Thế Chiến Thứ Hai – The Second World War
Được viết một cách ly kỳ và được nghiên cứu một cách xuất sắc, Thế chiến thứ hai như một bản tường thuật vĩ đại và đầy khiêu khích của Antony Beevor về cuộc đại chiến trong lịch sử nhân loại. Tác phẩm này cũng vô tình khẳng định thêm lần nữa rằng tác giả của nó thực sự là một trong những nhà sử học quân sự hạng nhất.
Mô tả
THẾ CHIẾN THỨ HAI – THE SECOND WORLD WAR
Một biên niên sử toàn diện và tuyệt vời về Thế chiến thứ hai
Trong hai thập kỷ qua, Antony Beevor đã tự khẳng định mình là một trong những nhà sử học hàng đầu thế giới về Thế chiến thứ hai với hai đầu sách đoạt nhiều giải thưởng là Stalingrad: The Fateful Siege: 1942-1943 (Stalingrad: Trận chiến định mệnh), Berlin: The Downfall 1945 (Berlin: Cuộc sụp đổ năm 1945). Với The Second World War (Thế chiến thứ hai), ông tập trung vào một trong những sự kiện đẫm máu và bi thảm nhất của thế kỷ XX: Toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
NỘI DUNG CỦA CUỐN SÁCH THẾ CHIẾN THỨ 2
Tác phẩm đầy nhức nhối này đưa chúng ta vào cuộc chiến tranh đẫm máu, khốc liệt và để lại nhiều hệ lụy nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, bắt đầu từ cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 cho đến khi Mỹ sử dụng bom nguyên tử để buộc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào ngày 14 tháng 8 năm 1945 (ngày V-J) và hậu quả mà chiến tranh thế giới thứ hai để lại. Qua gần 1200 trang sách, Beevor mô tả cuộc xung đột và phạm vi toàn cầu của nó: ở mọi ngóc ngách trên thế giới, mọi diễn biến, tình hình và nước đi chiến lược của các bên.
“Các tranh luận xoay quanh chủ đề cuộc đại chiến này bắt đầu từ khi nào cứ thế mà nảy sinh, nhưng Thế chiến thứ hai rõ ràng là tập hợp của nhiều xung đột. Tuy hầu hết là quốc gia đối đầu với quốc gia, song cuộc nội chiến ở tầm quốc tế giữa hai bên tả – hữu cũng thấm đẫm và thậm chí còn chi phối nhiều cuộc chiến trong số đó. Vì vậy, cần phải nhìn lại một số điều kiện dẫn đến điều này, khối mâu thuẫn tàn khốc nhất và hủy diệt nhất mà thế giới từng biết tới.” – Thế chiến thứ hai, trích “Dẫn nhập”
ĐIỂM NỔI BẬT KHIẾN CUỐN SÁCH THẾ CHIẾN THỨ 2 TRỞ NÊN KHÁC BIỆT
- Một bản tường thuật chi tiết và toàn diện
Không có một cuốn sách nào khác về Chiến tranh thế giới thứ hai có thể cung cấp bức tranh toàn cảnh như cuốn sách của Beevor. Cuốn sách được cấu trúc theo trình tự thời gian bao gồm các sự kiện quan trọng trên phạm vi toàn cầu của cuộc chiến trong giai đoạn cụ thể đó. Kết hợp với một phong cách viết uyển chuyển nhưng có kỷ luật, các sự kiện được tác giả luân chuyển từ khu vực chiến tranh này sang khu vực chiến tranh khác, cho dù đó là Tây và Đông Âu, Bắc Phi, Trung Quốc hay các đảo ở Thái Bình Dương…Do đó, người đọc có thể hiểu rõ hơn các vấn đề chính trị, về chiến lược quân sự được cả Đồng minh và phe Trục sử dụng trong chiến tranh, và cả những tác động với người dân bị ảnh hưởng trong cuộc chiến.
- Góc nhìn chân thực và đa dạng
Cuốn sách thuật về chiến tranh nhưng nội dung và diễn tiến cuộc đại chiến không bị bó buộc chiến tranh vào vấn đề chính trị, mà những góc nhìn đa dạng từ phía quân đội, vai trò người chỉ huy (các tướng của hai bên), người lính (thư từ gửi về nhà của lính Đức, Anh, Hồng quân…) cũng được nghiên cứu kỹ và trích đưa vào sách.
Bản thân tác giả cung từng là một người lính đã từng từng tham gia phục vụ quân đội Anh và Đức. Trong vị thế của người trong cuộc, như một phóng viên chiến trường, những cảnh quay về cuộc chiến từ tất cả các bên tham chiến được ông khắc họa chân thực đến khốc liệt, đau thương và ám ảnh.
- Miêu tả một cách sinh động và đầy khéo léo
Beevor đã khéo léo mô tả cuộc xung đột để khắc họa chân thực và sinh động nhất sự bạo lực và tàn khốc chưa từng có của Thế chiến thứ hai. Bộ mặt chiến tranh hiện lên đa dạng và đa chiều tột cùng, đi kèm với những kết quả hùng tráng/bi thảm từ cái nhìn chính trị, giới quân sự cấp cao… bao giờ cũng là thảm cảnh trực tiếp mà người dân, từ mọi bên, phải gánh chịu:
Những người lính đã chiến đấu đến kiệt sức trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Thường dân ở Trung Quốc, Ba Lan, Liên Xô và Đức phải chịu cảnh hãm hiếp, cướp bóc và giết người trên diện rộng dưới bàn tay của quân đội đối phương. Hàng trăm nghìn người trở thành người tị nạn và tù nhân chiến tranh. Nạn đói đã ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Đánh bom tàn phá các thành phố và vùng nông thôn. Bom nguyên tử đã phá hủy hai thành phố của Nhật Bản và phóng xạ gây ra các vấn đề sức khỏe kéo dài cho nhiều người ở Nhật Bản. Đặc biệt là thảm cảnh diệt chủng chia thành từng đợt, được tổ chức nghiên cứu và triển khai cực kỳ hệ thống, mà người Do Thái cùng nhiều sắc dân thiểu số ở châu Âu phải gánh chịu.
Bằng cái nhìn nhân bản, Antony Beevor mang đến cách quan sát đa chiều, khách quan về lịch sử để nhắc nhở thế giới ngày nay cần phải trân trọng và giữ gìn nền hòa bình thế giới.
Từ đó, độc giả sẽ tự mình đưa ra cân nhắc và quyết định: chiến tranh hay hòa bình? Liệu rằng, nhìn những đứa trẻ chung quanh mình, rồi liên tưởng đến cảnh trẻ nhỏ mất cha mẹ trong những đợt không kích mà các bên trút lên nhau, con người ở hiện tại chúng ta liệu còn có thể ủng hộ những cuộc chiến?
- Tư liệu thuyết phục và uy tín
Tác giả đã mất 10 năm để hoàn thành cuốn sách vì ông đã phải nghiên cứu rất nhiều nguồn tài liệu không chỉ là ngôn ngữ tiếng Anh mà nhiều thứ tiếng khác, đặc biệt là tiếng Nhật.
Sách sử dụng tư liệu chiến trường của các phóng viên chiến trường như Vasily Grossman. Những ghi chép của họ về trận chiến, về các trại tử thần… là những bằng chứng quý giá về địa ngục thế chiến.
MỘT SỐ TRÍCH ĐOẠN HAY
“Thật khó để cho rằng một cuộc chiến tàn bạo đến mức khó tin như vậy lại có thể kết thúc mà không có sự trả thù tàn khốc nào. Bạo lực tập thể, như nhà thơ Ba Lan Czesław Miłosz đã chỉ ra, hủy diệt cả ý nghĩ về một loài người nói chung và mọi lẽ công bằng tự nhiên. ‘Giết người trở nên chuyện bình thường trong thời chiến,’ Miłosz viết, ‘và thậm chí còn được coi là hợp pháp nếu nó được thực hiện nhân danh kháng chiến. Cướp bóc cũng trở nên bình thường, cũng như giả dối và ngụy tạo. Người ta đã biết cách ngủ trong những âm thanh từng đánh thức cả khu: tiếng súng máy, tiếng kêu rên của người sắp chết, tiếng chửi rủa của cảnh sát lôi người hàng xóm đi.” – Trích chương “Những thành phố của người chết”
“Ngoài số người đã chết còn có vô số người khác tật nguyền cả về tâm lý lẫn thể xác. Ở Liên Xô, các “samovar” mất chi bị thu gom khỏi các phố. Đó là số phận với sự hiểu ngầm như không còn là người, là thứ mà mỗi người lính Hồng quân sợ hơn cả cái chết. Những người què quặt là một sự gợi nhớ khó chịu rằng có cả một nỗi khổ nằm giữa người hi sinh anh hùng và người sống sót anh hùng tham gia duyệt binh với huân chương trên ngực vào mỗi dịp kỷ niệm.”
“Một số người cho rằng Thế chiến thứ hai còn có ảnh hưởng bao trùm gần bảy thập kỷ sau khi kết thúc, như vô số sách, phim ảnh và kịch cho thấy, trong khi các bảo tàng vẫn tiếp tục cho ra sản phẩm hồi tưởng. Hiện tượng này không có gì là bất ngờ, giá như chỉ vì bản chất của cái ác dường như luôn đem đến sức quyến rũ không dứt. Lựa chọn đạo đức là yếu tố nền tảng trong bi kịch của con người vì nó nằm ngay giữa trái tim của chính loài người. “
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ CUỐN SÁCH THẾ CHIẾN THỨ 2
ANTONY BEEVOR (Sinh năm 1946)
Sử gia, nhà văn trứ danh người Anh.
Từng có thời gian khá dài phục vụ trong quân đội, sau khi xuất ngũ, Beevor bắt đầu viết sách, chủ yếu là các tác phẩm nghiên cứu có giá trị về các cuộc chiến nổi tiếng trong lịch sử hiện đại.
Ông là giáo sư thỉnh giảng gạo cội của các bộ môn lịch sử, văn học Hy-La cổ đại và khảo cổ học tại các trường đại học ở Anh.
Các tác phẩm nổi tiếng của Antony Beevor:
- Stalingrad: The Fateful Siege: 1942-1943 (Stalingrad: Trận chiến định mệnh), 1998
- Berlin: The Downfall 1945 (Berlin: Cuộc sụp đổ năm 1945), 2002
- The Battle for Spain: The Spainish Civil War 1936-39 (Trận chiến cho Tây Ban Nha: Cuộc nội chiến Tây Ban Nha 1936-1939), 2006
- The Second World War (Thế chiến thứ hai), 2012
NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA VỀ CUỐN SÁCH THẾ CHIẾN THỨ 2
“Bạn sẽ cảm thấy mình đang bị cuốn theo dòng chảy kể chuyện, được dẫn dắt theo cách này hay cách kia qua những khu vực và thác ghềnh bởi sự chỉ đạo chuyên nghiệp của Beevor. Như sự mong đợi, những sự kiện trọng đại được tạo nên bằng cách kể những câu chuyện cổ tích và giai thoại ”
__Patrick Bishop (Một tác giả quân sự, nhà báo và nhà sử học người Anh)
“Beevor là người có cái nhìn sâu sắc về mối liên hệ giữa mọi thứ – ông ấy đặt ra mục tiêu“ phải hiểu cách toàn bộ bộ ghép hình phức tạp khớp với nhau”__The Economist
“Cuốn sách này là sự kết hợp hoàn hảo giữa lịch sử thế giới và kinh nghiệm của con người, không thiên vị và rất dễ đọc” __The Journal
“Beevor đã đưa ra một tác phẩm sử thi, một nghiên cứu xuất sắc về sự kiện quan trọng của thế kỷ 20… câu chuyện hoàn hảo của ông ấy thể hiện một màn trình diễn nghệ thuật thực sự đáng kinh ngạc… Cuốn sách này, đánh dấu sự nghiệp nổi bật và trở thành cuốn sách bán chạy nhất của Beevor cũng là cuốn sách phi hư cấu hay nhất của năm 2012 cho đến nay” __Sarasota Herald-Tribune
“Các tường thuật về cuộc chiến bộc lộ nhiều sự mơ hồ về chính trị và phức tạp về đạo đức của nó. Rất ít tác giả đóng góp nhiều hơn vào quá trình suy nghĩ lại này hơn nhà sử học quân sự người Anh Antony Beevor. . . những giai thoại và trích dẫn làm cho tác phẩm của Beevor trở nên sống động không gì sánh được. . . Cuốn sách tuyệt vời có thể đọc được của Antony Beevor ” __ The New York Review of Books