THÔNG TIN XUẤT BẢN
ISBN: 978-632-604-033-3 | Giá bìa: 199.000VNĐ |
Barcode: 8935270704445 | NXB: Thế giới |
Số trang: 256 | Năm XB: 2025 |
Khổ sách: 16x20cm | Trọng lượng: 400gr |
Loại bìa: Bìa mềm | Quà tặng kèm/ ấn bản đi kèm: |
NỘI DUNG CHÍNH
“Khúc bi ca của gã dân quê” là cuốn hồi ký đầu tay của J.D. Vance - Phó Tổng thống Mỹ thứ 50 và là đương nhiệm của Hoa Kỳ. Cuốn sách nhanh chóng gây tiếng vang lớn kể từ khi xuất bản, trở thành bestseller và được xem là một trong những tác phẩm quan trọng giúp lý giải những biến động xã hội và chính trị tại Mỹ đương thời.
Cuốn sách không chỉ là câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và sự vươn lên của chính tác giả, mà còn là câu chuyện hiếm hoi về những bất cập trong xã hội đối với tầng lớp lao động da trắng ở Mỹ, và là một lời giải thích quan trọng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ.
Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn hóa, lọt vào danh sách best-seller của The New York Times, nhận được nhiều sự chú ý từ giới phê bình lẫn độc giả, đã bán 2 triệu bản tại Mỹ, bán bản quyền cho 20 quốc gia/lãnh thổ và được chuyển thể thành bộ phim cùng tên “Hillbilly Elegy” vào năm 2020, thu hút sự chú ý lớn đồng thời cũng gây ra nhiều tranh cãi về cách khắc họa tầng lớp lao động Mỹ.
J.D. Vance sinh ra trong một gia đình lao động nghèo thuộc vùng Vành đai Rỉ sét, Vance lớn lên giữa những tổn thương và bất ổn: người mẹ nghiện ngập, những lần chuyển nhà vội vã, bạo lực và cãi vã triền miên. Nhưng bằng cách nào đó, cậu bé ấy đã tìm được lối thoát - gia nhập Thủy quân Lục chiến, theo học Trường Luật Yale và trở thành một luật sư.
Càng tiến xa, Vance càng nhận ra những ràng buộc vô hình của quá khứ vẫn đeo bám mình, những nỗi đau, sự bất an và những quy luật bất thành văn của gia đình, quê hương vẫn ảnh hưởng đến con người anh theo những cách không thể ngờ tới – từ đó mở ra câu chuyện về gia đình anh và rộng hơn là cả vùng Appalachia, nơi những người lao động da trắng đang chật vật giữa sự lụi tàn của ngành công nghiệp và giấc mơ Mỹ ngày càng mong manh.
Những vấn đề của họ - nghèo đói, nghiện ngập, sự rạn nứt trong các mối quan hệ gia đình - không chỉ là câu chuyện của riêng một cộng đồng mà còn phản ánh những biến động sâu sắc trong lòng nước Mỹ. Nó đặt ra những câu hỏi về trách nhiệm cá nhân, vai trò của chính phủ và cách cải thiện cuộc sống của những người thuộc tầng lớp lao động.
Tâm sự trong cuốn sách, Vance viết: “Tôi từng là một đứa trẻ hứa hẹn chẳng có tương lai tươi sáng gì. Tôi suýt bị đuổi khỏi trường trung học, suýt gục ngã trước cơn giận dữ và nỗi oán hận sâu sắc của những người xung quanh… Đó là câu chuyện có thật về cuộc đời tôi, và cũng là lý do tôi viết cuốn sách này. Tôi muốn mọi người hiểu cảm giác khi gần như buông xuôi chính mình và vì sao người ta lại rơi vào hoàn cảnh đó”.
Cuốn sách gồm 15 chương, cùng phần lời giới thiệu và kết luận, được kể trong khoảng 250 trang sách, tái hiện những câu chuyện có thật về gia đình, tuổi thơ, hành trình trưởng thành của Vance và cả những người xung quanh. Giàu chất tự sự, cuốn sách không chỉ là những ký ức được thuật lại mà còn mở ra nhiều góc nhìn sâu sắc, khiến người đọc có thể chiêm nghiệm và suy ngẫm từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Nguyên Đại sứ Phạm Quang Vinh viết: “Mỗi người đọc, qua 15 chương sách, không chỉ hiểu hơn về một vùng dân cư, một vùng văn hóa mà còn về chính con người trước những biến động của hoàn cảnh, ở mức rộng hơn, chung hơn”.
Tờ The Economist nhận định: "Bạn sẽ không đọc được cuốn sách nào quan trọng hơn về nước Mỹ trong năm nay."
Một cuốn hồi ký mạnh mẽ, chân thực nhưng đầy xúc cảm, khơi gợi những trăn trở về chính cuộc đời mỗi người: Điều gì thực sự định hình chúng ta - gia đình, xã hội, hay chính những lựa chọn ta dám đưa ra?
Cuốn sách phù hợp với những ai yêu thích câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình vượt nghịch cảnh; những người quan tâm tìm hiểu về Phó Tổng thống J.D.Vance nói riêng và xã hội, kinh tế, chính trị Mỹ nói riêng; những người nghiên cứu về bất bình đẳng và tầng lớp lao động cũng như những tác động của gia đình và xã hội đến sự phát triển của một con người.
Sách thuộc Tủ sách Nhân vật của Omega+.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
J. D. Vance lớn lên tại thành phố Middletown, Ohio, thuộc Vành đai Rỉ sét, và thị trấn Jackson, Kentucky, trong vùng Appalachia. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông gia nhập Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và từng phục vụ tại Iraq. Ông tốt nghiệp Đại học Bang Ohio và Trường Luật Yale. Năm 2022, Vance được bầu vào Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho bang Ohio. Năm 2024, ông trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống của Đảng Cộng hòa và nhậm chức Phó Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2025.
Hillbilly Elegy (2016) là cuốn hồi ký đầu tay của J.D. Vance, nhanh chóng gây tiếng vang lớn, trở thành bestseller và được xem là một trong những tác phẩm quan trọng giúp lý giải những biến động xã hội và chính trị tại Mỹ.
THÔNG TIN DỊCH GIẢ:
Dịch giả: Phạm Quang Vinh
Lời giới thiệu: Nguyên Đại sứ Phạm Quang Vinh
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
"Bạn sẽ không đọc được cuốn sách nào quan trọng hơn về nước Mỹ trong năm nay."
- The Economist.
"Một cuốn sách lôi cuốn."
- The Wall Street Journal
"Đọc để hiểu về nước Mỹ."
- David Brooks, The New York Times
"Một cuốn hồi ký được viết một cách đẹp đẽ và đầy sức mạnh về hành trình của tác giả, từ một gia đình vùng Appalachia đầy rối ren và chìm trong nghiện ngập đến Trường Luật Yale, Khúc bi ca của gã dâm quê gây chấn động, đau lòng, quặn thắt và đôi lúc hài hước đến mức khó tin. Đây cũng là một cuốn sách có ý nghĩa sâu sắc, mở ra cánh cửa nhìn vào một phần nước Mỹ thường bị che khuất và mang đến hy vọng thực sự thông qua sự thẳng thắn không khoan nhượng. Khúc bi ca của gã dâm quê đánh dấu sự xuất hiện của một nhà văn tài năng và hoàn toàn độc đáo, và xứng đáng là sách gối đầu giường của bất kỳ ai quan tâm đến những gì đang thực sự diễn ra ở nước Mỹ."
- Amy Chua, tác giả cuốn sách bán chạy nhất The Battle Hymn of the Tiger Mother, theo The New York Times.
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY
Tôi không viết cuốn sách này vì đã đạt được điều gì đó phi thường. Tôi viết nó vì tôi đã làm được một điều rất đỗi bình thường, một điều vốn không đến với hầu hết những đứa trẻ từng lớn lên trong hoàn cảnh như tôi. (tr. 10)
Tôi muốn mọi người hiểu cảm giác khi gần như buông xuôi chính mình và vì sao người ta lại rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi muốn mọi người thấy được cuộc sống của người nghèo và những tác động tâm lý mà sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần gây ra cho con cái họ. Tôi muốn mọi người hiểu về Giấc mơ Mỹ theo cách mà gia đình tôi và chính bản thân tôi đã trải qua. Tôi muốn mọi người cảm nhận rõ ràng hành trình vươn lên trong xã hội thực sự như thế nào. Và tôi muốn mọi người thấu hiểu một điều mà mãi gần đây tôi mới nhận ra: rằng ngay cả với những ai may mắn đạt được Giấc mơ Mỹ, những bóng ma của quá khứ vẫn không ngừng đeo bám họ. (tr. 12)
Chúng tôi có xu hướng phóng đại và xem nhẹ, tôn vinh điều tốt và bỏ qua cái xấu trong bản thân. Đó là lý do người dân Appalachia phản ứng dữ dội trước cái nhìn trung thực về những người nghèo nhất trong cộng đồng họ. Đó cũng là lý do tôi tôn thờ những người đàn ông nhà Blanton, và tại sao tôi đã dành 18 năm đầu tiên của cuộc đời để tự huyễn hoặc rằng mọi vấn đề trên thế giới đều nằm ở đâu đó – ngoại trừ chính mình. (tr. 29)
Bởi vì họ là dân miền núi, họ buộc phải giữ hai cuộc đời tách biệt. Không người ngoài nào được phép biết về cuộc xung đột gia đình – với khái niệm người ngoài ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng. (tr. 50)
Sự suy sụp hiếm hoi của Papaw chạm đến cốt lõi của một câu hỏi quan trọng đối với những người hillbilly như tôi: Bao nhiêu phần trong cuộc đời chúng tôi, dù tốt hay xấu, là kết quả từ những lựa chọn cá nhân, và bao nhiêu phần chỉ đơn thuần là hệ quả của nền văn hóa, của gia đình, và của những bậc cha mẹ đã thất bại trong việc nuôi dạy con cái? Cuộc đời của mẹ tôi bao nhiêu phần là do lỗi của mẹ? Đâu là ranh giới giữa trách móc và sự cảm thông?” (tr. 228)