Shop

  • Lược Sử Ngôn Ngữ

    239,000 
    (0s)
    #
    instock

    Cuốn sách này phù hợp với những độc giả có hứng thú với lĩnh vực ngôn ngữ học, tò mò về nguồn gốc của ngôn ngữ, muốn biết làm thế nào mà con người có thể phát âm như hiện nay v.v...

  • Lược Sử Phát Triển Dân Quyền Nhật Bản

    249,000 
    (0s)
    #
    instock

    Sự phát triển của chính thể lập hiến Nhật Bản, tuy vẫn còn chậm nhưng vẫn phát triển qua từng năm là điều ai cũng nhận thấy. Chính thể lập hiến của Nhật Bản còn chưa phát triển kiện toàn, có thể là vì quốc dân chưa hiểu hết nguồn gốc cũng như diên cách xây dựng chính thể lập hiến ở Nhật Bản; có thể vì quốc dân không có sự hiểu biết một cách triệt để về chính thể lập hiến.

    Uehara Etsujirō nhìn thấy điểm đó nên mới soạn ra sách này, những mong độc giả thấy được khái lược sự phát triển của nền hiến chính Nhật Bản.

  • Lý Lịch Sự Vụ

    179,000 
    (0s)
    #
    instock

    Năm 1822, do chủ trương của vua Minh Mạng, cho các quan từng giữ trọng trách trong triều viết lý lịch sự vụ nạp tại Sử quán để làm tài liệu viết sử, Nguyễn Đức Xuyên đã viết bản hồi ký này, gọi tên là Lý lịch sự vụ… Cách viết của tài liệu này là lối viết biên niên theo trình tự năm tháng ngày. Nội dung bao gồm đủ mọi việc liên quan đến công vụ của Nguyễn Đức Xuyên trong suốt 43 năm.

  • Bùa chú từ thuở sơ khai của con người đã xuất hiện với nhiều ý nghĩa được gán vào, thể hiện mong ước của con người về sức khỏe, hạnh phúc và cuộc sống trần thế. Tùy theo hình thức và hình ảnh mà chúng thể hiện, người ta cho là bùa có năng lực truyền cho con người sức khỏe, trí khôn, sự tươi vui trong cuộc sống và những lạc thú thân xác v.v... Chỉ qua xem xét về mặt ngôn ngữ theo lối duy danh định nghĩa, rõ ràng đã cho thấy bùa không chỉ có ở những nước sử dụng chữ Hán, mà nó còn được sử dụng bằng cả những loại hình văn tự hoặc ký hiệu khác từ thời Ai Cập cổ đại để canh giữ xác ướp. Điều này cũng đã hé lộ khía cạnh tâm linh của bùa, một khía cạnh vô cùng quan trọng của bùa chú. Như vậy, có thể coi tín ngưỡng, tôn giáo như là nền tảng văn hóa tâm linh về bùa chú của người Việt. Chính vì vậy, tác giả Kiều Thu Hoạch chủ trương tìm hiểu cội nguồn bùa chú của người Việt trong cộng đồng Bách Việt, với tục “Việt vu kê bốc”, thông qua công trình Ma thuật, bùa chú và tục Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.  

  • Machiavelli (Bìa Cứng)

    249,000 
    (0s)
    #
    instock

    Dựa trên các nguồn tư liệu tiếng Ý quý giá và nguyên bản, cùng hiểu biết về Florence, Miles Unger đã viết ra một bản tiểu sử hấp dẫn và đáng tin cậy về một thiên tài - một nhà chính trị tài hoa bậc nhất thế kỷ XVI mà các tác phẩm của ông vẫn có giá trị đến tận ngày nay.

    Ảnh bìa sách: Tranh vẽ chân dung Machiavelli và cảnh nền là Florence thời Trung Cổ.

  • Marco Polo: Từ Venice Tới Thượng Đô

    339,000 
    (0s)
    #
    instock

    Bản thân Marco Polo đã là cái tên quen thuộc với những người quan tâm tới lịch sử thế giới nói chung và thích khám phá về mặt địa lý, văn hóa nói riêng. Ông là nhân vật truyền cảm hứng và “dẫn lối” cho Christopher Columbus. Song, sách viết về Marco Polo chưa có nhiều phiên bản tiếng Việt ở Việt Nam.

  • Cuốn sách là một nghiên cứu đồ sộ bằng hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của bậc thầy điêu khắc giai đoạn Thịnh Phục Hưng – Michelangelo. 

  • Michelangelo: Sáu Kiệt Tác Cuộc Đời

    299,000 
    (0s)
    #
    instock

    Miles J. Unger: Là một nhà viết tiểu sử được giới phê bình đánh giá cao, Miles J. Unger từng là cây bút đóng góp cho tờ The New York Times (1999 – 2010), và từng là biên tập quản lý nội dung của tạp chí Art New England (1996 – 2002). Hiện tại, Unger viết cho tạp chí The Economist với những bài viết về đề tài văn hóa nghệ thuật. Từng sống ở Florence suốt 5 năm, Miles Unger đã nghiên cứu và hoàn thành bộ sách về 3 nhân vật vĩ đại của lịch sử Florence thời kỳ Phục Hưng.

  • Minh Thực Lục là một bộ sử biên niên đồ sộ có độ dày hơn 40.000 trang gồm 3.053 quyển ghi chép về những sự kiện lớn nhỏ gần 300 năm của 13 triều vua nhà Minh - Trung Quốc (1368-1644), trong đó có đến 1.329 văn bản liên quan đến Đại Việt và Chiêm Thành.

    Khi nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian từ năm 1368 đến năm 1644, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật được Minh Thực Lục ghi chép khá cụ thể, thì các bộ sử cũ của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục... lại không chép, hoặc chép quá sơ lược. Với một khối lượng đồ sộ, Minh Thực Lục là một kho tư liệu cơ bản giúp ích rất nhiều cho việc biên soạn và nghiên cứu sử ở Trung Quốc. Trước đây, giới sử học Việt Nam đã từng biết đến nguồn tài liệu Minh Thực Lục và đã trích dịch phần nào để ứng dụng vào việc biên soạn lịch sử nước nhà.

1 2 16 17 18 40 41