Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nhìn từ bên trong

28 Đặt hàng
Cuốn sách Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nhìn từ bên trong của Arthur R.Kroeber nằm trong số những tác phẩm nói trên nhưng được đánh giá cao và được nhiều người tìm đọc. Với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, tham khảo cuốn sách của Arthur R.Kroeber là điều cần thiết.
#
Hết hàng
Liên hệ

Hết hàng

Mô tả

Khủng hoảng những năm 50 của thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự hồi phục kinh tế đáng kinh ngạc của Cộng hòa Liên bang Đức và Nhật Bản. Hai quốc gia này hồ phục từ đống tro tàn của Chiến tranh thế giới thứ II, họ tuy là nước thua trận nhưng sẵn có những tiềm năng về khoa học, công nghệ và kỷ luật công nghiệp của toàn dân tộc.

Hơn 10 năm sau, sự trỗi dậy thần kỳ của Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Singapore khiến thế giới khâm phục. Trong khoảng thời gian không dài, các nền kinh tế kém phát triển này đã thoát khỏi đói nghèo và trở thành những nền kinh tế phát triển ngang ngửa với Pháp, Đức, Nhật…Những thành tựu phi thường đó đã khiến các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực để tìm hiểu nguyên nhân, một lý do dễ nhận thấy là họ có sự hỗ trợ tích cực từ các nước phát triển phương Tây, điển hình là Mỹ.

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, từ những ngổn ngang của Đại Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc vụt lớn lên với những bước nhảy vọt. Tuy còn chưa thực sự đặc sắc nhưng hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập thế giới và thành quả phát triển kinh tế của họ vượt qua Nhật Bản, đe dọa vị trí kinh tế đứng đầu thế giới của Mỹ. Và cũng vì vậy, số lượng tác phẩm nghiên cứu về sự phát triển kinh tế và công nghiệp Trung Quốc ra đời nhiều gấp bội sách bàn về Đức, Nhật và “mấy con rồng châu Á”. Mỗi nhà kinh tế nhìn nhận một cách, sách dày mỏng khác nhau, khe chê đủ kiểu.

Cuốn sách Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nhìn từ bên trong của Arthur R.Kroeber nằm trong số những tác phẩm nói trên nhưng được đánh giá cao và được nhiều người tìm đọc. Với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, tham khảo cuốn sách của Arthur R.Kroeber là điều cần thiết.

Tuy vậy, đây là sự trỗi dậy của Trung Quốc và Trung Quốc không phải là Việt Nam, và tác giả là một nhà kinh tế thị trường thuần túy, nên cách nhìn nhận sẽ có nhiều quan điểm không phù hợp với đường lối kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam.

Những câu chuyện về sự phát triển kinh tế luôn mang đến những bài học và kinh nghiệm quý báu. Đọc sách để tìm ra con đường phát triển phù hợp với bản sắc Việt Nam là mục đích của NXB khi xuất bản cuốn sách này.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Có hai yếu tố Kroeber đã luôn đúng khi muốn chúng ta hiểu rõ về sự phát triển của (kinh tế) Trung Quốc: thể chế, thể chế và các thỏa thuận dựa trên những thể chế hiện thời. Các phân tích kinh tế học theo trường phái phương Tây thường thất bại khi cố gắng mô tả và dự báo về Trung Quốc bởi các mô hình ấy không thể lượng hóa được sức ảnh hưởng của ‘thể chế’ đến kết quả thực tiễn. Không mô hình nào giải thích được vì sao đặc khu kinh tế thất bại năm 1966 lại được chấp thuận vào năm 1976, ở trên cùng một vùng đất Thâm Quyến, trong cùng một khung khổ lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Hơn hết, các mô hình đã không thể giúp người đọc thấu hiểu tính chất ‘thỏa hiệp’ của những mặc cả kinh tế – thứ vốn tồn tại phổ biến và định hình sự vận động của các trao đổi thường ngày.

Vì vậy, điều làm tôi đánh giá cao cuốn sách là việc Kroeber đã kể một câu chuyện về cách các thỏa hiệp kinh tế được đưa ra – như góc nhìn của người trong cuộc. ‘Bản chất của các định chế và thỏa thuận này phần lớn được xác định bởi sự thương lượng chính trị được tạo ra giữa các nhóm quan trọng trong xã hội. Vì cấu thành, quyền lực tương đối, và lợi ích của các nhóm này thay đổi theo thời gian, các thỏa thuận kinh tế cũng theo đó mà thay đổi. Nói cách khác, những cân nhắc về thực tiễn chính trị thường được ưu tiên so với hiệu quả kinh tế. Đối với các nhà hoạch định chính sách kinh tế, điều này có nghĩa là họ phải miễn cưỡng chấp nhận các phiên bản thứ ưu (second best) của công thức lý tưởng của họ’.

Không có gì là tối ưu, chỉ có cái thứ ưu trong một điều kiện cụ thể. Hiểu được điều đó bạn sẽ hiểu được ‘cái hay, cái dở’ của nền kinh tế Trung Quốc. Khi gập cuốn sách lại, tôi mong các bạn nhớ về ba từ, chỉ ba từ để hiểu nền kinh tế Trung Quốc: thể chế, mặc cả, thứ ưu.”

TS. Phạm Sỹ Thành

VỀ TÁC GIẢ: ARTHUR R. KROEBER

Arthur R. Kroeber là đồng sáng lập, giám đốc bộ phận nghiên cứu của Gavekal Dragonomics – công ty nghiên cứu kinh tế Trung Quốc độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh. Ngoài ra, ông còn là biên tập viên của tạp chí China Economic Quarterly, thành viên của Ủy ban quốc gia về quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc, thành viên không thường trực tại Trung tâm nghiên cứu Brookings – Thanh Hoa thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia. Ông sống và làm việc chủ yếu tại Bắc Kinh

Omega Plus hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc!

Top