-
Bàn về tinh thần pháp luật là tuyệt tác triết học của Montesquieu, là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học. Mục đích cuốn sách, như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau. Ông đã phải mất gần 20 năm cho tác phẩm này.
-
Trong cuốn tiểu sử đặc biệt này, Benjamin Franklin, người cha sáng lập nước Mỹ, như thể đang hóm hỉnh nháy mắt với chúng ta, một con người được làm bằng xương, bằng thịt thật sự chứ không phải bằng đá cẩm thạch. Trong hành trình kể về cuộc đời của Franklin, từ Boston đến Philadelphia đến London và Paris và rồi quay trở lại, Walter Isaacson ghi lại những cuộc phiêu lưu trong suốt cuộc đời dài tám mươi tư năm của ông, từ một người học việc, rồi trở thành nhà văn, nhà phát minh, người truyền thông hay nhất nước Mỹ, đồng thời cũng là nhà khoa học, nhà ngoại giao, và chiến lược gia kinh doanh, và là một trong những nhà lãnh đạo chính trị thực tiễn và khéo léo nhất đất nước này.
-
Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn. Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ Pháp – Việt những năm 1858-1897 để có cái nhìn đúng đắn hơn về một giai đoạn lịch sử.
-
Bằng cách đặt vấn đề một cách vô cùng thông minh và có tính hài hước, Ha-Joon Chang đã “giải thiêng” một số quan điểm như: kinh tế học nghiên cứu về “cuộc sống, vũ trụ, và mọi thứ”, hay sự khó khăn chuyên ngành chỉ dành riêng cho các chuyên gia kinh tế học. Cẩm nang kinh tế học chỉ ra rằng, kinh tế học thực sự là vấn đề mà tất cả chúng ta đều phải quan tâm chứ không riêng các chuyên gia.
-
Cuốn sách này Câu Chuyện Do Thái: Văn Hóa, Truyền Thống Và Con Người cùng với cuốn Câu chuyện Do Thái: lịch sử thăng trầm của một dân tộc cho chúng ta thấy một bức tranh quan trọng hơn và bao quát hơn rằng: trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, văn hóa Do Thái đã không ngừng thay đổi và phát triển đa dạng với muôn màu sắc, mặc dù không ngừng bị tấn công và phỉ báng. Câu Chuyện Do Thái: Văn Hóa, Truyền Thống Và Con Người, từ mọi góc độ lịch sử, nhân chủng và văn hóa, có thể nói là hấp dẫn và đầy đủ hoặc cũng thật rối rắm, như một búi chỉ mong manh trong lịch sử nhân loại.
-
Cuốn Châu Á vận hành như thế nào? tập trung vào phân tích mức độ đúng sai của các chiến lược, chính sách kinh tế khác nhau giữa hai nhóm nước. Tác giả chỉ ra rằng thành công hay thất bại của một quốc gia tùy thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu quả chỉ đạo của người cầm quyền của mỗi quốc gia, một yếu tố hoàn toàn mang tính chất chủ động.
-
"Cuốn sách thật sự là một công trình nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ công điền công thổ của Nam Kỳ Lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI khi lưu dân Việt bắt đầu vào khai phá, cho đến năm 1860 khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng này." (GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam)
-
Chính trị luận của Aristotle là một tác phẩm nổi tiếng nhất nói về các khái niệm mà từ đó các quốc gia và chính phủ định hình. Mặc dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ đại nhưng tác phẩm này của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại.
-
Những cuốn sách vẽ nên bức tranh lịch sử thấm đẫm nỗi đau, con người, văn hóa Israel và vùng Trung Đông