Nghi Thức Tang Lễ Của người An Nam: Nghiên Cứu Dân Tộc Học Về Mặt Tôn Giáo

3 Đặt hàng

Đối với người Việt Nam, nghi thức tang lễ có một tầm quan trọng lớn lao, biểu hiện sự tôn trọng của người sống dành cho người chết và ý niệm của người sống về sự an nghỉ của người vừa qua đời. Các nghi thức tang lễ thay đổi tùy theo thứ bậc của người qua đời, trong gia đình và ngoài xã hội; tài sản họ có lúc sống cũng như tài lực của người thân. Tang lễ là nghi thức tôn giáo, vừa thể hiện sự hiếu đạo, nghĩa tử của người sống với người chết nhưng cũng là mối quan tâm lo lắng về sự bình an, thịnh vượng hoặc hiểm họa sau này của con cháu…

#
Còn hàng
189,000 

Mô tả

| THÔNG TIN SƠ LƯỢC |

Công ty phát hành Omega Plus
Tác giả Gustave Dumoutier
Dịch giả Vũ Lưu Xuân
Số trang 488
Loại bìa Bìa mềm
Khổ sách 16 x 24 cm

 

NGHI THỨC TANG LỄ CỦA NGƯỜI AN NAM

Nghiên cứu dân tộc học về mặt tôn giáo

Những độc giả thích tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam xưa, về đời sống tôn giáo, phong tục ma chay của Việt Nam có thể mua đọc cuốn sách: “Nghi thức tang lễ của người An Nam: Nghiên cứu dân tộc về mặt tôn giáo”. Từ các quan sát liên quan tới tang lễ, việc để tang và lòng kính trọng mồ mả của người Bắc kỳ… Dumoutier đã viết cuốn sách này thật sát với quan điểm nghiên cứu dân tộc học tôn giáo, qua đó cung hiến cho các nhà nghiên cứu và độc giả ngày nay những tài liệu có giá trị tham khảo cần thiết.

| NỘI DUNG CHÍNH TÁC PHẨM |

Đối với người Việt Nam, nghi thức tang lễ có một tầm quan trọng lớn lao, biểu hiện sự tôn trọng của người sống dành cho người chết và ý niệm của người sống về sự an nghỉ của người vừa qua đời. Các nghi thức tang lễ thay đổi tùy theo thứ bậc của người qua đời, trong gia đình và ngoài xã hội; tài sản họ có lúc sống cũng như tài lực của người thân. Tang lễ là nghi thức tôn giáo, vừa thể hiện sự hiếu đạo, nghĩa tử của người sống với người chết nhưng cũng là mối quan tâm lo lắng về sự bình an, thịnh vượng hoặc hiểm họa sau này của con cháu…

Với tư duy khoa học và thói quen quan sát ghi chép của người phương Tây, Dumoutier và các cộng sự đã không bỏ lỡ cơ hội khi được tận mắt quan sát những nghi thức khác nhau của nghi lễ tang ma mà từ lâu họ đã quan tâm nghiên cứu tại Bắc kỳ. Không những thế, ông còn phân tích, so sánh, để tìm ra nét khác biệt trong một số nghi lễ ở các vùng miền, giữa các tôn giáo khác nhau…

| THÔNG TIN TÁC GIẢ |

Gustave Dumoutier (1850), sinh tại tại Courpalay (Pháp), nhà nghiên cứu nhân học, dân tộc học và khoa học tôn giáo… Dumoutier đến Hà Nội năm 1886 theo đề nghị của Tổng Trú sứ Trung – Bắc kỳ Paul Bert, được giao nhiệm vụ “người tổ chức thanh tra các trường Pháp – Việt” và sau đó trở thành Giám đốc Học chính Trung – Bắc kỳ. Ông có niềm đam mê lớn với việc nghiên cứu khảo cổ, dân tộc học, tôn giáo, văn hóa, lịch sử Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, để lại nhiều công trình có giá trị. Ông qua đời tháng 8 năm 1904 tại Việt Nam. Ông được giới nghiên cứu trong và ngoài nước tôn vinh là nhà Việt Nam học và nhà Hà Nội học người nước ngoài đầu tiên.

| TRÍCH ĐOẠN HAY |

“Về việc tang ma, người ta tuân theo các qui định của sách Tam giáo. Chúng tôi không có ý nói rằng cuốn Gia lễ bị bỏ quên, nhà nào cũng có một bản, sách được mọi người thừa nhận như khuôn phép nghi lễ dùng trong gia đình, vị cố vấn sáng suốt của dân chúng; nhưng vì việc biên soạn Gia lễ chủ yếu có tính cách triết lý thuần túy, và không đề cập gì tới Phật, Thần, quỉ, rồng, nên khi sử dụng, người dẫn dù tuân theo đúng các qui định trong sách, vẫn cố làm sao để chúng phù hợp với chỉ dẫn của sách Tam giáo, bằng cách thêm thắt vào đó tất cả những gì, nằm trong tập quán Lão giáo, và kinh kệ Phật giáo, có thể làm an ổn lương tâm, trấn an tinh thần của người dân An Nam.

Khi nghiên cứu văn hóa, phong tục, tập quán dân gian ở Bắc kỳ, có hai điều cần nghiên cứu về mặt dân tộc học: trước hết là luật thành văn, rất tốt đẹp, với một thứ luân lý không thể chê vào đâu được, dù rằng còn đôi chút non nớt, đó là tinh hoa có chịu ảnh hưởng từ những tác phẩm của các bậc hiền triết Trung Hoa thời cổ, được duy trì lâu dài qua nhiều thế kỷ, và nhà trường dùng kinh sách đó làm phương tiện đào tạo trí thức cũng như tâm thuật cho con người; thứ đến là phong tục, hoàn toàn bất thành văn, mà ở bất cứ đâu người ta cũng buộc phải theo, và trong nhiều trường hợp “phép vua thua lệ làng”.

Gia lễ là lề luật, Tam giáo là phong tục.”

Omega+ hân hạnh giới thiệu tới độc giả!

Top