Shop

  • Công trình Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV (nguyên tác: Étude sur un Portulan annamite du XVe siècle) của học giả người Pháp Gustave Dumoutier viết bằng tiếng Pháp, thực hiện xong tháng 8 năm 1895. Toàn bộ công trình đăng tải trên tạp chí Địa lý lịch sử và mô tả (Bulletin de géographie historique et descriptive), số 2 năm 1896, được đánh giá cao và tác giả được giải thưởng “Jomard” của Hiệp hội Địa lý năm 1897.

  • Ngôn Sứ

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Giữa trần gian, con người chẳng thể sống một mình; từ bản thân mỗi người và trong hiệp quần với tha nhân phát sinh các vấn đề, và chỉ có thể giải quyết đích thực chúng bằng cách sống nhân ái với trọn vẹn thể xác cùng tâm hồn chân chính của mình. Và Almustafa, ngôn sứ hóa thân của Gibran trong Ngôn sứ đã phát biểu về các vấn đề đó, theo chiều hướng đó, bằng hai mươi sáu bài thơ văn xuôi nhuốm đầy tình người ấm áp và hương vị triết lý. 

  • Người Châu Á Có Biết Tư Duy?

    169,000 
    (0s)
    #
    instock

    Châu Á là lục địa lớn nhất thế giới, là trung tâm tâm linh với các tôn giáo lớn như Hồi giáo, Phật giáo, Khổng giáo và Hindu giáo và là nơi trú chân của 60% bộ phận dân số trên Trái đất. Các nền kinh tế châu Á sắp vượt mặt châu Âu và Bắc Mỹ trong 50 năm tới, thế nhưng người phương Tây vẫn không có nhiều động thái thay đổi thái độ của mình dưới ánh sáng của những hiện thực đó.

    Để tránh “sự va chạm giữa các nền văn minh”, Mahbubani tin rằng tất cả các bên liên quan sẽ cần rất nhiều sự tự nhìn nhận lại mình. Phân tích về quá khứ và những dự đoán về tương lai là sự thức tỉnh đối với cả người Á lẫn người Âu.

  • Người Ê Đê: Một Xã Hội Mẫu Quyền

    175,000 
    (0s)
    #
    instock

    Người Ê Đê: Một xã hội mẫu quyền ban đầu là một công trình nghiên cứu dân tộc học được nhà nghiên cứu Anne de Hauteclocque thực hiện vào năm 1962 về thiết chế xã hội của người Ê Đê, đặc biệt nhấn mạnh vào lý giải sự ràng buộc giữa các thành phần dân cư trong một xã hội “mẫu quyền”. Công trình của bà gây dấu ấn tiêu biểu ở khía cạnh thực địa, điều tra và thống kê, cũng như tham khảo kỹ lưỡng các hồ sơ luật tục, để từ các dẫn liệu thực tế tái dựng lại mô hình thiết chế sự hình thành các mối quan hệ nội tại thuộc xã hội mẫu quyền của người Ê Đê ở Đắc Lắc.

  • Người Ta – Truyện Cổ Nước Nam (Quyển thượng)

    119,000 
    (0s)
    #
    instock

    Truyện cổ nước Nam tập hợp hơn 200 truyện cổ, sự tích về con người và muôn loài nước Việt đã lưu truyền trong đời sống dân gian từ xa xưa cho đến tận ngày nay, được học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc dày công lưu giữ, tuyển chọn và biên soạn. Đó là những truyện cổ làm cho “nước Nam mới thật là nước Nam vậy”, “một kho vàng vô giá của ông cha để lại làm cái vốn rất quý cho con cháu”, bởi “làm người Nam nên biết truyện cổ nước Nam. Tinh thần người Nam hiện ra ở đấy, tinh hoa nước Nam muốn lưu lại cũng ở đấy”.

  • Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định.

    Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì? Người đọc hãy theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên cho điều đó qua hai chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị, và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu và một vài quốc gia Hồi giáo từ góc nhìn ba hợp phần.

  • Kể từ sau công trình nổi tiếng Race et histoire (Chủng tộc và lịch sử, Huyền Giang dịch) được Hội khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1996, khoảng mười năm trở lại đây có thêm ba công trình của ông được dịch ra tiếng Việt. Claude Lévi-Strauss vẫn là con khủng long kỳ vĩ của ngành nhân học, dân tộc học.

    Mùa xuân năm 1986, Claude Lévi-Strauss (1908-2009) tới Nhật Bản lần thứ tư, theo lời mời của quỹ Foundation Ishizaka, thuyết trình ba buổi ở Tokyo về chủ đề nhân học. Ông chọn tiêu đề chung cho ba bài giảng là L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (Nhân học đối diện với những vấn đề của thế giới hiện đại), đó cũng là tên cuốn sách này.

  • Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy tân. Ngoài những lời ca tụng có cánh dành cho công cuộc duy tân của Nhật Bản thì đi sâu vào từng vấn đề cụ thể các tác giả người Việt cũng có sự phê phán, chê trách một vài vấn đề trong thực tiễn quá trình triển khai Duy tân của Nhật Bản. Thậm chí còn từ những lỗi lầm, những vấn đề đáng phê phán đó mà kêu gọi và chỉ ra cho độc giả nhằm khuyên răn nên tránh đi vào những vết xe đổ Nhật đã gặp phải.

  • Nhật Bản và Việt Nam Là “Đồng Minh Tự Nhiên”

    159,000 
    (0s)
    #
    instock

    2023 là một dấu mốc quan trọng: tròn 50 năm Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao. Nếu hình dung mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong 50 năm qua như một bức tranh tổng thể, đa chiều, đa sắc màu, thì tác phẩm “Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh” của nhà ngoại giao Umeda Kunio được xem là điểm nhấn đẹp đẽ, tô đậm thêm bức tranh sinh động này. 

1 2 18 19 20 39 40