-
Sách “Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh”
#Cuốn sách đoạt giải Pulitzer năm 2011 cho hạng mục sách phi hư cấu.
#Tạp chí Time vinh danh là một trong 100 tác phẩm viết bằng tiếng Anh có ảnh hưởng nhất kể từ năm 1923, và là một trong 100 tác phẩm đáng chú ý năm 2010 theo New York Times.
#Bộ phim cùng tên do kênh PBS thực hiện cũng được đề cử giải Emmy.
#Tác giả Siddhartha Mukherjee là Bác sĩ người Mỹ gốc Ấn Độ, từng học ngành sinh học tại Đại học Stanford, lấy bằng tiến sĩ của Đại học Oxford và bằng Y khoa của Đại học Harvard
-
“Khi hơi thở hóa thinh không” là cuốn hồi kí được viết bởi Paul Kalanithi – một bác sĩ phẫu thuật não và cũng là một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Paul viết cuốn sách này trong những tháng cuối cùng của cuộc đời anh – khi mà anh đang đối mặt trực tiếp với cái chết.
-
Cuốn sách giúp cho bạn đọc có một cái nhìn bao quát đối với tế bào gốc từ lịch sử phát minh, đến cấu trúc tế bào, cơ chế phân tử, đến bộ gene và di truyền ngoài bộ gene (di truyền ngoại mã).
Điều đặc biệt ấn tượng là tất cả những kiến thức cơ bản này được diễn giải thật dễ hiểu bằng ngôn ngữ phổ thông, chứ không hàn lâm như trong giới nghiên cứu. Để chuyển tải các khái niệm trừu tượng khó hiểu của thế giới sinh học vi mô đến với người đọc, tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh tương đồng rất tài tình đến nỗi những người có kiến thức trong lĩnh vực, còn thấy hết sức độc đáo thú vị.
-
Là cuốn sách miêu tả tường tận về cái chết, chính xác hơn là tiến trình dẫn đến cái chết. Tác giả chọn viết về sáu loại bệnh phổ biến, với những đặc điểm được xem là đặc trưng cho tiến trình mà ai trong đời cũng phải trải qua một lần.
-
Bài Học Phần Lan 2.0 (Tái Bản 2017) là câu chuyện về quá trình xây dựng nền sư phạm Phần Lan trong 4 thập kỷ qua. Tác giả nhấn mạnh vào các giải pháp mang tính cách mạng của Phần Lan, khác biệt của chúng với nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới.
-
Lần đầu tiên một cuốn sách của triết gia vĩ đại Cicero được phát hành chính thức tại Việt Nam. Bàn về chính quyền là một trong những nền tảng tư tưởng của Phương Tây, cuốn sách nằm trong tủ sách kinh điển của Omega.
Thuật cầm quyền có vai trò thiết yếu đối với cuộc sống của chúng ta, và là thứ nghệ thuật cực kỳ phức tạp. Chúng ta sẽ nhận ra độ phức tạp của nó khi xem xét những sai lầm kinh hoàng của những nhà cai trị xuyên suốt các thời đại, và vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay. Vì vậy họ cần phải biết rõ hơn về công việc mà họ đang nỗ lực thực hiện, cũng như về thành tựu và sai sót nổi bật trong sự nghiệp của những chính quyền khác trong quá khứ.
-
Với lối viết gần gũi, dễ hiểu, cuốn sách Xây dựng xã hội học tập: Cách tiếp cận mới cho tăng trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội (Ấn bản dành cho độc giả) đã truyền tải được thông điệp chính cũng như những phương hướng về mặt chính sách.
-
Những cuốn sách giúp bạn bước vào thế giới Y khoa, mà không cần phải là những chuyên gia
-
Bàn Về Khế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.
Bàn Về Khế ước Xã hội gồm bốn quyển, ỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý...”
-
Bàn về tinh thần pháp luật là tuyệt tác triết học của Montesquieu, là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học. Mục đích cuốn sách, như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau. Ông đã phải mất gần 20 năm cho tác phẩm này.
-
Trong cuốn tiểu sử đặc biệt này, Benjamin Franklin, người cha sáng lập nước Mỹ, như thể đang hóm hỉnh nháy mắt với chúng ta, một con người được làm bằng xương, bằng thịt thật sự chứ không phải bằng đá cẩm thạch. Trong hành trình kể về cuộc đời của Franklin, từ Boston đến Philadelphia đến London và Paris và rồi quay trở lại, Walter Isaacson ghi lại những cuộc phiêu lưu trong suốt cuộc đời dài tám mươi tư năm của ông, từ một người học việc, rồi trở thành nhà văn, nhà phát minh, người truyền thông hay nhất nước Mỹ, đồng thời cũng là nhà khoa học, nhà ngoại giao, và chiến lược gia kinh doanh, và là một trong những nhà lãnh đạo chính trị thực tiễn và khéo léo nhất đất nước này.
-
Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn. Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ Pháp – Việt những năm 1858-1897 để có cái nhìn đúng đắn hơn về một giai đoạn lịch sử.
-
Bằng cách đặt vấn đề một cách vô cùng thông minh và có tính hài hước, Ha-Joon Chang đã “giải thiêng” một số quan điểm như: kinh tế học nghiên cứu về “cuộc sống, vũ trụ, và mọi thứ”, hay sự khó khăn chuyên ngành chỉ dành riêng cho các chuyên gia kinh tế học. Cẩm nang kinh tế học chỉ ra rằng, kinh tế học thực sự là vấn đề mà tất cả chúng ta đều phải quan tâm chứ không riêng các chuyên gia.
-
Cuốn sách này Câu Chuyện Do Thái: Văn Hóa, Truyền Thống Và Con Người cùng với cuốn Câu chuyện Do Thái: lịch sử thăng trầm của một dân tộc cho chúng ta thấy một bức tranh quan trọng hơn và bao quát hơn rằng: trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, văn hóa Do Thái đã không ngừng thay đổi và phát triển đa dạng với muôn màu sắc, mặc dù không ngừng bị tấn công và phỉ báng. Câu Chuyện Do Thái: Văn Hóa, Truyền Thống Và Con Người, từ mọi góc độ lịch sử, nhân chủng và văn hóa, có thể nói là hấp dẫn và đầy đủ hoặc cũng thật rối rắm, như một búi chỉ mong manh trong lịch sử nhân loại.
-
Cuốn Châu Á vận hành như thế nào? tập trung vào phân tích mức độ đúng sai của các chiến lược, chính sách kinh tế khác nhau giữa hai nhóm nước. Tác giả chỉ ra rằng thành công hay thất bại của một quốc gia tùy thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu quả chỉ đạo của người cầm quyền của mỗi quốc gia, một yếu tố hoàn toàn mang tính chất chủ động.
-
"Cuốn sách thật sự là một công trình nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ công điền công thổ của Nam Kỳ Lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI khi lưu dân Việt bắt đầu vào khai phá, cho đến năm 1860 khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng này." (GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam)
-
Chính trị luận của Aristotle là một tác phẩm nổi tiếng nhất nói về các khái niệm mà từ đó các quốc gia và chính phủ định hình. Mặc dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ đại nhưng tác phẩm này của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại.
-
Những cuốn sách vẽ nên bức tranh lịch sử thấm đẫm nỗi đau, con người, văn hóa Israel và vùng Trung Đông