Kiến Trúc Pháp – Đông Dương – Những Viên Ngọc Quý Tại Hà Nội

0 Đặt hàng

Cuốn sách được xuất bản với đẳng cấp như  một “Album Nghệ thuật” về dấu ấn kiến trúc Pháp tại Hà Nội. Bên cạnh những bản vẽ thiết kế còn có những tấm ảnh tư liệu được sưu tầm và lựa chọn kỹ cùng lời thuyết minh bằng ba thứ tiếng (Việt-Pháp-Anh). Đặc biệt là có thêm sự khảo tả chi tiết, những cái tên địa điểm kiến trúc mà chắc hẳn nhiều người chưa bao giờ biết.

#
Còn hàng
700,000 

Mô tả

|THÔNG TIN XUẤT BẢN|

Số trang: 295

Bìa mềm

Khổ: 20.8 x 27cm

Giá: 700.000đ

NXB: Mỹ thuật

KIẾN TRÚC PHÁP – ĐÔNG DƯƠNG

– NHỮNG VIÊN NGỌC QUÝ TẠI HÀ NỘI

Chủ biên: Trần Hữu Phúc Tiến

 

Có thể là hình ảnh về 2 người

NỘI DUNG CHÍNH

Cuốn sách được xuất bản với đẳng cấp như  một “Album Nghệ thuật” về dấu ấn kiến trúc Pháp tại Hà Nội

Nét nổi trội của Kiến trúc Pháp – Đông Dương, những viên ngọc quý tại Hà Nội so với các ấn phẩm trước về kiến trúc Hà Nội chính là, bên cạnh những bản vẽ thiết kế còn có những tấm ảnh tư liệu được sưu tầm và lựa chọn kỹ cùng lời thuyết minh bằng ba thứ tiếng (Việt-Pháp-Anh). Đặc biệt là có thêm sự khảo tả chi tiết, những cái tên địa điểm kiến trúc mà chắc hẳn nhiều người chưa bao giờ biết. Cuốn sách được xuất bản với đẳng cấp như “album nghệ thuật” với khổ sách lớn, dày gần 300 trang, bìa cứng có cả bìa bao. 

Bằng kinh nghiệm kết hợp cả hai phẩm chất nghiêm túc về khoa học và uyển chuyển về chữ nghĩa, cuốn sách được hé mở với những lớp trầm tích khác nhau: rất nhiều tầng bậc, lịch sử thuộc địa, lịch sử quan hệ ngoại giao… các tầng bậc khác của cư dân bản địa và kể từ khi người Pháp đặt chân đến Đông Dương từ trước đến nay, giúp độc giả hiểu thêm về kiến trúc của Pháp trong bối cảnh Đông Dương. 37 trong số 60 công trình đã được chọn lọc kỹ lưỡng để giới thiệu trước công chúng, và được nhóm biên soạn phân chia theo quận, địa bàn, địa phương. Cách thiết kế khoa họ, trực quan sinh động đó như mời bạn đọc “dạo bước” trên từng trang sách, bắt đầu từ trung tâm chính trị: Quảng trường Ba Đình, quận Ba Đình. Điểm cuối của cuộc dạo chơi chính là: Cầu Doumer – cầu Long Biên.

Về tác giả: 

Đây là lần đầu tiên Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp biên soạn sách với Nhà báo Phúc Tiến, người từng làm một cuốn sách tương tự về Sài Gòn. Đặc biệt hơn nữa, như Nhà báo Phúc Tiến viết trong cuốn sách: “Tôi là người Sài Gòn và chỉ bắt đầu làm quen Hà Nội từ năm 1984. Thêm nữa, tôi là người “ngoại đạo” về kiến trúc, chỉ là khách lữ say mê lịch sử” và “bị cuốn hút bởi vẻ đẹp kì lạ của một thành phố Việt Nam hơn 1.000 tuổi đời nhưng lại mang khí vị Pháp”. Điều đặc biệt này cũng mang đến cho cuốn sách những góc nhìn thú vị, mới mẻ.

 

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Tôi đang cầm trên tay và đêm qua được đọc một cuốn sách mới xuất xưởng từ nhà in, còn thơm mùi mực, nói vui là cuốn sách “nóng hôi hổi vừa thổi vừa xem” . Vì đến 9 giờ sáng nay 14-1-2022, sách mới được phát hành. Vào thời điểm đó tại một địa điểm trên đường Vũ Phạm Hàm, Hà Nội, tại tòa nhà giờ đây bạn rất dễ nhận ra (dù công trình còn đang hoàn thiện) có cái lan can chạy dài nhấp nhô như những nhịp cầu để bạn dễ dàng hình dung chiếc cầu Long Biên vắt ngang Sông Hồng trên đất Hà Nội, mà thưở ban đầu nó mang tên của viên Toàn quyền để lại nhiều công trình kiến trúc hạ tầng hoành tráng nhất ở thuộc địa Đông Dương, vào thời điểm tiếp nối giữa 2 thế kỷ XIX và XX là Paul Doumer.

Sách viết về kiến trúc Hà Nội không mới, kể cả người nước ngoài cũng từng tổ chức biên soạn và công bố sách về đề tài này. Chính ngay Cục Lưu trữ kết hợp với Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp ở Hà Nội (EFEO) cũng từng xuất bản một cuốn chủ yếu giới thiệu các bản vẽ thiết kế được lưu trữ tại VN và Pháp. Nhưng cuốn sách lần này được xuất bản với đẳng cấp như “album nghệ thuật” với khổ sách lớn hơn, dày xấp xỉ 300 trang, bìa cứng có cả bìa bao. Nét nổi trội so với các ấn phẩm trước là bên cạnh những bản vẽ thiết kế là những tấm ảnh tư liệu được sưu tầm và lựa chọn kỹ cũng lời thuyết minh bằng 3 thứ tiếng (Việt-Pháp-Anh) do một nhà báo có nhiều kinh nghiệm kết hợp cả 2 phẩm chất nghiêm túc về khoa học và uyển chuyển về chữ nghĩa.

Chọn nhà báo Phúc Tiến làm công việc biên tập cả về hình ảnh và nội dung, cơ quan chủ quản là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I không chỉ khai thác tính chuyên nghiệp của một người có kinh nghiệm đã từng làm một cuốn sách tương tự về Thành phố Sài Gòn cách đây đã lâu, mà ngay cả cách nhìn của một người sống ở Sài Gòn quan sát Hà Nội cũng có cái nét riêng, đôi khi chính người sống Hà Nội (như tôi chẳng hạn) không nhận ra…. Sách do Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật cấp phép, nhưng nhóm biên tập kỹ thuật, in ấn cũng lại là những tay rất nhà nghề của Nhóm Enter thực hiện (Lê Văn Thao và Nguyễn Bá Ngọc). Không thể không nói đến nhóm chủ lực góp phần làm nên cuốn sách này chính là những người đang làm công tác lưu trữ, đã bảo tồn và khai thác nguồn tư liệu quý giá trong Trung tâm Lưu trữ Quóc gia I của mình cũng như từ các nguồn khác cũng kinh nnghiệm làm sách đặc thù của ngành lưu trữ…

Sách đề cập đến những công trình kiến trúc được ví như “những viên ngọc quý” ở Hà Nội. Có thể đối tượng khảo tả không mới, vẫn là Nhà Hát Lớn, Cầu Doumer, Viện Pasteur, Bảo tàng Louis Finot … nhưng cách khảo tả, lựa chọn ảnh và tư liệu cũng có phần tinh tế hơn…Lại có cả những công trình, mà ngay đến người tự cho là biết nhiều về Hà Nội, đến nay mới lần đầu được tiếp cận. Ví như ngôi nhà số 6 Hoàng Diệu, nhiềungười biết đó là ngôi nhà Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn sinh thời sống cùng gia đình. Công việc bảo vệ và không gian tư gia khiến nó “kín cổng cao tường” với số đông, thì trong sách này cũng được giới thiệu bản vẽ kiến trúc gốc của tòa biệt thự rất đẹp và thửở đầu nó là ngôi biệt thự của Chánh Sở Mỏ Đông Dương, do hãng thàu Aviat xây dựng vào đầu thập kỷ 20 của thế kỷ trước (vừa tròn trăm năm). Hoặc tòa biệt thự 18 Tôn Đản (cũng tròn trăm tuổi) vốn là khu nhà Giám đốc Tài chính Đông Dương và đã có lúc được dành cho các nhân vật đại diện đầu tiên của Hoa Kỳ (trong đó có Đại tá A.Patti, đứng đầu cơ quân Tình báo Chiến lược OSS) đến Hà Nội ngay sau ngày Cách mạng thành công, tá túc và hiện nay lại là nhà công vụ của Đại sứ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ ở VN… Đương nhiên, nếu mỗi công trình kiến trúc tiêu biểu ấy được ví như một viên ngọc, thì chuỗi ngọc di sản “kiến trúc thuộc địa” của Thủ đô chúng ta chắc chắn còn dài hơn nữa, cũng có nghĩa là còn dư địa cho nhiều tác giả khác quan tâm và nhiều cuốn sách nữa sẽ ra mắt bạn đọc… Điều đáng nói là với nhiều ấn phẩm cũng như nhiều hình thức trưng bày nhằm giới thiệu giá trị của các tài liệu lưu trữ… như cuốn sách này và sự kiện hôm nay khai mạc cuộc trưng bày đón Tết Nhâm Dần, cho thấy những thay đổi tích cực của ngành lưu trữ nói chung , của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I nói riêng trong việc đưa những di sản tưởng như câm lặng của quá khứ vào đời sống sôi động của đương đại…

_ Nhà Sử học Dương Trung Quốc

 “Để thực hiện quyển sách, chúng tôi phải tham khảo nhiều sách về kiến trúc, nghệ thuật viết về Hà Nội. Xem người ta đã nói về Hà Nội như thế nào, đặc biệt là lịch sử quy hoạch của Hà Nội. Chúng tôi làm quyển sách này và xác định từ đầu đây không phải tập tài liệu chuyên môn về kiến trúc hay xây dựng. Bởi chúng tôi là người ngoại đạo, và tôi lại là người con của Sài Gòn chính gốc. Vì tôi yêu những nét đẹp kiến trúc cổ xưa, nên tôi chọn trở thành người nghiên cứu lịch sử, đọc tài liệu, yêu thích đô thị. Chúng tôi không dám mon men đến việc sẽ nhận xét về các kỹ thuật chuyên môn kiến trúc xây dựng như thế nào. Do vậy, quyển sách này được hình thành trên chủ đích nhằm giới thiệu cái đẹp, thông qua các kiến trúc Pháp – Đông Dương tại Hà Nội. Và chúng tôi gọi đó là những viên ngọc quý, sau đó dẫn dắt du khách du lịch trong từng trang sách. Từng bài viết khảo tả đều dưới góc nhìn của những du khách. Chúng ta nhìn thấy tòa nhà đó, trên cảnh quan đó như thế nào. Từ đó, nhóm biên soạn cùng đưa vào những nhận xét cơ bản khung cửa. mái nhà để thưởng thức. “

_ Tác giả Phúc Tiến

“Cuốn sách rất có giá trị về mặt tư liệu với những ai quan tâm tới kiến trúc Pháp cổ ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung”.

_ Nhà báo Thiên Điểu

 

THÔNG TIN THÊM

Ai phù hợp với tác phẩm này ?

– Những nhà nghiên cứu và giới chuyên gia về kiến trúc học.

– Những độc giả, sinh viên quan tâm tới lịch sử kiến trúc Đông Dương tại Hà Nội

Top