Tư tưởng Phật giáo – Một Giới thiệu Toàn diện về Truyền thống Ấn Độ
Mô tả
THÔNG TIN XUẤT BẢN
ISBN: 978-604-77-5240-9 | Giá bìa: 289.000VNĐ |
Barcode: 8935270704469 | Trọng lượng: 500 gram |
Số trang: 408 | NXB: Thế Giới |
Khổ: 16 x 24 | Năm XB: 2024 |
Loại bìa: Bìa mềm, tay gấp | Quà tặng đi kèm/ In ấn đặc biệt |
NỘI DUNG CHÍNH
“Tư tưởng Phật Giáo – Một giới thiệu toàn diện về truyền thống Ấn Độ” là cuốn sách đầu tiên mở đầu cho tủ sách về Phật giáo của Omega+, được xuất bản với sự giới thiệu và hợp tác dịch thuật của Dự án Phật học Tinh hoa Thế giới. Đây là một ấn phẩm học thuật chi tiết và đáng tin cậy mà chúng tôi muốn giới thiệu nhân Đại lễ Phật Đản 2024 (Phật lịch 2568).
Với 3 tác giả đều là những nhà nghiên cứu Phật học uy tín ở Đại học Oxford, cuốn sách giới thiệu tổng quan về tư tưởng & triết lý Phật giáo, đồng thời mô tả và đối chiếu các trường phái tư tưởng khác nhau, là một cuốn sách có giá trị trong nghiên cứu tôn giáo, thần học, văn hóa và triết học.
Sách dành cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về triết lý và đặc điểm cơ bản của Phật giáo, giúp người đọc hiểu rõ hơn về các khái niệm cốt lõi của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ cổ điển, từ thời Đức Phật đến thời kỳ hiện đại với nhiều quan điểm mới mẻ cùng những tranh luận đa chiều.
Sách bao gồm các chương về lập trường giáo lý của Đức Phật, tư tưởng chính của Đức Phật, bản chất và nguồn gốc của Phật giáo Đại thừa, một số trường phái tư tưởng Phật giáo chính thống, triết lý Đại Thừa, Đức Phật trong Phật giáo Đại thừa, và Mật tông/Kim cương thừa ở Ấn Độ.
Sách tập trung thảo luận về tư tưởng, triết lý của Phật giáo Đại thừa cùng các trường phái tư tưởng chính thống qua góc nhìn mang tính mô tả, phân tích và so sánh-đối chiếu. Ngoài ra, sách còn được đánh giá cao với việc cung cấp thông tin tương đối tổng quan về Phật giáo Mật tông ở Ấn Độ, một nhánh của Phật giáo nơi hoạt động tình dục được kiểm soát nghiêm ngặt có thể là một phần trong quá trình tu tập.
MỤC LỤC SÁCH:
- Lời tựa
- Lời cảm ơn
- 1. Lập trường về giáo lý của Đức Phật
- 2. Phật giáo chính thống: Tư tưởng cơ bản của Đức Phật
- 3. Bản chất và nguồn gốc của Phật giáo Đại thừa
- 4. Một số trường phái tư tưởng Phật giáo chủ đạo
- 5. Triết lý Phật giáo Đại Thừa
- 6. Đức Phật trong Phật giáo Đại thừa
- 7. Kim cương thừa – Phật giáo Mật tông ở Ấn Độ
- Các tài liệu và website tham khảo
- Một số vấn đề khảo sát và nghiên cứu
- Hướng dẫn phát âm tiếng Phạn và tiếng Pāli
- Bảng chú giải thuật ngữ Phật giáo
- Bản đồ một số thánh tích quan trọng trong Phật giáo Ấn Độ
- Chú thích
- Tài liệu tham khảo
- Mục từ tra cứu
Cuốn sách phù hợp với các độc giả quan tâm nghiên cứu về tư tưởng, triết lý Phật giáo & các độc giả quan tâm đến văn hóa, tôn giáo, thần học…
Sách thuộc nhóm sách Tôn giáo – Phật giáo của Omega+ và nằm trong dự án “Phật Học Tinh Hoa thế giới”.
Dự án “Phật Học Tinh Hoa Thế giới”: dự án nhằm tuyển chọn và dịch các tác phẩm hàn lâm có tính cập nhật từ các nhà nghiên cứu Phật học uy tín tại các đại học lớn như Oxford, Cambridge, Harvard, Columbia, Yale, Princeton, Chicago, Berkeley, Stanford… Dự án mong muốn truyền tải tri thức Phật giáo đến đông đảo bạn đọc và góp phần xây dựng nền tảng tri thức học thuật Phật giáo ở Việt Nam.
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Paul Williams là Giáo sư danh dự về Triết học Ấn Độ và Tây Tạng tại Đại học Bristol. Ngoài cuốn sách này, ông còn là tác giả cuốn Mahāyāna Buddhism: The Doctrinal Foundation (Phật giáo Đại thừa: Những Giáo lý Căn bản)
Anthony Tribe là chuyên gia về Phật giáo Mật tông Ấn Độ, từng giảng dạy trong chương trình nghiên cứu châu Á tại Đại học Montana, Hoa Kỳ.
Alexander Wynne là trợ lý Đồng Giám đốc của Dự án Dhammachai Tipiṭaka ở chùa Wat Phra Dhammakāya, Thái Lan.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
“Tôi không biết ai giải thích hay hơn về triết học Ấn Độ hay Phật giáo… Mặc dù trên thị trường không thiếu những cuốn sách giới thiệu về Phật giáo, nhưng tôi thấy đây là một cuốn sách rất hấp dẫn… Vì vậy, tôi sẽ giới thiệu cuốn sách sinh động và đáng tin cậy này đến tất cả sinh viên và học viên của tôi.”
“RICHARD GOMBRICH,
Đại học Oxford, Vương quốc Anh RICHARD GOMBRICH, Đại học Oxford, Vương quốc Anh
“Khi còn học cử nhân tại Florida, năm 2017, tôi (Pháp Cẩn) đã học môn Buddhist Philosophy (Triết học Phật giáo). Trong quá trình học, chúng tôi đã được giới thiệu để sử dụng cuốn sách Tư tưởng Phật giáo – Một giới thiệu toàn diện về truyền thống Ấn Độ làm giáo trình chính cùng một số sách và tài liệu khác. Ngay từ lúc đó, tôi đã hết sức yêu thích cuốn sách nên ấp ủ dự định dịch sang tiếng Việt. Về sau, khi thành lập Dự án Phật Học Tinh Hoa Thế Giới, cuốn sách Tư tưởng Phật giáo – Một giới thiệu toàn diện về truyền thống Ấn Độ rất phù hợp với các tiêu chí về tính hàn lâm và tính cập nhật của Dự án, vậy nên chúng tôi đã đưa cuốn sách vào danh mục hơn 300 cuốn.”
THÍCH PHÁP CẨN
Giám đốc Dự Án Phật Học Tinh Hoa
TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY (Có thể ghi chú trang nào, phần nào)
“Tư tưởng chung xuyên suốt trong tác phẩm này là cách phân biệt căn bản của Phật tử giữa vẻ bề ngoài của vạn vật trước mắt người chưa giác ngộ và bản chất thực của chúng. Bản chất thực sự của vạn vật sẽ được thấu tỏ dưới con mắt của các Phật, là những vị đã giác ngộ, có nghĩa là, đã thức tỉnh để nhìn thấu sự thật. Chính sự khác biệt này đã khiến Phật giáo quan tâm sâu sắc đến các vấn đề bản thể luận, tức là những gì thực sự đang hiện hữu.”
“Đức Phật (trong tiếng Phạn/Pāli nghĩa là Bậc tỉnh thức) được các tín đồ Phật giáo tôn xưng là Bậc đã hoàn toàn giác ngộ chân lý tối hậu của vạn vật, và vì vậy đã giải thoát cho bản thân vĩnh viễn khỏi mọi khổ đau. Với lòng từ bi vô lượng, Ngài cũng đã dạy cho chúng sinh con đường để tự mình giác ngộ. Các vị Phật không được sinh ra như các vị thần, và chắc chắn không thể xem họ là các vị thần bất tử. Xưa kia (cách đây nhiều kiếp) chư Phật cũng giống như chúng ta. Họ đã tự nỗ lực tu tập và trở thành Phật. Một vị Phật siêu việt hơn chúng ta vì đã ‘hiểu về vạn vật như chúng vốn là’. Chúng ta, mặt khác, thì vẫn đang đắm mình trong vô minh (tiếng Phạn: avidyā, Pāli: avijjā) nên luôn bất hạnh và khổ đau.”
“Như thế, mối quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất của Phật giáo là về tâm trí, hay nói chính xác hơn là sự chuyển hóa tâm, bởi không kinh nghiệm nào không phụ thuộc vào tâm. Sự chuyển hóa tâm này hầu như luôn được cho là phụ thuộc vào và cuối cùng sẽ đạt được bởi bản thân người tu hành vì tâm không thể tự chuyển hóa nếu không có sự tham gia tích cực của bản thân. Phật giáo hiển nhiên trở thành con đường giải thoát có tính cá nhân cao. Con người luôn bị trói buộc bởi tâm của chính mình, và chính nhờ tu tâm mà người ta được giải thoát, từ đó đạt được trạng thái tâm linh cao nhất. Sự chuyển hóa này đưa con người từ trạng thái tinh thần mà Phật tử coi là tiêu cực sang trạng thái tích cực.”
“Sẽ là sai khi nghĩ về Phật giáo thuần túy, vì Phật giáo vốn đã hòa trộn với các tôn giáo khác và thậm chí đã thoái hóa ở các dạng thức sau này. Thật vậy, Phật giáo thuần tuý chưa từng tồn tại. Phật giáo luôn tồn tại song song với các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo khác.”
“Và sau khi chết sẽ không còn ‘đến và đi’, không còn tái sinh. Khái niệm tái sinh dường như không xuất hiện trong các tài liệu Vệ đà sớm nhất. Thay vào đó, việc thực hiện đúng các lễ hiến tế và tuân thủ các nghĩa vụ xã hội của một người như các Bà la môn quy định đã dẫn đến ‘sự thịnh vượng trong đời này và đời sau’.”
“Tái sinh không phải là một vấn đề quá lớn. Nhưng phải chết lần nữa thì thật tệ. Vòng tái sinh-tái tử này rất ngột ngạt và dường như không mang lại lối thoát nào. Thực hiện một hành động (nghiệp) hiến tế khác chỉ đơn giản là trì hoãn vấn đề mà thôi.”
“Qua năm tháng, thực trạng xã hội Ấn Độ tồn tại nhiều thế kỷ đã chứng kiến sự phân chia không chỉ thành bốn mà thành hàng trăm đẳng cấp và đẳng cấp phụ.”