Shop

  • Cuốn sách là một tác phẩm viết về chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc, một người con Việt Nam được đào tạo bởi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đầu thế kỷ 20. Theo dòng chảy thời gian cùng thăng trầm trong cuộc sống, bối cảnh chính trị, văn hóa-xã hội, tác giả đã khắc họa được không chỉ khí chất, sự tiến bộ về tư tưởng cùng tài trí của cụ Ngọc trong giai đoạn nước nhà có nhiều thay đổi, mà còn nêu bật những đóng góp của cụ cho quê hương trong không chỉ chiến tranh mà cả giai đoạn xã hội đổi mới, bất chấp những khó khăn và thử thách trong cuộc sống và sự nghiệp riêng.   

  • Hoan Châu Ký

    Hoan Châu Ký

    159,000 
    (0s)
    #
    instock

    Hoan Châu ký là cuốn gia phổ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở vùng Nghệ An, được viết dưới hình thức tiểu thuyết chương hồi. Quyển sách là một bộ dã sử, mang đến nhiều thông tin cụ thể, phong phú; bổ sung nội dung cho các bộ chính sử viết về thời kỳ Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hoan Châu ký có giá trị vể cả mặt sử học và vǎn học, xứng đáng được xem như là một cột mốc lớn trên con đường phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

  • Hơn 2000 năm đi sâu tìm hiểu bản tính con người nhưng dường như đề tài này vẫn chưa cạn đối với các nhà khoa học. Nhà khoa học Matthew White Ridley, bằng những công cụ sắc bén của bộ môn sinh học xã hội và kế thừa những nghiên cứu khoa học của những đồng nghiệp đi trước, trong cuốn sách “Hoàng hậu đỏ: Tình dục và sự tiến hóa của bản tính người”, ông đã dẫn dắt người đọc đi sâu tìm hiểu bản chất của bản tính người. 

  • Nếu cuộc đời Đề Thám là một khúc tráng ca, thì cuộc đời con gái ông (Hoàng Thị Thế) lại là một cuộc phiêu lưu, vừa thống thiết lại vừa mỹ lệ. Chỉ bằng yếu tố là con gái của ông thôi, thì bà đã trở thành quân bài của những sách lược chính trị vừa trâng tráo, lại vừa khôi hài và không bao giờ khoan nhượng. Nếu tuổi thơ của Hoàng Thị Thế là một giai đoạn êm ấm hạnh phúc bên gia đình và dư giả về vật chất, thì cuối đời bà lâm vào cảnh khốn cùng về tình cảm lẫn kinh tế trong khi giữa hai thời điểm đó, bà trải qua những giây phút mật thiết với nhiều nhân vật cấp cao của nền Cộng hòa Pháp, giao du với giới thượng lưu Paris và đã đạt được tiếng tăm trong sự nghiệp điện ảnh ngắn ngủi của mình.

  • Hội Kín Xứ An Nam

    189,000 
    (0s)
    #
    instock

    Cuốn sách nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, với nhiều câu chuyện, sự kiện, tình tiết bí mật thường không được nhắc trong sách Sử.

  • Lý Quang Diệu đã viết bộ hồi ký dài hai tập: Tập 1 - “Câu chuyện Singapore” - trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và tập 2 - “Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất” - thuật lại sự chuyển đổi của Singapore để trở mình từ đất nước nghèo khổ thành một “Con rồng châu Á”. Sau khi lãnh đạo đất nước Singapore độc lập ở cương vị Thủ tướng trong vòng 3 thập kỷ, năm 1990, Lý Quang Diệu lui về làm cố vấn và dành nhiều tâm sức thu thập tài liệu để viết nên bộ hồi ký này, nhìn lại toàn bộ cuộc đời ông.

     

1 2 17 18 19 59 60