Mô tả
THÔNG TIN MÔ TẢ
Công ty phát hành | Omega Plus |
Tác giả | Quách Tấn |
Số trang | 540 |
Loại bìa | Bìa mềm, tay gập |
Khổ sách | 16 x 20.5 cm |
XỨ TRẦM HƯƠNG
| NỘI DUNG CHÍNH |
Cuốn sách Xứ trầm hương của nhà văn Quách Tấn (1910-1992) là một tác phẩm viết về tỉnh Khánh Hòa, quê hương thứ hai của ông sau quê nhà Bình Định.
Xứ trầm hương được Nxb. Lá Bối (Sài Gòn) ấn hành lần đầu tiên năm 1969, vừa mới ra đời đã được độc giả niềm nở đón nhận. Năm 1992, cuốn sách được Nxb. Tổng Hợp Khánh Hòa tái bản lần thứ nhất, nội dung có chỉnh sửa đôi chút. Đến năm 2002, cuốn sách được Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa tái bản lần thứ hai, bổ sung phần Phụ lục, dày 600 trang. Cuối năm 2018, Xứ trầm hương được Nxb. Đà Nẵng tái bản lần thứ ba – ấn bản kỷ niệm.
Viết Xứ trầm hương, theo ông Quách Tấn là :
“Tôi chỉ làm một việc mà nhiều người có thể làm được, nếu muốn, là ghi chép lại những gì đã thấy, đã nghe, đã cảm trong mấy mươi năm sống cùng non nước Khánh Hòa.
Ghi chép lại vì nhận thấy đẹp, thấy hay, thấy thú, thấy đáng yêu đáng quí, đáng ra công gìn giữ cho đoàn hậu tiến có lòng cùng nước cùng non.
Ghi chép lại hầu mong bạn phương xa ghé mắt rồi đem lòng thương tưởng đến Khánh Hòa mà tôi kính yêu như bà Nghĩa Mẫu, vì nuôi nấng tôi gần nửa đời người.
Mục đích viết Xứ trầm hương là thế, và chỉ có thế.
Nghĩa là tôi không có tham vọng viết một quyển sách địa lý, mà chỉ mong giới thiệu được những cái hay cái đẹp của Khánh Hòa, về mặt thiên nhiên cũng như về mặt nhân sự.”
| TRÍCH ĐOẠN HAY |
“Nha Trang do chữ Chàm Ea Tran hay Yjatran mà ra. Trong các sách viết trước thời Pháp thuộc, đã dùng đến. Như trong tập Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Siêu đời Tự Đức nói về tỉnh Khánh Hòa, ghi rõ rằng: “Năm Quý Sửu đại quân lấy lại Bình Khang doanh, tiến đánh thành Qui Nhơn, lúc ban sư đắp thành đất ở thủ sở Nha Trang gọi là thành Diên Khánh, núi sông thực là thiên hiểm, tục gọi là Nha Trang thành.”
Như thế, Nha Trang dùng gọi thành Diên Khánh từ thời Gia Long mà mới dùng gọi tỉnh lỵ từ ngày Pháp đặt nền đô hộ ở Trung Việt.
Trong Đại Nam nhất thống chí của Cao Xuân Dục soạn triều Duy Tân cũng có nói đến Nha Trang. Song không phải tên thành phố mà tên một nguồn của con sông Cù Giang: Nguồn Nha Trang. ”
“Làm tổ xong thì lo đẻ. Song người lấy tổ không để chim kịp đẻ đã lo làm mùa, nghĩa là lấy tổ. Tổ lấy xong độ năm ba hôm sau thì chim làm tổ khác, nơi chỗ cũ. Kỳ nầy thì chim được phép đẻ tự do. Và người lấy tổ đợi chim con biết bay rồi mới làm mùa thứ hai…
Lấy tổ yến không phải dễ. Phải làm giàn tre để leo, hoặc dùng dây thừng để lên xuống. Nhiều khi phải leo thật cao, rồi nắm dây tụt xuống tận vực thẳm, trong những hang tối om và không hơi gió lọt. Nhiều hang chỉ vào được lúc thủy triều xuống để lộ cửa hang. Cửa hang lắm nơi chỉ vào lọt một em bé. Người vào hang phải hết sức lanh lẹ để trở ra kịp lúc nước triều chưa lên.”
Omega+ trân trọng giới thiệu tới quý độc giả!