Nam Hoa kinh

1 Đặt hàng
#
Còn hàng
139,000 

Mô tả

THÔNG TIN XUẤT BẢN

ISBN: 978-604-77-3237-1 Giá bìa: 139.000đ
Barcode: 8935270704834 Trọng lượng: 500gr
Số trang: 488 NXB: Thế Giới
Khổ: 14×20.5cm Năm XB: 2024
Loại bìa: bìa mềm, tay gấp In ấn đặc biệt: Không

NỘI DUNG CHÍNH

“Nam Hoa kinh” cùng với “Đạo đức kinh” là hai tác phẩm quan trọng nhất của Đạo giáo. Tuy thường được biết đến với vai trò của một tác phẩm triết học, song “Nam Hoa kinh” được đánh giá là một trong những áng văn chương vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Cuốn sách được viết bởi Trang Chu, cũng được gọi là Trang Tử, là người đất Mông nước Tống, sống vào thời Chiến Quốc, cùng thời với Huệ vương nước Lương, Tuyên vương nước Tề, từng làm chức lại, coi “vườn sơn” ở Mông. Ông là tư tưởng gia, tác gia nổi tiếng của Đạo giáo. Bản dịch do Omega Plus phát hành là của Nhượng Tống trong lần in thứ hai năm 1962.

Sách là tập hợp các giai thoại, ngụ ngôn, trọng ngôn và chi ngôn được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Các giai thoại và ngụ ngôn trong “Nam Hoa kinh” trình bày quan điểm tư tưởng triết lí nhân sinh, cũng như cách nhìn nhận của con người về thị phi, thiện ác, sinh tử và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Khác với các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc khác, các mẫu chuyện ngụ ngôn trong “Nam Hoa kinh” không được dựa trên các truyền thuyết, hay thành ngữ, tục ngữ đã được lưu truyền trong dân gian mà dường như đều do đích thân Trang Chu sáng tác.

Bố cục cuốn sách có 33 thiên, được chia làm 3 phần: 

  • Nội thiên (7 thiên): Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡng sinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đại tông sư, Ứng đế vương.
  • Ngoại thiên (15 thiên): Ngón chân liền, Con ngựa, Mở níp, Phòng giữ, Trời, đất, Đạo trời, Trời vận, Khắc ý, Sửa tính, Nước thu, Rất vui, Hiểu sống, Cây núi, Điền Tử Phương, Trí sang Bắc.
  • Tạp thiên (11 thiên): Canh Tang Sở, Từ Vô Quỷ, Tắc Dương, Vật ngoài, Ngụ ngôn, Nhường ngôi vua, Đạo Chích, Thuyết gươm, Lão đánh cá, Liệt Ngữ Khấu, Thiên hạ.

Trong hơn ba mươi ba thiên, sách nói đi nói lại hơn mười vạn chữ. Đại ý là: tỏ rõ đạo đức; rẻ rúng nhân nghĩa; coi một sống với chết; xem bằng phải với trái; hư tĩnh; điềm đạm; vắng lặng; không làm.

Cuốn sách phù hợp với các bạn độc giả yêu thích sách kinh điển, muốn tìm hiểu về Đạo giáo, về tư tưởng Trung Quốc.

Sách thuộc tủ sách Kinh điển của Omega Plus.

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 

Trang Tử tên là Trang Chu, người đất Mông nước Tống, sống vào thời Chiến Quốc, cùng thời với Huệ vương nước Lương, Tuyên vương nước Tề, từng làm chức lại, coi “vườn sơn” ở Mông. Ông là tư tưởng gia, tác gia nổi tiếng của Đạo giáo.

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY 

“Trong văn của thầy Trang, có chỗ một câu mà gồm mấy nghĩa; có chỗ nói đi, nói lại hơn nghìn chữ, mà chỉ có một ý; có chỗ ý chính ít mà ý bàn nhiều; có chỗ nhân một câu mà nhắc đến các câu giống thế. Những cái đó đều có thể không cần bàn đến. Chỉ cần trước hết tìm lấy ý chính; thứ xem đến mạch lạc; thứ nữa xét coi con mắt tác giả nhằm ngó vào đâu; cũng không có gì là khó hiểu.”

“Văn Trang có chỗ dễ hiểu; có chỗ thắc mắc khó hiểu; có chỗ có thể hiểu ra nghĩa này hoặc nghĩa khác cũng được. Không có gì đáng ngại cả: cứ xem kỹ đoạn trên, đoạn dưới, lối tới, lối đi; rồi ngẫm coi tác giả định nói gì, tự nhiên sẽ vỡ phăng phăng cả…”

– Lâm Tây Trọng –

 “Trong khi đọc Trang, tôi có cảm tưởng như được cất mình lên Tiên giới… Cõi đời ấy tự có riêng trời, đất cỏ, hoa, không bợn chút bụi trần, và xa hẳn các tiếng cười, khóc, thở than, ồn ào trong vòng danh lợi. Mình tôi nhẹ hẳn đi… Và lòng thì đầy những ngậm ngùi, tha thứ…

Sau hai nghìn năm, Trang còn có sức đưa nổi một kẻ đọc sách nhỏ kém “ung dung chơi” sang bên làng “không có đâu” …

Tôi dịch Nam Hoa Kinh để tìm chơi mối cảm nói trên. Sau nữa vì các bạn yêu tôi mà tìm cảm ấy. Ngoài ra, các nhà thích nghiên cứu còn có thể tìm trong Kinh thấy những mầm non của các học thuyết mới, rất mới, chẳng hạn, của biện chứng pháp, của tiến hóa luận, của tư tưởng “hồi thuần” …”

– Nhượng Tống –

Trong ba mươi ba thiên, nói đi nói lại hơn mười vạn chữ. Đại ý chẳng qua là: tỏ rõ đạo đức; rẻ rúng nhân nghĩa; coi một sống với chết; xem bằng phải với trái; hư tĩnh; điềm đạm; vắng lặng; không làm; thế đấy thôi!

Thiên chia ra nào Nội, nào Ngoại, nào Tạp, đều do ở người đời, không phải là bản ý tác giả khi viết sách.

Xét ra thì: bảy bài Nội thiên là văn có đầu đề, do chính tay thầy Trang định lấy. Còn Ngoại thiên, Tạp thiên, đều lấy hai chữ trên đầu thiên mà đặt tên… Ấy là những văn không đầu đề. Người đời sau lấy những bài vặt vãnh của Trang sắp đặt lại.

“Tiêu dao du” cốt nói lòng người thường quen thành tựu nhỏ nhen, nhưng lớn mới là quý. “Tề vật luận” cốt nói lòng người thường quen câu nệ, chấp nhất, nhưng hư mới là hay. “Dưỡng sinh chủ” cốt nói lòng người thường miệt mài đối phó với vật ngoài, nhưng thuận mới là phải.

“Nhân gian thế” là phép vào đời. “Đức sung phù” là phép ra đời. “Đại tông sư” là phép trong có thể làm thánh. “Ứng đế vương” là phép ngoài có thể làm vua. Ấy là nghĩa riêng của bảy bài “Nội thiên”. Thế nhưng: lòng người có lớn thì mới có thể hư; có hư thì mới có thể thuận… Vào được đời rồi mới ra được đời… Trong làm nổi thánh thì ngoài mới làm nổi vua… Ấy lại là những lẽ đi theo nhau của bảy bài “Nội thiên”. Cứ thế thôi, cũng đã hết được ý chính.

Các “Ngoại thiên”, “Tạp thiên”, nghĩa cũng chia riêng, nhưng lý cũng gửi lẫn… Như “Ngón chân liền”, “Con ngựa”, “Mở níp”, “Phòng giữ”, “Trời đất”, “Đạo trời”, đều nhân “Ứng đế vương” mà bàn tới. “Trời vận” thì nhân “Đức sung phù” mà bàn tới. “Nước Thu” thì nhân “Tề vật luận” mà bàn tới. “Rất vui”, “Điền Tử Phương”, “Trí sang bắc” thì nhân “Đại tông sư” mà bàn tới. Riêng có ý “Tiêu dao du” thì thấy rải rác cả ở trong các thiên.

Nghĩa các “Ngoại thiên” là thế. “Canh Tang Sở” thì là ý của “Đức sung phù”, nhưng gửi trong đó có lý của “Đại tông sư”. “Ứng đế vương”, Từ Vô Quỷ” thì ý của “Tiêu dao du” nhưng gửi vào đó có lý của “Đại tông sư”, “Ứng đế vương” và “Nhân gian thế”. “Tắc Dương” cũng là ý “Đức sung phù” mà gửi vào đó có lý “Đại tông sư”, “Tề vật luận”, “Vật ngoài” thì là ý “Dưỡng sinh chủ” mà gửi vào đó có lý “Tiêu dao du”. “Ngụ ngôn”, “Liệt Ngữ Khấu” dồn lại là một thiên, thu thúc 1 cho cả bộ sách. Lý của bảy bài “Nội thiên” đều thấy có đủ. Ấy là nghĩa của các “Tạp thiên”.

Đến như “Khắc ý”, “Sửa tính”, nghĩa cũng có qua loa, nhưng đọc rồi không còn gì là thú vị! “Nhường ngôi vua”, “Lão đánh cá”, “Đạo Chích”, “Thuyết gươm”, thì không ăn nhập vào đâu cả, mà còn rất nhiều câu nhảm nhí. Người xưa cho đó là những văn của phường ngu dốt đánh tráo vào. Xét ra quả có thể! Còn “Thiên hạ” thì là người sau viết ra khi sắp lại văn Trang. Ấy là bài “hậu tự” cho bộ sách mà thôi.

(trích Tổng luận)

Từ khóa

Top