Mô tả
BẢN ĐỒ TÂM HỒN CON NGƯỜI CỦA JUNG
Tác giả: Murray Stein
BTV thực hiện: Đặng Quân
NỘI DUNG CHÍNH
Bản đồ tâm hồn con người của Jung là cuốn sách giới thiệu những nét cơ bản, đặc sắc nhất về học thuyết của nhà tâm lý học phân tích nổi tiếng người Thụy Sĩ C.G. Jung.
Trong Bản đồ tâm hồn con người của Jung, Murray Stein đã phác họa những lí do khiến ông viết cuốn sách này, và trình bày một vài yếu tố cơ bản nhất về học thuyết của Jung, đề cập đến các vấn đề chính: cái tôi ý thức, các tổ hợp, năng lượng tâm thần, cổ mẫu và bản năng, persona và shadow, anima và animus, self, cá nhân hóa và cuối cùng là mối quan hệ giữa tâm thần con người và không-thời gian.
Cuốn sách này mang tầm khái quát cao và sâu sắc, nhưng lại được viết bằng một văn phong dung dị khiến độc giả thông thường dễ dàng thấu hiểu và tiếp cận học thuyết cao siêu của Jung, và qua đó thể hiện tài năng và trình độ uyên bác của cựu Chủ tịch Hội tâm lý học phân tích thế giới, tổ chức chính thức duy nhất của các nhà tâm lí học phân tích hiện nay trên toàn cầu.
Về C.G Jung:
Carl Gustav Jung (1875-1961) là một bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học Thụy Sĩ. Nổi tiếng nhờ ông thành lập một trường phái tâm lý học mới có tên là tâm lý học phân tích (analytical psychology) nhằm phân biệt với trường phái phân tâm học (psychoanalysis) của Sigmund Freud. Và ngày nay có rất nhiều nhà tâm lý trị liệu chữa trị bệnh nhân theo phương pháp của ông.
Phần lớn những điều được biết về cuộc đời của Jung được tìm thấy trong cuốn Tự Truyên của ông có tựa là Memories, Dreams, Reflections. Tuy không phải là người đầu tiên nghiên cứu về giấc mơ nhưng chính những phát kiến lớn lao trong lĩnh vực này của ông đã làm nên tên tuổi của Carl Gustav Jung. Tư tưởng của ông gây ảnh hưởng lớn lên nhiều nhà tâm lý học và các phong trào hiện đại như phong trào New Age, Psychoanalysis, Adam Phillips, Jackson Pollock, Northrop Frye, Oxford Group, Alcoholics Anonymous, Barbara Hannah.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Có lẽ là bản tóm tắt bằng tiếng Anh một tập hay nhất về tư tưởng của Jung… Stein phát triển phép ẩn dụ mang tính bản đồ của tiêu đề bằng cách bắt đầu với “bề mặt” (bản ngã) của tâm lý và lần lượt khám phá các khu vực phức tạp hơn, bao gồm phức cảm, tính dục, bóng tối, “anima/chúng ta”, bản ngã, sự cá nhân hóa và tính đồng bộ. Bản đồ này sớm giống với biểu đồ đa ngành của hệ mặt trời hơn là một bản đồ phẳng. Trong mỗi lĩnh vực chủ đề, Stein chủ yếu dựa vào những bài báo mà Jung đã viết vào cuối đời, nhưng anh ấy đặt những điều này trong bối cảnh tư tưởng phát triển trước đó của Jung. Phương pháp này cho phép tác giả chứng minh tính liên kết và mạch lạc trong tác phẩm trưởng thành của Jung.” – Choice, 15/10/98
“Stein cũng có thể đặt tên cho hướng dẫn nhập môn của mình một cách khéo léo là “Nghệ thuật tâm hồn của Jung”, vì khóa học mà người sáng lập tâm lý học phân tích biểu đồ cũng có sự khám phá trực quan của một nghệ sĩ về hành trình nội tâm được tích hợp trong một khuôn khổ kỹ thuật có hệ thống. Mặc dù thừa nhận cách tiếp cận sáng tạo, trực quan của Jung để tìm hiểu những bí ẩn của tâm lý con người cá nhân và tập thể, tác giả trình bày một trường hợp vững chắc cho sự gắn kết cơ bản và nền tảng thực nghiệm của lý thuyết của nhà phân tâm học vĩ đại chống lại những người coi ông như một nhà thần bí hoặc nhà triết học tán thành: “Như bên trong, vì vậy mà không.” Lãnh thổ bị loại bỏ một cách có ý thức khỏi bản đồ tâm linh này liên quan đến thực hành phân tích và diễn giải văn hóa, lịch sử và tôn giáo của ông. Được tổ chức giống như một luận án tốt nghiệp, tất cả các khái niệm chính phát triển trong suốt sự nghiệp lâu dài của Jung đều được tóm tắt rõ ràng với một số chi tiết theo ngữ cảnh: ý thức về bản ngã, phức hợp, lý thuyết ham muốn tình dục, nguyên mẫu, tính cách/bóng tối, anima/animus, bản ngã, sự cá nhân hóa và tính đồng bộ . Mặc dù phần trình bày này rõ ràng là dễ tiếp cận hơn hầu hết các văn bản của Jungian – và Stein mở đầu nó bằng những nhận xét cá nhân về sức hút lâu dài của anh ấy đối với Jung – những người tìm kiếm cảm nhận về tiếng nói của chính Jung và sự phát triển cá nhân trong hành trình tìm kiếm câu trả lời cho nhiều vấn đề của cuộc sống. những người bí ẩn sẽ thèm muốn khám phá thêm.” – Nhà xuất bản Independent
TRÍCH ĐOẠN HAY
- “Vô thức bù trừ cho bản ngã ý thức trong toàn bộ cuộc đời và theo nhiều cách – bằng sự nói lỡ lời, sự quên, hay những tiết lộ thần diệu; bằng cách sắp xếp những tai nạn, những thảm họa, tình yêu và vận may; bằng cách sinh ra những ý tưởng đầy cảm hứng hay những niềm tin ngớ ngẩn dẫn tới thảm họa. Bản ngã bé nhỏ có thể được miêu tả như tiếng khóc đau khổ của một đứa trẻ báo hiệu sự thiếu hòa hợp giữa nhu cầu và sự thỏa mãn”.
- “Có một câu chuyện học trò kể về Jung ở Zurich. Một lần bị phê phán về sự không nhất quán trong một vài điểm của lý thuyết, ông đã trả lời: “Tôi đã để mắt tôi vào ngọn lửa trung tâm, và cố gắng đặt nhiều tấm gương xung quanh để trình chiếu nó cho những người khác. Thỉnh thoảng mép của những tấm gương đó tạo ra khoảng trống và không khớp với nhau chính xác. Tôi không thể làm gì hơn. Hãy nhìn vào những gì mà tôi đã cố gắng chỉ ra”. Tôi coi nhiệm vụ của mình là mô tả chính xác nhất có thể những gì mà Jung chỉ ra trong những tấm gương đó. Nó là một cái nhìn đã trụ vững được trước nhiều người thuộc thế hệ chúng ta và có lẽ là một cái nhìn thấy trước được tương lai. Trên tất cả, những tác phẩm của ông đưa ra cho chúng ta những hình ảnh về một bí ẩn lớn, đó là tâm thần con người”.
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Chúng ta có xu hướng coi không gian bên trong là thứ mang tính cá nhân cao nhất và được bản thân mình hiểu rõ nhất, nhưng những kiến thức tâm lý học chiều sâu sẽ cho thấy đến nay nó vẫn chứa đựng nhiều điều khó hiểu và những câu hỏi không lời giải đáp.
Trong tác phẩm Bản đồ tâm hồn con người của Jung, Murray Stein giới thiệu những nét đặc sắc, cơ bản nhất về học thuyết của nhà tâm lý học phân tích nổi tiếng người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung mà ông đã nghiên cứu chuyên sâu suốt gần 30 năm. Những nhà thám hiểm đầu tiên vượt Đại Tây Dương đã mang cả cảm giác hưng phấn cùng nỗi sợ hãi khi lao mình vào những miền xa xôi. Đến thế kỷ 20, kỳ tích khoa học công nghệ đã đưa con người lên được hành tinh khác, đã thỏa mãn những nhu cầu của thể xác, nhưng cảm giác về những chuyến phiêu lưu chưa thể đoán định được vẫn còn nguyên khi đi sâu vào thế giới nội tâm.
Carl Jung được coi là một Christopher Columbus của thế giới huyền bí đó. Và cuốn sách của Murray Stein là một bản đồ, công cụ hữu ích cho những ai muốn có được sự định hướng và hướng dẫn, người cứu hộ với những ai lạc đường và kích thích nhu cầu mãnh liệt được trải nghiệm những gì Jung nói đến.
Cái tôi ý thức, năng lượng tâm thần, tự ngã, cá nhân hóa và mối quan hệ giữa tâm thần con người và không gian… Trong chín chương sách, tâm thần được mô tả ở tất cả các chiều kích và những động lực bên trong của nó. Những điểm đặc sắc khiến học thuyết của Jung khác hẳn với các trường phái tâm lý học chiều sâu khác, như thuật ngữ vô thức tập thể, quan niệm về năng lượng tâm thần – libido… được diễn giải rất lôi cuốn.
Dù chứa nhiều thuật ngữ tính khái quát cao và sâu, cuốn sách cũng giải thích những vấn đề rất thực tế và rất thú vị của tâm lý mà chúng ta phải đối mặt hằng ngày: khi thế giới tâm thần của mỗi người phụ thuộc vào vô thức tập thể và bản năng, điều mà chúng ta vẫn gọi là “tự do cá nhân” có phạm vi đến đâu? Cơ sở của những loại hình tâm lý “hướng nội” và “hướng ngoại” xuất phát thế nào? Tại sao lại có “khủng hoảng tuổi trung niên”, “thế hệ mất mát”? Tại sao con người buộc phải tạo ra “mặt nạ” khi tiếp xúc với xã hội?…
Học thuyết của Jung rất cao siêu, ông đã xây dựng nó dựa vào trực giác khoa học kết hợp với trí tưởng tượng hết sức mạnh mẽ, tạo nên một thế giới “có những nàng tiên cá và yêu quái, các anh hùng và kẻ xấu”, dành nhiều chỗ cho các tưởng tượng thần thoại. Để độc giả phổ thông có thể tiếp cận học thuyết này, Murray Stein sử dụng ngôn ngữ khúc chiết, trong sáng, nhấn mạnh đến hệ thống những liên hệ tinh tế.
Sử dụng “tấm bản đồ” đặc biệt của ông, độc giả có thể tìm ra câu trả lời cho những băn khoăn hiện sinh cơ bản, thêm vào đó sẽ tôn trọng và hiểu rõ hơn những bí ẩn tối hậu của tâm hồn, bởi “số phận bắt nguồn từ bên trong cũng nhiều như bên ngoài”.