Giáo Dục Việt Nam Dưới Thời Thuộc Địa: Huyền Thoại Đỏ và Huyền Thoại Đen

5 Đặt hàng

Ở những thập niên đầu của thế kỷ XX, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Những ai du học ở Pháp trở về đều chung một suy nghĩ rằng, những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thúc tiếp thu được từ nhà trường Pháp. Tuy nhiên, cùng lúc đó, giáo dục Pháp vẫn “chinh phục” được giới tinh hoa người Việt, Lào và Campuchia. Ngay cả khi ảnh hưởng chính trị và quân sự của Pháp suy yếu từ những năm 1940 trở đi thì tầng lớp này vẫn tiếp tục gửi con em họ đến học ở những trường trung học Pháp.

#
Còn hàng
139,000 

Mô tả

GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI THỜI THUỘC ĐỊA

Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen

| NỘI DUNG TÁC PHẨM |

Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là một ca đặc biệt trong Đế chế Pháp. Việt Nam tiền thuộc địa đã có sẵn một hệ thống đào tạo quan bảng, khoa cử lấy khuôn mẫu từ chế độ khoa bảng Nho giáo. Cuối thế kỷ 19, chế độ khoa bảng này mất dần vị trí độc tôn vì khả năng kém thích nghi trước thời cuộc. Chỉ còn tinh thần hiếu học vốn là bản sắc văn hóa Việt vẫn được coi trọng, vì học hành là con đường tiến thân để thành đạt. Người Pháp đã biết cách đặt thuộc tính văn hóa Việt này vào hệ thống giáo dục thuộc địa tại Đông Dương, vốn được coi là một hệ thống đầy đủ và kiện toàn nhất trong tất cả các xứ thuộc địa của Pháp.

Ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Họ đòi hỏi cho con cái họ được học lên bậc trung và đại học, thậm chí trong những ngôi trường trung học danh giá vốn chỉ dành cho học sinh Pháp. Trường Pháp có tiếp nhận con cái họ nhưng học phí đắt đỏ và đầu ra thì hiếm hoi và bạc bẽo. Hễ khi tình hình chính trị căng thẳng, chính quyền lập tức thít chặt đầu vào ở các trường bên Pháp, chẳng hạn như hạn chế đưa sinh viên Đông Dương sang Pháp trong những năm 1930. Những ai du học ở Pháp trở về đều chung một suy nghĩ rằng, những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thúc tiếp thu được từ nhà trường Pháp. Tuy nhiên, cùng lúc đó, giáo dục Pháp vẫn “chinh phục” được giới tinh hoa người Việt, Lào và Campuchia. Ngay cả khi ảnh hưởng chính trị và quân sự của Pháp suy yếu từ những năm 1940 trở đi thì tầng lớp này vẫn tiếp tục gửi con em họ đến học ở những trường trung học Pháp.       

| THÔNG TIN TÁC GIẢ |    

Tác giả Nguyễn Thụy Phương: Tiến sỹ Giáo dục học (Đại học Paris Descartes, 2013) chuyên về lịch sử giải thực dân văn hóa, giáo dục thuộc địa và hậu thuộc địa.

Phó Giám đốc Mạng lưới Giáo dục (EduNet), Trưởng BTC Vietnam Education Symposium, thuộc Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global).

Chuyên gia tư vấn, thẩm định và hợp tác các dự án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Pháp (Cnesco, AgroParisTech, France Education International…).

| TRÍCH DẪN HAY |

“Nước Pháp đang khó nhọc thiết lập một hệ thống giáo dục tại Đông Dương. Quá trình này có những điểm tích cực sau. Duy trì trường dạy chữ Hán tránh được xung đột tư tưởng với giới tinh hoa Hán học. Trường Pháp-bản xứ phổ cập chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp. Chương trình học được hiện đại hóa và được quần chúng tiếp nhận tích cực, khiến cho Henri Russier, Thanh tra giáo dục tại Nam kỳ, kỳ vọng ‘nó giống như sự chuyển mình tỉnh giấc sau giấc ngủ ngàn năm.’”

“Hai mô hình chủ đạo của nền giáo dục thuộc địa, hợp tác và đồng hóa, đối đầu nhau ở Đông Dương ngay từ cuối thế kỷ 19. Cuộc tranh luận này bắt đầu nổ ra với thuộc địa Algéria, nhưng Việt Nam tiền thuộc địa đã gây dựng và phát triển nền giáo dục khoa bảng trong ngàn năm mà nhà cầm quyền Pháp không thể lờ đi. Hai mô hình này không tiệt trừ nhau vì những tư tưởng thuộc địa và các chính sách áp dụng lên Đông Dương đều viện dẫn lúc thì mô hình này lúc lại mô hình kia, và nhất là chúng được thích nghi tùy vào thời cuộc và thực tế.”

Omega+ trân trọng giới thiệu tới độc giả!

Thông tin bổ sung

Tác Giả:

Nguyễn Thụy Phương

BTV thực hiện

Nguyễn Quang Diệu

Số trang

164

Bìa

Bìa cứng, jacket

Khổ sách

16 x 24 cm

Năm xuất bản

2020

Top