Thiên đường và địa ngục: Tâm lý học về 26 loại cảm xúc

7 Đặt hàng
Thiên đường và địa ngục - cuốn sách giúp nhận dạng từng tâm trạng, cảm xúc mà chắc chắn bạn sẽ gặp trong đời.
#
Còn hàng
109,000 

Mô tả

Thiên đường và địa ngục – cuốn sách giúp nhận dạng từng tâm trạng, cảm xúc mà chắc chắn bạn sẽ gặp trong đời.

“Kiểm soát cảm xúc là kiểm soát bản thân, và kiểm soát bản thân chính là kiểm soát số phận”. Vượt qua cả lý trí và truyền thống, cảm xúc mới là thứ quyết định sự lựa chọn của mỗi con người, và chẳng gì khiến ta thấy được sống, được làm người hay thấy bị tổn thương nhiều hơn chính cảm xúc của ta. Dẫu vậy, ngạc nhiên làm sao, các cảm xúc bị trường học, rộng hơn là xã hội bỏ lơ, khiến cho hàng triệu cuộc đời không được sống đúng nghĩa. Đã đến lúc vén bức sương mờ và làm chủ cảm xúc, sống đúng cuộc đời mà bạn mong muốn – bắt đầu bằng cuốn sách này.

Với Thiên đường và địa ngục, Tiến sĩ, bác sĩ Neel Burton đã nêu ra 26 loại cảm xúc ta thường bắt gặp cùng những đặc điểm nhận diện và ngộ nhận mà bấy lâu nay ta thường nhầm lẫn, bao gồm: buồn chán, cô đơn, lười nhác, xấu hổ, kiêu hãnh, hợm hĩnh, sỉ nhục, khiêm tốn, biết ơn, ganh ghét, tham lam, mong muốn, hi vọng, tham vọng, giận dữ, kiên nhẫn, tin tưởng, tha thứ, thấu cảm, yêu thương, cười, hôn, tự tôn, kinh ngạc, ngây ngất. Để cuối cùng ta hiểu được cảm xúc mình đang sở hữu và lựa chọn thái độ, cách ứng xử phù hợp với chính cảm xúc của mình.

Tác giả cũng khéo léo đào sâu về quá khứ, tìm hiểu gốc gác từng trạng thái trong tiếng Latin, từng câu chuyện của các triết gia nổi tiếng đến những góc nhìn hiện đại, nhằm cung cấp một cái nhìn rõ nét và giúp bạn đọc hiểu hơn về chính mình, tự giúp mình có một sức khỏe tinh thần vững vàng và hạnh phúc.

Vế bố cục, 26 chương sách theo từng chủ đề được thiết kế có chủ đích để bạn có thể đọc theo đúng thứ tự, bắt đầu với sự buồn chán và kết thúc với đôi chút hi vọng cũng như niềm vui sướng ngây ngất. Tuy vậy mỗi chương đều tương đối độc lập, bạn hoàn toàn có thể đọc qua phần này – phần khác của cuốn sách và tiến theo bất kỳ nhịp độ nào, thậm chí là không cần trình tự gì. 

 “Thiên đường và địa ngục – Tâm lý học về 26 loại cảm xúc” nằm trong Bộ sách Ataraxia, thuộc Tủ sách Y sinh của Omega+, là cuốn sách dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những bạn đang cần học cách kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân mình.

(Ataraxia là từ gốc Hy Lạp, chỉ trạng thái nội tâm yên tĩnh, thoát khỏi sự rối loạn, quấy nhiễu trong tâm hồn nhờ sự thấu suốt.)

THÔNG TIN TÁC GIẢ: 

Tiến sĩ Neel Burton, FRSA Nghệ thuật Hoàng gia Anh (RSA) – là một bác 1 – ủy viên Hiệp hội sĩ chuyên ngành tâm thần học, một người thích rượu vang, hiện sống và giảng dạy tại Oxford, Anh. Ông là ủy viên của trường Green-Templeton, thuộc Đại học Oxford, là chủ nhân của nhiều giải thưởng sách, nổi bật là giải Xuất sắc của World Gourmand Award. Ông thường cộng tác với các tạp chí Aeon, Psychology Today và có nhiều tác phẩm được dịch, sang nhiều thứ tiếng. Khi không đọc, viết hay nghiền ngẫm, ông thích nấu ăn, làm vườn, học ngoại ngữ, đi thăm các bảo tàng, vườn cây cũng như du lịch, nhất là tới những vùng làm rượu vang đầy nắng.

www.neelburton.com

TRÍCH ĐOẠN HAY/ CÂU QUOTE HAY

  • Những cảm xúc cơ bản được cho là đã tiến hóa để đáp ứng những thử thách về sinh học từ thời tổ tiên xa xưa của chúng ta, và nguyên thủy tới mức bắt rễ sâu xa – trở thành “phần cứng” trong não bộ của chúng ta, từng hoạt động cảm xúc có những đường dẫn truyền thần kinh riêng biệt. Là phần cứng, các cảm xúc cơ bản (đôi khi còn được gọi là “lập trình thụ cảm”) mang tính bẩm sinh, tự động, phản ứng nhanh và kích động các phản ứng có tính sinh tồn cao.
  • Khả năng diễn giải những biểu thị cảm xúc của chúng ta mang tính tự động và không cần phản xạ, thậm chí với cả những cảm xúc mà bản thân ta chưa từng trải qua, hoặc chỉ mới biết một phần. Khả năng đọc biểu cảm dựa trên cơ sở giả thuyết rằng những người khác nhau có chung hoạt động tâm lý giống nhau và giống như chúng ta, và cũng giải thích tại sao chúng ta thấy cẩn trọng khi tiếp xúc với những người thuộc văn hóa, thế hệ hay tầng lớp xã hội khác. Do biểu đạt cảm xúc cơ bản mang tính đồng nhất, sự cẩn trọng ấy chỉ cần thiết với những cảm xúc phức tạp – những điều mà trực giác của chúng ta biết được mà không cần phải suy tính.
  • Cảm xúc cho ta lối đi riêng để đánh giá tình huống, với danh nghĩa cảm xúc nhất thời cho lúc đó. Nhưng đôi khi, khó có thể gọi tên cho cảm xúc hay trải nghiệm cảm xúc, chứ đừng nói tới việc thấu hiểu. Trước tiên, có nhiều cảm xúc hơn là những gì được gọi tên trong ngôn ngữ. Thứ hai, cảm xúc thường hòa trộn cùng những cảm xúc khác hay bị những trạng thái tâm lý khác chế ngự – như là sợ hãi bị áp chế bởi mong muốn hay xung năng trốn chạy, và chỉ được cảm nhận hoàn toàn khi nghĩ lại. Thứ ba, một số cảm xúc đơn giản là quá khó chịu để đào sâu thêm, ít ra là vì làm thế sẽ khiến những cảm xúc còn khó chịu hơn nữa ùa vào.

Cảm xúc không chỉ phản ánh giá trị của chúng ta, mà còn cho phép ta định hình, tiếp nhận và tinh chỉnh nó. Có thể có xúc cảm với một cảm xúc, và xem xét lại nó, củng cố nó. Có cảm xúc nguyên phát tương ứng với nó là cảm xúc thứ phát. Tương tự , một số cảm xúc của ta sáng rõ, trong khi số khác lại mơ hồ và đa nghĩa. Ví dụ như sự yêu mến ta dành cho sự thật, công lý hay cái đẹp được trải nghiệm sâu sắc như chân lý, trong khi sự ngưỡng mộ ta có thể dành cho kẻ mị dân thiếu chân thành khiến ta bất an.

Khi các giá trị bị méo mó, cảm xúc của ta cũng vậy, khiến ta cảm thấy và hành động ngược với những lợi ích lâu dài của chính chúng ta. Thực tế là, chỉ một cảm xúc hay trải nghiệm cảm xúc lãng đãng cũng có thể dễ dàng phá hỏng kế hoạch nửa đời người tốt nhất. Theo nghĩa ấy, cảm xúc được gọi là “gây rối”, nhưng tất nhiên, cảm giác kém thì không thể phá rối nhiều hơn là suy xét kém cỏi. Suy nghĩ và cảm nhận có mối tương quan chặt chẽ, nhiều tới mức khiến chúng ta có thể dùng cảm nhận để xác định suy nghĩ, và với mức độ ít hơn thì, dùng suy nghĩ để xem xét cảm nhận.

Từ khóa

Top