ yếu các tư liệu đầu tiên."
Phạm Hoàng Quân
Cuốn sách này cố gắng khắc họa Beethoven như một con người và nghệ sĩ, tập trung chủ yếu vào âm nhạc của ông nhưng cũng chú ý nhiều đến cuộc đời, sự nghiệp và hoàn cảnh của ông. Mục tiêu của tôi là trình bày cuộc đời ông chủ yếu qua sự phát triển của ông khi là nhà soạn nhạc, thay vì dành mỗi chương sách cho một câu chuyện tiểu sử kết hợp với cái nhìn cục bộ về sự phát triển nghệ thuật của ông. Vấn đề phức tạp là làm thế nào để đan dệt theo hai chiều – âm nhạc và tiểu sử – và đan dệt hai chiều đó ở mức độ nào chính là vấn đề được bàn luận trong sách và hiện diện suốt từ đầu đến cuối sách.
Dù có các chương riêng rẽ dành cho tiểu sử và cho bàn luận phê bình âm nhạc, hy vọng của tôi là những độc giả quan tâm nhiều hơn đến cuộc đời Beethoven cũng sẽ đọc các chương đề cập đến tác phẩm và thể loại; và những độc giả chủ yếu hứng thú với âm nhạc sẽ băng qua cây cầu dẫn đến tiểu sử. Còn với những độc giả quan tâm nhất đến bối cảnh lịch sử, chính trị và văn hóa của thời Beethoven – châu Âu hỗn loạn thời Cách mạng Pháp, Triều đại Khủng bố , những năm chiến tranh trước và trong triều đại Napoleon, và bước ngoặt lớn của chiếc bánh xe lịch sử mang tới cuộc Cách mạng Công nghiệp và thời kỳ Lãng mạn – cuốn sách này muốn tạo cho những độc giả như vậy cơ hội tiếp cận tới các tác phẩm của Beethoven vừa như sự phản chiếu những ảnh hưởng
[…]
Mặc dù một số chương phản ánh mối quan tâm của tôi khi nghiên cứu quá trình sáng tạo của Beethoven, phần lớn các bàn luận âm nhạc trong cuốn sách bao gồm các bài phê bình ngắn về một số lượng lớn tác phẩm, trong đó có các tác phẩm quan trọng nhất của ông ở từng thể loại. Những dẫn giải này chắc chẳn là vắn tắt để đưa vào cuốn sách có độ dài vừa phải, nhưng tôi đã cố gắng đưa ra các khía cạnh nổi bật và quan trọng của tác phẩm cũng như trình bày ý kiến của mình tương ứng với việc Beethoven thay đổi phong cách và cách định hình tác phẩm âm nhạc quy mô lớn hơn trong suốt đường đời. Các chương đầu phản ánh vấn đề đặc biệt mà Beethoven phải đối mặt khi còn là một nghệ sĩ trẻ tuổi tài năng ngộ ra rằng những người cùng thời đã hy vọng ông sẽ trở thành một “Mozart thứ hai”, vai trò mà không chỉ những người thầy và nhà bảo trợ am tường chỉ định cho ông mà chính ông cũng tự nguyện gánh vác trong những năm đầu sự nghiệp. Khó khăn Beethoven trẻ tuổi gặp phải khi là một cá nhân độc đáo nổi loạn và khi chấp nhận số phận như là người kế tục chính của Mozart – tấm gương cao ngút từng tồn tại trong âm nhạc – là khía cạnh quan trọng trong sự phát triển ban đầu của ông, đóng vai trò trong suốt sự nghiệp của ông theo những cách khác nhau. Các chương sau, có phần tương tự, cho ta thấy Beethoven trong những năm cuối đời, với những thành tựu lớn lao ở phía sau, giờ đây đang vượt qua cơn khủng hoảng tìm kiếm con đường nghệ thuật mới mẻ khác để tiếp bước, vươn trở lại vài thế hệ và tìm tòi các hình mẫu mới trong âm nhạc của Handel và đặc biệt là của Bach.
Câu hỏi bất kỳ độc giả nào cũng sẽ đặt ra là cuốn sách này đứng ở vị thế nào trong loạt công trình nghiên cứu hiện nay về Beethoven, bao gồm công trình của Solomon, William Kinderman, David Wyn Jones, Barry Cooper và những người khác […] Vì cuốn sách này bắt nguồn chủ yếu từ kinh nghiệm của tôi về âm nhạc, nó chắc chắn phản ánh quan điểm và điều tôi quan tâm. Nó cũng minh họa cho sở thích của tôi khi vẽ chân dung nhà soạn nhạc trong đó âm nhạc lồng lộng hơn cuộc đời, nhà soạn nhạc lấn át con người, nhưng trong đó cả hai đều có vị thế.
Bản chất sự liên hệ giữa cuộc đời và tác phẩm của một nghệ sĩ vĩ đại là gì? Vấn đề bí ẩn này được nêu lên để bàn luận trong phần đầu cuốn sách và có thể không bao giờ được thăm dò đủ sâu. Ở mức độ nào mà các sự kiện trong đời nghệ sĩ có thể, hoặc không thể, được coi là có ảnh hưởng lên tính chất và ý nghĩa của các tác phẩm riêng biệt hay các tác phẩm khác nhau vào các giai đoạn khác nhau trong đời Beethoven. Các tác phẩm lớn của Beethoven thường cho ta ấn tượng rằng chúng trực tiếp phản ánh những luồng thẩm mĩ, triết lý và đồng thời cả chính trị sâu sắc nhất trong thời đại ông, nhưng với cá tính nghệ thuật mạnh mẽ, chúng cũng vượt xa mọi tác động bên ngoài. Mặt khác, một số tác phẩm nhỏ hơn của ông rõ là được viết để kiếm tiền, lợi dụng thị hiếu đương thời trong thị trường âm nhạc, hoặc trong vài trường hợp để đáp ứng trực tiếp sự kiện chính trị. Một ví dụ điển hình là Wellington’s Victory (Chiến thắng của Wellington), tác phẩm kiếm cơm mà Beethoven đã viết như một cử chỉ ái quốc để ăn mừng thắng lợi quân sự của Wellington trước người Pháp vào năm 1813.
Có thể lần theo mọi ảnh hưởng trực tiếp từ bên ngoài như trên trong các giai đoạn đầu và cuối sát sao hơn so với giai đoạn giữa và phần nào vì thế mà tôi áp dụng chiến lược khác cho giai đoạn đó. Với thời kỳ mà tôi gọi là “Thời kỳ Trưởng thành thứ hai”, khoảng từ năm 1802 đến năm 1812, bao gồm nhiều tác phẩm nổi tiếng nhất, cách tiếp cận của tôi là theo thể loại: nghĩa là, đầu tiên là các bản giao hưởng, rồi đến các concerto, rồi đến âm nhạc sân khấu, tác phẩm thanh nhạc, nhạc thính phòng cho đàn phím, và cuối cùng là các tứ tấu dây. Tôi chọn dàn ý này vì bản thân tôi thấy mạch lạc hơn khi lần lượt đề cập đến từng thể loại chính trong thời kỳ này. Mặt khác, cách tiếp cận sát sao theo niên đại hơn lại phù hợp với âm nhạc trong giai đoạn đầu và cuối hơn là trong Thời kỳ Trưởng thành thứ hai. Bởi lúc còn trẻ và khi đã là một bậc thầy, Beethoven có khuynh hướng sáng tác nhất quán hơn trong các thể loại chính của ông.
TRÍCH ĐOẠN
- Việc tìm kiếm tình yêu và tình bạn nhưng lại sợ cam kết, không có khả năng hình thành mối quan hệ lâu bền với bất kỳ phụ nữ nào nhưng lại nôn nóng chuyển sang mối quan hệ thể xác không thể toại nguyện hay dẫn đến hôn nhân – đây là mô hình theo đuổi và chia tay đặc trưng cho đời sống yêu đương trong suốt thời kỳ sung sức nhất của Beethoven. Nhu cầu không ngừng tập trung vào công việc trong tình trạng cách ly và riêng biệt của Beethoven kết hợp với nỗi sợ cô đơn và thiếu hoàn hảo về thể chất và tâm lý đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng vào năm 1812. Tại Teplitz, anh đã trải lòng mình trong một lá thư tình nồng nàn gửi “Người yêu bất tử” vô danh, như anh gọi nàng trong lá thư, như Chúc thư Heiligenstadt, đã được phát hiện ra trong đám giấy tờ riêng của anh sau khi anh qua đời. Những nỗ lực để xác định danh tính người phụ nữ này đã đem lại một dòng thác bình luận liên quan, có thể đoán là đề tài chiếm phần lớn nhất trong nguồn tài liệu về Beethoven. Đến năm 1964, năm Elliot Forbes sửa chữa cuốn tiểu sử do Thayer thực hiện, đứng đầu danh sách là bốn ứng viên: Giulietta Guicciardi, Amalie Sebald, Therese von Brunsvik, và Josephine von Brunsvik Deym – Stackelberg. Kể từ đó, nhiều bài báo và cuốn sách về đề tài này đã tới tấp ra mắt nhưng đến nay trường hợp đáng tin cậy và có sức thuyết phục nhất là do Solomon đề xuất mà theo ông Antonie Brentano là lời khẳng định mạnh mẽ nhất trong ánh sáng của bằng chứng hiện có.
[…] Như một ví dụ tiêu biểu cho lòng quý trọng ở nàng, hãy xem trích đoạn này từ một lá thư nàng viết cho giám mục Johann Michael Sailer năm 1819, cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của ông để tìm người cố vấn cho cháu trai của Beethoven, Karl:
Con người vĩ đại tuyệt vời này, mà tôi gửi kèm danh tính ở đây, người ở tư cách con người còn vĩ đại hơn so với ở tư cách nghệ sĩ, đã coi mối quan tâm lớn nhất đời mình là tạo điều kiện tốt nhất có thể [cho cậu cháu trai] nhưng với trái tim mềm yếu, tâm hồn sôi nổi, thính giác khiếm khuyết, với việc thực hiện nghề nghiệp nghệ sĩ một cách sâu sắc... đến nỗi ngay cả một miếng vá tàm tạm cũng làm không xong.
VỀ TÁC GIẢ LEWIS LOCKWOOD
Lewis Lockwood là một nhà âm nhạc học người Mỹ với các lĩnh vực chính là âm nhạc thời Phục hưng Ý ; cuộc đời và tác phẩm của Ludwig van Beethoven.
Ông được coi là một bậc thầy của Mỹ về Beethoven
Một cuốn hồi ký tuyệt vời về cách sống và yêu thương mỗi ngày, từ nhà thơ Nina Riggs, mẹ của hai đứa con trai và hậu duệ trực hệ của tác gia Ralph Waldo Emerson, theo phong cách của tác phẩm Khi hơi thở hóa thinh không.
Nina Riggs mới ba mươi bảy tuổi khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Trong vòng một năm, mẹ của hai đứa con trai bảy và chín tuổi, cùng với người chồng mười sáu năm, đã nhận được tin tức tàn khốc rằng cô mắc bệnh hiểm nghèo.
Khám phá tình mẫu tử, tình yêu, tình bạn và ký ức, cuốn hồi ký ngoạn mục của Nina Riggs tiếp tục cuộc trò chuyện mà Paul Kalanithi đã bắt đầu trong cuốn Khi hơi thở hóa thinh không tuyệt đẹp của anh. Điều gì làm nên một cuộc sống có ý nghĩa khi ta chỉ còn chút thời gian ít ỏi?
Rực sáng, hài hước và cảm động sâu sắc, The Bright Hour viết về cách yêu tất cả mọi ngày, ngay cả những ngày xấu. Đó là cuốn sách về việc đối diện với cái chết và nói rằng đây là những gì sẽ xảy ra.
Giờ tươi sáng thúc giục chúng ta sống tốt và không đánh mất những gì làm nên con người: tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn từ.
TRÍCH ĐOẠN
"Cái chết phải đâu ngày tận thế," mẹ tôi đã đùa sau khi bị chẩn đoán là sẽ không qua khỏi. Tôi chưa bao giờ thực sự hiểu ý mẹ, cho đến ngày tôi nhận ra - vài tháng sau khi mẹ chết – tôi bị mắc ung thư vú khi mới ba mươi tám tuổi, bệnh đã di căn và vô phương cứu chữa. Có rất nhiều điều còn tồi tệ hơn cả cái chết: những mối hận thù, không nhận thức được bản thân, chứng táo bón, không có khiếu hài hước, sự nhăn nhó trên khuôn mặt chồng bạn khi anh ta trút dịch mổ của bạn vào cốc. John và tôi đang ở trên vỉa hè trước nhà, chúng tôi sóng bước dưới ánh mặt trời buổi sáng muộn, cùng tập đạp xe cho cậu con trai nhỏ. "Đừng thả tay mẹ ơi!" Benny thốt lên.
"Rồi rồi con đi được rồi, giỏi quá," tôi cứ nói, chạy bên cạnh con. Tôi có thể cảm thấy sự vững vàng dưới bàn tay đang giữ yên xe. "Con tự đi một mình được rồi mà." "Mẹ ơi con chưa đi được đâu!" Benny la toáng.
Chúng tôi chưa từng dạy cậu con trai lớn Freddy đạp xe. Một ngày nọ, thằng bé nài nỉ tháo bánh tập, và vài phút sau nó đã đạp thoăn thoắt đằng sân sau. Benny thì khác. Nó chẳng sẵn sàng để tự đạp xe. "Mẹ có giữ con không đấy?" nó lại hỏi.
Không khí cuối tuần là một liều thuốc, và tôi bắt đầu cảm thấy ngày một mạnh mẽ hơn: nhiều tháng hóa trị đã lùi bước về sau, đã gần hoàn thành sáu tuần xạ trị. Chúng tôi đang hướng tới chỗ cái biển báo ở góc đường, còn khoảng mười mấy mét nữa, và cái xe đã thăng bằng hết mức.
“Chân đạp mạnh,” John nói. “Mắt nhìn, tay vững.” Một cặp vợ chồng trẻ dắt theo chó băng qua đường để tránh lối cho chúng tôi. Họ mỉm cười với Benny. Tôi mỉm cười với họ và tìm ánh mắt của John. Anh sẽ thả tay ra. Tôi không nhìn xuống. Tôi nhìn về phía trước.
Bỗng chân tôi bị vấp vào gờ xi măng.
Trong khoảnh khắc, một thứ gì đó bên trong đột ngột xảy đến. Benny nghe tiếng tôi la, và cả John và tôi đều buông xe ra. John đang đỡ toàn bộ sức nặng của tôi và tôi đang lạc trôi đâu đó trong một vũ trụ mới mang tên Đau đớn. Nhưng tôi cũng đang dõi theo Benny lắc lư tiến về phía trước. Chiếc xe cứ đi đều.
"Con xin lỗi! Mẹ sao rồi? Benny kêu. "Nhìn này! Con vẫn đang đi!
Và thế đó: Thế giới sống động, tươi đẹp này cứ tiếp diễn.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT VỀ TÁC PHẨM
"Cuốn sách hay nhất năm 2017 " - The Washington Post
Được xuất bản vào năm 2012 để đánh dấu 50 năm kể từ khi giải Nobel được trao cho Watson và Crick về công trình khám phá cấu trúc DNA, một ấn bản với chú thích và minh họa của cuốn sách kinh điển này mang đến những hiểu biết mới về mối quan hệ cá nhân giữa James Watson, Frances Crick, Maurice Wilkins, Rosalind Franklin. Những câu chuyện liên quan được người trong cuộc thuật lại đầy chi tiết, giúp khắc họa chân dung các nhà khoa học cũng như đời sống, suy tư hay cảm xúc của họ trong quá trình làm việc nghiên cứu.
VỀ TÁC GIẢ
James D. Watson, cùng với Francis Crick và Maurice Wilkins, đã được trao giải Nobel về sinh lý học và y học năm 1962. Ông là hiệu trưởng danh dự của trường Sinh học Watson tại Phòng thí nghiệm Cold Spring Harbor.
Alexander Gann (Lita Annenberg Hazen Dean-Elect) là thành viên của trường Sinh học Watson.
Jan Witkowski (Giám đốc điều hành, Trung tâm Banbury) là thành viên của trường Sinh học Watson.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT
Robert K. Merton: "Cuốn sách mô tả các sự kiện dẫn đến một trong những khám phá sinh học vĩ đại của thời đại chúng ta."
Peter B. Medewar: "Một thành công to lớn ... một tác phẩm kinh điển."
Jacob Bronowski: "Không ai có thể bỏ lỡ sự phấn khích trong câu chuyện về khám phá vĩ đại và đẹp đẽ này .... Cuốn sách truyền tải tinh thần khoa học .... ý nghĩa về tương lai, tinh thần cao, và sự cạnh tranh và dự đoán đúng sai, sự bao trùm của trí tưởng tượng và thử nghiệm thực tế."
Andre Lwoff: "Lịch sử về một nỗ lực khoa học, một câu chuyện trinh thám thực sự khiến người đọc nghẹt thở từ đầu đến cuối."
Richard Feynman: Ông đã mô tả một cách đáng ngưỡng mộ cảm giác như thế nào về trải nghiệm đáng sợ và đẹp đẽ khi tiến hành một khám phá khoa học.
Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy? Đây chính là câu hỏi mà David Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia (The Wealth and the poverty of Nations).
Để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, việc đầu tiên là phải hiểu được gốc rễ của vấn đề, đây chính là cái đích mà Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia hướng đến. Là một công trình đồ sộ, quyển sách chứa đựng những thông tin phong phú với lập luận sắc bén. Landes cho rằng chìa khóa của sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan, nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.
Nước Anh, cũng như các quốc gia thực hiện thành công Cách mạng công nghiệp và trở nên thịnh vượng, họ có một xã hội gắn kết, có năng lực cạnh tranh, sự tôn trọng, mong muốn truyền đạt kiến thức thực nghiệm và kỹ thuật, những con người trong xã hội vươn lên nhờ công trạng và năng lực. Họ không những biết làm ra của cải mà còn biết cách sử dụng của cải. Sự trung thực được tôn trọng, các thiết chế được viết ra để đảm bảo an toàn cho tài sản và việc hưởng thụ thành quả lao động. Họ được giáo dục để từ bỏ nhu cầu trước mắt để hướng đến những giá trị lâu dài và bền vững. Những điều này khó có thể tìm thấy ở các xã hội còn lại, những xã hội còn đang chật vật trong quá trình công nghiệp hóa.
Đặc sắc, giá trị
Dùng kinh tế và lịch sử để tương hỗ và lý giải lẫn nhau, Sự giàu có và nghèo khổ của các quốc gia là một công trình đặc sắc, tìm hiểu đến gốc rễ của vấn đề. Chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả khi hiểu rõ nguyên nhân. David Landes cũng dùng công trình này để thách thức những quan điểm cho rằng mỗi quốc gia đều chịu “lời nguyền của địa lý”. Ông cũng mở ra hy vọng cho các xã hội đang phát triển, nếu những phẩm chất tốt được khuyến khích và phát huy, văn hóa và nếp nghĩ được cải thiện, sự thịnh vượng sẽ đến.
VỀ TÁC GIẢ
David Landes (1924-2013) là giáo sư kinh tế, lịch sử tại trường Đại học Harvard. Ông chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc trên phương diện kinh tế. Bằng cách kết hợp kinh tế học và lịch sử, ông đã giải đáp được rất nhiều nan đề của cả hai lĩnh vực. Các công trình của ông bao gồm: Bankers and Pashas nói về lòng tham của các nhà đầu tư châu Âu và sự tiếp xúc với nền tài chính quốc tế của các nhà cầm quyền Ai Cập trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX; The Unbound Prometheus nghiên cứu về sự phát triển công nghiệp ở Tây Âu từ năm 1750; gần đây có Revolution in Time thể hiện góc nhìn sắc sảo của ông về những cách thức khác nhau mà các tập tục văn hóa, thói quen xã hội kết hợp với năng lực công nghệ để định hình sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là những tác phẩm đã được Omega Plus mua bản quyền và sẽ xuất bản tại Việt Nam trong thời gian tới. Chúng tôi cam kết 100% sách đảm bảo chất lượng về in ấn, gia công đóng gói không bị quoăn gáy, rách trang...Chúng tôi cam kết đổi mới trong trường hợp sản phẩm do lỗi sản xuất từ phía chúng tôi.
Chỉ còn 3 ngày nữa là chương trình ưu đãi dành cho khách hàng kết thúc. Nhanh tay lên!
Ngày
Giờ
Phút
Giây
©2019 Allrights reserved Omega Vietnam
Bộ phận CSKH của chúng tôi sẽ sớm liên hệ lại với bạn đã xác nhận việc đặt hàng và thanh toán cho việc đặt trước trong chương trình khuyến mãi đặc biệt này!
>>>Bạn có thể chọn mua nhiều tác phẩm hay khác trên www.omegaplus.vn