Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực (Tái bản 2021)
The Prize – Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực” là một cuốn sách rất đặc biệt; có thể coi đây là cuốn biên niên sử hết sức lý thú của hành tinh chúng ta trong hơn một thế kỷ nay, xoay quanh một tài nguyên có tầm quan trọng sống còn đối với hầu hết các quốc gia muốn đặt chân lên con đường công nghiệp hóa và đi tới phồn vinh, đó là DẦU MỎ. Tác giả cuốn sách, DANIEL YERGIN, người đã được trao giải thưởng Pulitzer, là một chuyên gia về các vấn đề toàn cầu và dầu mỏ. Ông là Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu năng lượng Cambridge, một cơ quan tư vấn hàng đầu về năng lượng quốc tế. Ông cũng từng là giảng viên trường Đại học Harvard và trường John F. Kennedy Harvard.
Hết hàng
Mô tả
DẦU MỎ, TIỀN BẠC VÀ QUYỀN LỰC
Tác phẩm đã khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ – cuộc giao tranh giành tiền bạc và quyền lực có xung quanh vấn đề dầu mỏ. Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới và khu vực, đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng.
NỘI DUNG CHÍNH
- Lịch sử dầu mỏ đã chứng kiến sự ra đời của nhiều hợp đồng và nhiều quyết định quan trọng – do các cá nhân, công ty và các quốc gia thực hiện. Đôi khi, chúng ra đời dựa trên những suy tính kỹ càng, và đôi khi, chúng lại chỉ đơn giản là kết quả của một sự tình cờ. Không ngành kinh doanh nào có thể định nghĩa rõ ràng và chính xác ý nghĩa của rủi ro và phần thưởng cũng như tầm quan trọng của cơ hội và số phận như ngành dầu mỏ”.
- Đến giữa thế kỷ XX, rất ít người còn hoài nghi về vai trò quan trọng không thể thiếu của dầu mỏ trong cán cân năng lượng toàn cầu. Nửa cuối của thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái của dầu mỏ và khí thiên nhiên với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bỏ xa nhiên liệu hóa thạch truyền thống là than đá. Những năm đầu của thế kỷ XXI này đang đánh dấu sự vươn lên ngoạn mục của dầu mỏ và khí đốt khi các quốc gia giàu hai nguồn tài nguyên này dường như đang có khả năng khuynh đảo ít nhất là một phần của thế giới văn minh bằng cách đóng hay mở các giếng dầu hoặc các đường ống dẫn khí.
- Venezuela, một trong những nước có trữ lượng dầu khổng lồ, cũng tỏ ra hết sức ngang ngạnh trong quan hệ với Mỹ. Quan hệ Nga – Ukraine, Nga – Belarus lúc ấm (thậm chí đã quyết định thành lập Liên bang với nhau), lúc lạnh cũng vì khí đốt.
- Có thể nói, sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và than đá. Ngay cả nguồn lương thực của chúng ta, dù là sản phẩm của ngành nông nghiệp, cũng phụ thuộc không ít vào các nguồn tài nguyên này với tư cách là nguyên liệu (ví dụ để sản xuất phân đạm từ dầu, khí và than đá) hoặc nhiên liệu cho máy móc.
- Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu năng lượng thế giới, trữ lượng dầu được xác minh của toàn thế giới (số liệu năm 2005) nằm trong khoảng từ 2.050 cho đến 2.390 tỷ thùng, tương đương từ 270 đến 323 tỷ tấn, và đến bây giờ chúng ta đã sử dụng khoảng 45 cho đến 70% trữ lượng đó. Các nước ở vùng Trung Đông chiếm khoảng một nửa trữ lượng dầu xác minh của thế giới, trong đó riêng Saudi Arabia chiếm một phần tư.
- Năm 2005, EU đã sản xuất và tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn biodiesel. Và để đón đầu và tiếp cận sự “ra đi” của kỷ nguyên dầu khí có khả năng xảy ra vào nửa cuối thế kỷ này, các nhà khoa học trên thế giới còn có những kịch bản hấp dẫn và lãng mạn hơn nữa. Đó là năng lượng nhiệt hạch (năng lượng phát ra khi tổng hợp hạt nhân chứ không phải năng lượng phân rã hạt nhân như trong các nhà máy điện nguyên tử hiện nay), năng lượng mặt trời, các dạng năng lượng tái tạo khác và nhất là năng lượng hydro lấy từ nước thông qua phản ứng quang – xúc tác.
- Có thể nói, dầu mỏ đã trở thành động lực phát triển của thế giới trên con đường tiến tới văn minh, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra biết bao biến động xã hội để tàn phá nền văn minh đó. Nhưng đó là định mệnh chăng? Năng lượng nguyên tử, thậm chí lúc mới được phát hiện, chưa mang lại lợi ích gì cho nhân loại thì đã gây tai họa, nhưng rồi nó cũng phải thuần phục để phục vụ lợi ích con người. Và chúng ta hy vọng khi phải chia tay với kỷ nguyên dầu khí, thì loài người đã có trong tay những nguồn năng lượng thay thế dồi dào và sạch hơn.
BẠN NHẬN ĐƯỢC GÌ?
Đúng như lời của tác giả cuốn sách này, dầu mỏ (và khí thiên nhiên) đã tạo nên “những thay đổi vĩ đại” trong hơn một thế kỷ nay của lịch sử nhân loại. Qua những trang sách, độc giả sẽ nhận rõ, một mặt, những “cống hiến” to lớn của dầu mỏ đối với sự phát triển thần kỳ của thế giới, mặt khác, những “tội lỗi” tày trời trong việc tiếp tay cho những kẻ tham tiền bạc và những thế lực tham quyền lực gây ra chết chóc, bất công xã hội và những cuộc tàn phá kìm hãm nền văn minh nhân loại. Đó là chưa kể “tội” của dầu mỏ đang cùng với các nhiên liệu hóa thạch khác gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường và sự nóng lên của toàn cầu.
“The Prize – Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực” là một cuốn sách rất đặc biệt; có thể coi đây là cuốn biên niên sử hết sức lý thú của hành tinh chúng ta trong hơn một thế kỷ nay, xoay quanh một tài nguyên có tầm quan trọng sống còn đối với hầu hết các quốc gia muốn đặt chân lên con đường công nghiệp hóa và đi tới phồn vinh, đó là DẦU MỎ. Tác giả cuốn sách, DANIEL YERGIN, người đã được trao giải thưởng Pulitzer, là một chuyên gia về các vấn đề toàn cầu và dầu mỏ. Ông là Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu năng lượng Cambridge, một cơ quan tư vấn hàng đầu về năng lượng quốc tế. Ông cũng từng là giảng viên trường Đại học Harvard và trường John F. Kennedy Harvard.
Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực đã được hãng PBS dựng thành bộ phim cùng tên và được trao giải Eccle cho tác phẩm không hư cấu xuất sắc nhất năm 1992.
CHUYÊN GIA NÓI GÌ?
“The Prize – Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực” – Thiên sử thi vĩ đại nhất thế kỷ 20
“Đây là cuốn sách viết về lòng tham, về tham vọng và nỗi khát khao quyền lực. Cuốn sách đề cập đến những người đã kiến tạo nên diện mạo của ngành dầu mỏ, từ cựu Bộ trưởng dầu lửa Ả rập Xê-út Yamani và Tổng thống Geogre Bush đến Armand và Saddam Hussein….” – Theo Financial Times.