Câu Chuyện Do Thái (Tái Bản 2018)

8 Đặt hàng

Cuốn sách này Câu Chuyện Do Thái: Văn Hóa, Truyền Thống Và Con Người cùng với cuốn Câu chuyện Do Thái: lịch sử thăng trầm của một dân tộc cho chúng ta thấy một bức tranh quan trọng hơn và bao quát hơn rằng: trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, văn hóa Do Thái đã không ngừng thay đổi và phát triển đa dạng với muôn màu sắc, mặc dù không ngừng bị tấn công và phỉ báng. Câu Chuyện Do Thái: Văn Hóa, Truyền Thống Và Con Người, từ mọi góc độ lịch sử, nhân chủng và văn hóa, có thể nói là hấp dẫn và đầy đủ hoặc cũng thật rối rắm, như một búi chỉ mong manh trong lịch sử nhân loại.

#
Hết hàng
Liên hệ

Hết hàng

Mô tả

THÔNG TIN MÔ TẢ

Công ty phát hành Omega Plus
Tác giả Francis Fukuyama
Số trang 384
Loại bìa Bìa mềm, ôm
Khổ sách 16 x 20.5 cm

 

CÂU CHUYỆN DO THÁI

| NỘI DUNG CHÍNH |

Trong lịch sử, người Do Thái được biết đến là một sắc tộc tôn giáo có nguồn gốc từ Israel. Dù hiện nay người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, người dân đa phần là người Do Thái và quốc đạo là Đạo Do Thái.

Dân số người gốc Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng gần 13,8 triệu người (khoảng hơn 0,19% dân số thế giới – số liệu năm 2013), tức là cứ khoảng 517 người thì có 1 người Do Thái. Thế nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy, có đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do 0,19% dân số đảm nhiệm. Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch… đều là người Do Thái.

Người Do Thái (tiếng Hebrew: יְהוּדִים ISO 259-3 Yehudim, phát âm [jehuˈdim]) là một sắc tộc-tôn giáo có nguồn gốc từ người Israel trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Người Do Thái đã chịu một lịch sử lâu dài bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ. Ngày nay, đa số các nguồn tin cậy đều đặt dân số Do Thái trong khoảng từ 12 tới 14 triệu. Theo như báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; trong đó 5,4 triệu (40,9%) ở Israel; 5,3 triệu (40,2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.

Merneptah Stele, có niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Vương quốc Israel và Judah Thống nhất và từ đó cai quản Mười hai chi tộc Israel.

Vào năm 970 TCN, con của vua David là vua Solomon trở thành vua của Israel. Trong vòng mười năm, Solomon bắt đầu xây dựng Đền thờ thiêng liêng được biết đến như là Đền thờ Đầu tiên. Khi Solomon chết (khoảng 930 TCN), mười chi tộc phía bắc tách ra để thành lập Vương quốc Israel. Vào năm 722 TCN người xứ Assyria chinh phục vương quốc Israel và làm người Israel phải sống lưu vong, bắt đầu một cộng đồng hải ngoại. Vào thời đại di chuyển và du hành khá hạn chế, người Do Thái trở thành những người dân tỵ nạn đầu tiên và dễ bị chú ý nhất. Ngày xưa cũng như bây giờ, dân di cư được đối xử với sự nghi ngờ.

Cho đến cuối thế kỉ 18, từ Do Thái và theo đạo Do Thái được xem là đồng nghĩa trong thực tế, và đạo Do Thái là yếu tố chính thống nhất người Do Thái mặc dù mức độ theo đạo đó có khác nhau. Trong thời kỳ của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, một vị vua nổi tiếng của Vương quốc Phổ là Friedrich II Đại Đế đã tiến hành khoan dung tôn giáo và gia tăng quyền lợi của cộng đồng Do Thái. Vào năm 1750, ông ra Thánh chỉ phán rằng người Do Thái được quyền làm chủ các trường học, giáo đường và nhà nguyện của họ. Theo sau Thời đại Khai sáng và thời đại Haskalah tương ứng theo truyền thống Do Thái, một sự thay đổi dần dần đã diễn ra mà qua đó nhiều người Do Thái cho mình là thành viên của nước Do Thái là khái niệm khác biệt với theo đạo Do Thái.

Từ “Yehudi” (số nhiều Yehudim) trong tiếng Hebrew nguyên thủy được dùng để chỉ chi tộc Judah. Sau này, khi phần phía bắc của Vương quốc Israel Thống nhất tách khỏi phần phía nam, thì phần phía nam của Vương quốc bắt đầu đổi tên theo của chi tộc lớn nhất của họ, tức là thành Vương quốc Judah. Từ này ban đầu đề cập đến cư dân của vương quốc phương nam, mặc dù từ B’nei Yisrael (Israelite, người Israel) vẫn được sử dụng cho cả hai nhóm. Sau khi người Assyria chinh phục vương quốc phía bắc để lại mỗi vương quốc phía nam còn tồn tại, từ Yehudim dần dần được dùng để chỉ toàn thể những người theo Do Thái giáo, hơn là chỉ những người trong chi tộc hay là trong Vương quốc Judah. Từ Jew trong tiếng Anh được bắt nguồn từ Yehudi (xem #Thuật ngữ). Sử dụng đầu tiên trong Kinh thánh Tanakh để chỉ đến toàn bộ dân tộc Do Thái được tìm thấy trong Sách Esther.

Trong cuốn sách “Câu chuyện Do Thái – Văn hóa, Truyền Thống và Con Người”, tác giả Đặng Hoàng Xa mang đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về:

– Hành trình 4000 năm của Dân tộc Do Thái
– Người Do Thái và phân loại nhân chủng Do Thái
– Văn hóa Do Thái được định hình như thế nào?
– Truyền thống và lễ hội
– Văn học, nghệ thuật, triết học

Cuốn sách được hình thành từ sự trải nghiệm thực tế của tác giả cũng như sự tham khảo tại các nguồn tri thức vô tận từ sách vở, các bài bình luận văn hóa, thời sự, chính trị, các công trình nghiên cứu của học giả các trường đại học trên thế giới.

“Quốc gia của chúng tôi được xây dựng dựa trên con người hơn là trên lãnh thổ. Người Do Thái về đây từ khắp mọi nơi: từ Pháp, từ Nga, từ Mỹ, từ Yemen … “.Lòng tin chính là hộ chiếu của họ.”

– David Ben-Gurion

Có thể nhận thấy rằng, trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, văn hóa Do Thái đã không ngừng thay đổi và phát triển muôn hình vạn trạng với mọi mặt, mặc dù còn một số khó khăn. Câu chuyện Do Thái: Văn hóa, truyền thống và con người, từ mọi góc độ lịch sử, nhân chủng và văn hóa, có thể nói là hấp dẫn và đầy thú vị, có chút phức tạp, như một dấu chấm hỏi trong lịch sử nhân loại.

| VỀ TÁC GIẢ |

ĐẶNG HOÀNG SA (1947 – 2017)
Tốt nghiệp Đại học San Francisco, kỹ sư trưởng trong nhiều dự án phát triển phần mềm của các công ty tin học tại Thung lũng Silicon.
Sách đã xuất bản tại Việt Nam: Phật giáo và Tâm thức (2014), Câu chuyện Do Thái: Lịch sử và thăng trầm của một dân tộc (2015), Câu chuyện Do Thái: Văn hóa, truyền thống, và con người, Tây tạng huyền bí và nghệ thuật sinh tử (2017).

Omega+ trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!

Top