Gustave Dumoutier: Bộ Sách Về Việt Nam Xưa

1 Đặt hàng

Sau khi xuất bản cuốn sách “Tiểu luận về dân Bắc Kì”, chúng tôi tiếp tục ấn hành công trình thứ hai về văn hoá, phong tục Việt Nam của học giả Pháp Gustave Dumoutier: “Nghi thức tang lễ của người An Nam”. Sách vừa in xong, sẽ phát hành đầu tháng 11/2020.

#
Còn hàng
318,000 

Mô tả

GUSTAVE DUMOUTIER

BỘ SÁCH VỀ VIỆT NAM XƯA

NHÀ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI PHÁP THUỘC THẾ HỆ ĐẦU TIÊN

Sau khi xuất bản cuốn sách “Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ”, chúng tôi tiếp tục ấn hành công trình thứ hai về văn hoá, phong tục Việt Nam của học giả Pháp Gustave Dumoutier: “Nghi thức tang lễ của người An Nam”. Sách vừa in xong, sẽ phát hành đầu tháng 11/2020.

Cả hai cuốn sách trên đều do Vũ Lưu Xuân chuyển ngữ. Dịch giả Vũ Lưu Xuân nguyên là trợ lí của linh mục Trương Bá Cần, am hiểu kiến thức cả Pháp văn lẫn Hán văn.


GUSTAVE DUMOUTIER: BỘ SÁCH VỀ VIỆT NAM XƯA

Gustave Dumoutier là nhà Việt Nam học người Pháp thuộc thế hệ đầu tiên, là một học giả có tài, một con người gắn bó và yêu mến lịch sử văn hóa Việt Nam, là nhà Đông phương học đầy nhiệt huyết có chủ trương hợp tác với giới nho sĩ Việt Nam, trân trọng và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam truyền thống, duy trì chữ nho và khuyến khích chữ Quốc ngữ. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về khảo cổ, lịch sử, văn hóa Việt nói chung và Hà Nội nói riêng.

Bộ sách về Việt Nam xưa gồm 2 cuốn:

TIỂU LUẬN VỀ DÂN BẮC KỲ

  • Số trang: 436
  • Khổ: 16 x 24 cm
  • Bìa mềm
  • Giá: 209.000 VNĐ

“Tiểu luận về dân Bắc kỳ” đi sâu vào những vấn đề lớn liên quan tới nếp sống thường nhật của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ 19 về xã hội (tổ chức làng xã, việc xét xử, việc quân); gia đình (sinh con, cưới hỏi, vợ lẽ – nàng hầu, tang ma); trò chơi, thói quen và nghề nghiệp (ca kỹ và đào kép, trò đỏ đen, chơi bài lá, ăn mày, y phục); thực phẩm (tục ăn đất, cỗ cúng, cỗ làng, đám ma, mừng thọ, tín ngưỡng dân gian liên quan đến bữa ăn); y học dân gian (thầy lang, hiệu thuốc); mê tín (thầy phù thủy và bói toán, hậu vận, cốt tướng, diện tướng, giải quẻ).

Tác phẩm này là sự bổ khuyết cần thiết cho công trình nghiên cứu vốn nổi tiếng về tổ chức hành chính và xã hội Việt Nam của Éliacin Luro, người lập ra Trường Tham biện Hậu bổ Sài Gòn năm 1873; là tài liệu tham khảo của hai học giả Nguyễn Văn Huyên và Đào Duy Anh, khá nhiều tranh ảnh minh họa trong Việt Nam văn hóa sử cương được Đào Duy Anh lấy từ công trình này.

—————–

NGHI THỨC TANG LỄ CỦA NGƯỜI AN NAM

  • Số trang: 488
  • Khổ: 16 x 24 cm
  • Bìa mềm
  • Giá: 189.000 VNĐ

Đối với người Việt Nam, nghi thức tang lễ có một tầm quan trọng lớn lao, biểu hiện sự tôn trọng của người sống dành cho người chết và ý niệm của người sống về sự an nghỉ của người vừa qua đời.

Các nghi thức tang lễ thay đổi tùy theo thứ bậc của người qua đời, trong gia đình và ngoài xã hội; tài sản họ có lúc sống cũng như tài lực của người thân. Tang lễ là nghi thức tôn giáo, vừa thể hiện sự hiếu đạo, nghĩa tử của người sống với người chết nhưng cũng là mối quan tâm lo lắng về sự bình an, thịnh vượng hoặc hiểm họa sau này của con cháu…

Với tư duy khoa học và thói quen quan sát ghi chép của người phương Tây, Dumoutier và các cộng sự đã không bỏ lỡ cơ hội khi được tận mắt quan sát những nghi thức khác nhau của nghi lễ tang ma mà từ lâu họ đã quan tâm nghiên cứu tại Bắc kỳ. Không những thế, ông còn phân tích, so sánh để tìm ra nét khác biệt trong một số nghi lễ ở các vùng miền, giữa các tôn giáo khác nhau…

Từ các quan sát liên quan tới tang lễ, việc để tang và lòng kính trọng mồ mả của người Bắc kỳ…, Dumoutier đã viết cuốn sách này thật sát với quan điểm nghiên cứu dân tộc học tôn giáo, qua đó cung hiến cho các nhà nghiên cứu và độc giả ngày nay những tài liệu có giá trị tham khảo cần thiết.

Omega+ trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Top