Các thành tố gia đình: Giới tính, chính quyền và xã hội ở Việt Nam thời kỳ cận đại (1463-1778)

1 Đặt hàng
Trước nay khi đề cập đến địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam, thường có nhận định cho rằng vốn dĩ phụ nữ Việt (Kinh) được hưởng sự bình đẳng giới từ xưa trong xã hội và điều này được thể hiện qua một số điểm ghi trong các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký và trong các văn bản luật thời Lê, Mạc (Quốc triều Hình luật hay Lê triều Hình luật, và Hồng Đức thiện chính thư) trước khi nhà Nguyễn thành lập; và vấn đề gia trưởng hay thừa kế theo phụ hệ (dòng cha), sự bất bình đẳng giới chỉ mới trở thành một hiện tượng xã hội áp đảo kể từ khi nhà Nguyễn thành lập và tiến hành áp dụng triệt để các cải cách Tân Nho dựa theo mô hình quân chủ Trung Hoa.
#
Còn hàng
229,000 

Mô tả

Cuốn sách Các thành tố gia đình: Giới tính, chính quyền và xã hội ở Việt Nam thời kỳ cận đại, 1463-1778 của tác giả Trần Tuyết Nhung gồm 6 chương, phân tích các nội dung: 

Chương 1, “Nêu rõ hệ thống giới tính: Kinh tế, xã hội và nhà nước”, tác giả lần theo cách thức mà các chính quyền nhà nước đã hình dung ra một hệ thống giới nhấn mạnh vào quy định phù hợp cho nữ giới ngay từ khi còn bé, và tác động của sự chênh lệch về kinh tế và xã hội đã tạo cơ hội cho phụ nữ giành quyền tự chủ ra sao.

Chương 2, “Những người vợ hiền, những người mẹ dưỡng dục con cái và những đứa con hiếu thảo: Hôn nhân là việc của nhà nước, làng xã và gia đình”, khảo sát điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của phụ nữ Việt Nam vượt qua các ranh giới về giai cấp.

Chương 3, “Thân xác phụ nữ, các hoạt động quan hệ tình dục và trật tự chính trị xã hội”, chỉ rõ luật pháp nhà nước, phong tục địa phương và trật tự chính trị có mối liên hệ mật thiết với quy định về hoạt động tính dục của nữ giới ra sao.

Chương 4, “Quyền thừa kế, quyền kế vị và quyền tự chủ trong chế độ tài sản”, xem xét cách thức mà chế độ tài sản trở thành một luận điểm tranh cãi về những nỗ lực của nhà nước nhằm chính thức hóa quyền kế vị theo dòng dõi và quyền phân chia tài sản ngang bằng nhau cho những người thừa kế nam. 

Chương 5, “Tục mua hậu: Chuẩn bị cho thế giới bên kia sau khi chết”, tìm hiểu cách thức chuyển giao tài sản riêng cho các cơ sở công cộng đã giúp phụ nữ đảm bảo rằng họ sẽ không trở thành những vong linh bất hạnh. 

Trong chương cuối, “Tầm nhìn trong tương lai và những công trình của quá khứ: Những hình mẫu về phụ nữ Việt Nam”, tác giả đặt nghiên cứu của mình trong bối cảnh tranh luận rộng lớn hơn về giới tính ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Các thành tố gia đình: Giới tính, chính quyền và xã hội ở Việt Nam thời kỳ cận đại, 1463-1778 thách thức sự khẳng định cho rằng điều kiện xã hội của phụ nữ Việt Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 đã phản ánh các giá trị truyền thống đích thực. Nó cũng nhằm nghiên cứu xem giới tính đóng vai trò trung tâm thế nào đối với sự phân chia quyền lực trong xã hội miền Bắc Việt Nam trong suốt các triều đại Lê và Mạc.

 

 

Từ khóa

Top