Câu chuyện nhân loại
Mô tả
ISBN: 978-604-343-913-7 | Giá bìa: 229.000 |
Barcode: 8935270704520 | Trọng lượng: 800gr |
Số trang: 484 | NXB: Lao động |
Khổ: 16×24 cm | Năm XB: 2024 |
Loại bìa: bìa mềm bế gáy giả | Quà tặng đi kèm/ In ấn đặc biệt: Sách có 77 tranh vẽ tay minh hoạ |
NỘI DUNG CHÍNH
“Câu chuyện nhân loại” là tác phẩm kinh điển về lịch sử dành cho trẻ em, được viết và minh họa bởi nhà báo, giáo sư và tác giả người Mỹ gốc Hà Lan Hendrik Willem van Loon và xuất bản năm 1921. Đây là cuốn sách đầu tiên được trao Huân chương Newbery (giải thưởng văn học do Hiệp hội Dịch vụ Thư viện cho Trẻ em – Hoa Kỳ) vì đóng góp xuất sắc cho văn học thiếu nhi.
Hendrik Willem van Loon từng nói: “Chúng ta phải lựa chọn các nhà sử học một cách cẩn thận như lựa chọn các bác sĩ của mình”. Van Loon là một nhà sử học mà chắc hẳn bạn đọc sẽ không hối hận khi lựa chọn, bởi khả năng độc đáo của ông trong việc truyền tải lịch sử như một câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn đã khiến vô số độc giả yêu mến cuốn sách và khiến nó có một vị trí độc nhất trong lịch sử xuất bản.
Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1921, “Câu chuyện nhân loại” đã mê hoặc nhiều thế hệ độc giả ở mọi lứa tuổi bởi sự ấm áp, giản dị và trí tuệ của nó. Bắt đầu từ nguồn gốc của cuộc sống con người và mở rộng dần về phía trước để soi sáng toàn bộ lịch sử; với phong cách văn xuôi rõ ràng, hóm hỉnh và đầy biểu cảm; van Loon đã tái hiện một cách sống động các nhân vật, sự kiện ở mọi thời đại.
Thay vì tập trung vào các sự kiện hoặc con người, ông kể – như ông nói – “một câu chuyện phi nước đại hơn là đi bộ”. Van Loon thường kể câu chuyện của mình với tốc độ chóng mặt mà không đơn giản hóa quá mức. Ông thực hiện điều này bằng cách tập trung vào những ý tưởng lớn và cắt bỏ bất kỳ chi tiết nào không trực tiếp giúp truyền đạt ý tưởng mà ông đang hướng tới. Ông kết hợp điều này với phong cách đầy quan điểm, giúp nhắc nhở bạn rằng tất cả đều được lọc qua quan điểm của một người và không nên được coi là điểm kết thúc của toàn bộ câu chuyện. Ông đạt được sự cân bằng thú vị giữa việc thể hiện cá tính của riêng mình và cố gắng tỏ ra công bằng và vô tư.
Đặc biệt, cuốn sách này do chính tác giả vẽ minh họa 77 bức tranh, vì ông muốn các bức tranh tự vẽ minh họa cho các ý tưởng hơn là các bức ảnh cho các sự kiện. Một phần vì các thí nghiệm trong nhiều năm tại Trường Thiếu nhi New York đã thuyết phục tác giả rằng: rất ít trẻ em sẽ quên những gì chúng đã vẽ, trong khi không nhiều trẻ em sẽ nhớ những gì chúng chỉ đọc. Và ông cũng đưa ra lời khuyên rằng: hãy để con cái bạn vẽ nên lịch sử theo mong muốn của chúng thật thường xuyên khi bạn có dịp, và chúng có thể vẽ rất tốt.
Van Loon cũng thường xuyên nhắc nhở người đọc rằng bạn cần suy nghĩ cẩn thận về lịch sử, rằng nó phức tạp, nên trong cuốn sách này có thể không cho bạn biết chi tiết về lịch sử, nhưng lại khiến bạn biết phải làm gì với lịch sử.
Thực sự cuốn sách đã truyền cảm hứng tò mò và niềm yêu thích nghiên cứu về lịch sử cho rất nhiều thế hệ bạn đọc. Và chắc chắn bạn cũng sẽ thế.
Sách thuộc “Tủ sách Đời Người – Tinh tuyển 100 cuốn sách dành cho người Việt” của Omega+
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Hendrik Willem van Loon (1882–1944)
Nhà sử học, nhà báo và tác giả sách người Mỹ gốc Hà Lan. Từ những năm 1910 cho đến khi qua đời, van Loon đã viết rất nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ông được độc giả ca ngợi và yêu mến bởi những cuốn sách tự mình vẽ tranh minh họa. Nổi bật nhất trong đó là cuốn sách “Câu chuyện nhân loại”, một cuốn lịch sử thế giới đặc biệt dành cho trẻ em. Cuốn sách đã giành được Huy chương Newbery đầu tiên vào năm 1922. (Huy chương Newbery là giải thưởng văn học do Hiệp hội Dịch vụ Thư viện Hoa kỳ cho Trẻ em).
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Vậy nên, việc đọc phong phú các sách lịch sử ngoài sách giáo khoa để mở rộng kiến thức, đào sâu tư duy, làm quen với các cách thức tiếp cận lịch sử đa dạng là điều vô cùng cần thiết. Khi còn là giáo viên dạy lịch sử tại trường phổ thông và lý luận dạy học lịch sử tại trường đại học, tôi luôn nỗ lực thực hiện công việc này. Một khi các giáo viên, phụ huynh nỗ lực làm công việc này, trẻ em sẽ yêu thích môn lịch sử và cảm thấy nó thật hữu ích cho cuộc sống đời thường cũng như đời sống học đường.
Cuốn sách Câu chuyện nhân loại của tác giả Hendrik Willen van Loon sẽ là một lựa chọn tốt cho cả giáo viên, phụ huynh, học sinh, và tất nhiên là bạn đọc quan tâm nói chung.
…
Bên cạnh cách kể chuyện thông minh, văn phong trong sáng, hấp dẫn, cuốn sách còn được minh họa bằng hệ thống tranh vẽ thú vị do chính tác giả thực hiện. Phải rồi, “một cuốn sách ích gì khi không có tranh”, chúng ta chắc hẳn sẽ vừa đọc sách, xem tranh, và thầm đồng ý với tác giả như thế”.
Nguyễn Quốc Vương
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY (Có thể ghi chú trang nào, phần nào)
- Hơn tất cả, tầm nhìn trải dài bao quanh gợi lại về quá khứ huy hoàng tiếp thêm cho chúng ta dũng khí để đối diện với những vấn đề trước mắt khi trở lại với cuộc sống hằng ngày.
- Lịch sử là Tòa tháp Kinh nghiệm hùng vĩ mà Thời gian đã xây dựng giữa những cánh đồng bất tận của các thời đại đã qua. Không dễ dàng gì để lên đến đỉnh của công trình kiến trúc cổ kính này và có được cái nhìn toàn cảnh. Tòa tháp ấy không có thang máy, nhưng với đôi chân trẻ khỏe, vững vàng, ta vẫn có thể làm được.
- Chúng ta sống trong bóng tối của một dấu hỏi lớn.
Chúng ta là ai?
Chúng ta đến từ đâu?
Chúng ta bị giới hạn bởi điều gì?
Bước từng bước chậm rãi, nhưng với sự quyết tâm kiên trì, chúng ta đang ngày một tiến xa hơn, vươn ra khỏi đường chân trời, mong mỏi tìm kiếm được câu trả lời thỏa đáng.
- Nhưng, như tôi từng nói, chúng ta biết rất ít về những khởi đầu này. Con người thuở ban sơ ấy không có công cụ và không tự xây nhà. Họ sinh ra và chết đi mà không để lại dấu vết nào về sự tồn tại của mình ngoại trừ một vài chiếc xương quai xanh và một vài mảnh hộp sọ. Những điều này chỉ cho chúng ta biết rằng nhiều nghìn năm trước, có một loài động vật có vú khác hoàn toàn với các loài có vú khác, chúng có thể tiến hóa từ một loài động vật giống vượn nào đó ta còn chưa biết đến, học cách đi bằng hai chân sau và biến chân trước thành bàn tay, và đây có lẽ là giống loài có liên hệ nhiều nhất tới những sinh vật tình cờ là tổ tiên trực hệ của chúng ta.
Đây là những điều ít ỏi mà chúng ta biết được, còn lại thì vẫn là ẩn số.
- Lịch sử loài người là những ghi chép về một sinh vật đói khát luôn đi tìm thức ăn. Bất cứ nơi nào có thức ăn dồi dào, họ sẽ di chuyển tới đó để làm nhà. (p. 42)
- Để tôi đưa bạn lên đ tưởng tượng rằng mình có đôi mắt của một chú chim ưng. Hãy nhìn ỉnh của kim tự tháp cao nhất và tôi sẽ để bạn ra xa, vượt ra ngoài những vùng cát vàng sa mạc, bạn sẽ thấy có gì đó xanh rờn và lung linh. Đó là một thung lũng nằm giữa hai con sông; là thiên đường được nhắc đến trong Cựu Ước; là vùng đất bí ẩn và kỳ diệu mà người Hy Lạp gọi là Lưỡng Hà “vùng đất giữa hai dòng sông”. (p. 49)
- Người hiện đại chúng ta thường thích những gì “to lớn”. Chúng ta tự hào vì sống ở quốc gia “rộng lớn nhất” thế giới, có lực lượng hải quân “lớn nhất”, trồng được những quả cam hay củ khoai tây “to nhất”, và chúng ta thích sống trong các thành phố “triệu” dân, tới khi chết lại muốn được chôn trong “nghĩa trang lớn nhất cả nước”.
Cư dân Hy Lạp cổ, nếu nghe được điều này, có thể sẽ không hiểu chúng ta nói gì. “Điều độ trong mọi việc” là đời sống lý tưởng và những thứ lớn lao không hề khiến họ ấn tượng. Việc chuộng sự điều độ này không phải một ý niệm sáo rỗng chỉ được dùng trong những dịp đặc biệt, mà nó ảnh hưởng trong suốt cả cuộc đời của mỗi người Hy Lạp từ khi sinh ra đến lúc mất đi. (p.70)
- Tóm lại, câu chuyện về đời sống của người Hy Lạp không chỉ là câu chuyện về sự điều độ mà còn là sự giản dị. “Mọi thứ”, bàn, ghế, sách vở, nhà cửa và xe cộ, thường chiếm rất nhiều thời gian của bất kỳ ai sở hữu chúng. Cuối cùng, chúng biến người chủ của mình thành nô lệ, khiến người đó phải dành hàng giờ để chăm chút và giữ cho chúng luôn sạch bóng, được chải chuốt và quét sơn cẩn thận. Người Hy Lạp, trước hết, muốn được “tự do”, cả về tinh thần lẫn thể chất. Để có thể duy trì quyền tự do của mình và thực sự tự do về tinh thần, họ tối giản nhu cầu hằng ngày xuống mức thấp nhất có thể. (p.79 – vẫn về người Hy Lạp)
- Vào năm 1831, ngay trước khi Dự luật Cải cách đầu tiên được thông qua, Jeremy Bentham, nhà nghiên cứu lớn người Anh về hệ thống lập pháp và cũng là nhà cải cách chính trị thiết thực nhất thời bấy giờ, đã viết cho một người bạn: “Muốn thoải mái thì hãy làm cho người khác thoải mái. Muốn người khác thoải mái thì hãy tỏ ra yêu mến họ. Muốn tỏ ra yêu mến họ thì hãy yêu mến họ trong thực tiễn”. (p. 418)