Sông Đà: Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam

Thương hiệu: Omega Plus Books
339.150₫ 399.000₫
-15%
(Tiết kiệm: 59.850₫)

Gọi đặt mua 0941212491 (8:00 - 17:00 T2 - T6)

  • Giao hàng toàn quốc
    Giao hàng toàn quốc
  • Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày
    Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày
Mô tả sản phẩm

THÔNG TIN XUẤT BẢN

ISBN: 978-604-482-122-1 Giá bìa: 399.000VNĐ
Barcode: 8935270704537 Trọng lượng: 940gr
Số trang: 660 NXB: Hồng Đức
Khổ: 16x24cm Năm XB: 2025
Loại bìa: bìa mềm, tay gấp In ấn đặc biệt:


NỘI DUNG CHÍNH

“Sông Đà: Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam” là công trình nghiên cứu đồ sộ, một tập đại thành về lịch sử vùng cao phía bắc của nhà sử học Philippe Le Failler về lịch sử khu vực sông Đà – một không gian địa lý, lịch sử và văn hóa đặc biệt, vùng biên cảnh của Việt Nam với Lào và Trung Quốc. 

Trước nay chưa có một công trình nào tương tự. Để hiểu lịch sử vùng cao từ thời Pháp thuộc cho đến những năm 1950, đây là một tài liệu cần phải đọc, và là tài liệu tham khảo khả tín cho học giới.  

Đây là miền Thượng, nơi dòng sông Đà hùng vĩ chảy qua, nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc như Thái, Dao, Khơ Mú, Lô Lô...; cũng là nơi từng tồn tại thế lực của dòng họ Đèo với thủ lĩnh Đèo Văn Trì và các anh em, con cháu ông – những người đã gắn số phận của mình với sự hiện diện của người Pháp, và rồi cũng biến mất theo bước chân của họ trên vùng đất này. Cùng với đó là những lần cải cách hành chính qua từng thời kỳ, để lại dấu ấn trong đời sống cũng như văn hóa của miền Thượng – vùng Tây Bắc Việt Nam.

Tác giả đã khai thác, chắt lọc tư liệu từ quốc sử, ghi chép của quan lại địa phương, các du khảo, cũng như từ nguồn lưu trữ phong phú của chính quyền dân sự và quân sự Pháp, để dựng nên một bức tranh toàn cảnh, sâu sắc và sinh động về lịch sử một vùng biên cảnh từ thế kỷ XI cho đến đầu thế kỷ XXI.

Bố cục cuốn sách: 

Chương I - Dòng sông, con người và quá khứ 

Chương 2 - Phân rã lãnh thổ (1860-1886) 

Chương 3 - Kháng cự, chiêu hàng và chinh phục (1886-1890) 

Chương 4 - Vùng biên dưới chế độ quân quản (1890-1895) 

Chương 5 - Bảo vệ biên giới (1895-1909) 

Chương 6 - Từ kẻ phiêu lưu tới người quyền thế

Chương 7 - Nền dân chính ngắn ngủi (1909-1918) 

Chương 8 - Cuộc nổi dậy của người Hmong (1918-1922) 

Chương 9 - Quân đội trở lại và chấm dứt tình trạng buông lỏng (1922-1930) ..388

Chương 10 - Từng bước triệt tiêu đặc quyền (1931-1940) 

Chương 11 - Ảo tưởng độc lập trong thời chiến (1940-1954) 

Chương 12 - Từ tự trị có điều kiện tới sáp nhập (1955-2007) 

Ảnh trên bìa sách là ảnh La rivière Noire (Haut-Tonkin), khoảng năm 1917-1934. Nguồn: Université Côte d’Azur.

Cuốn sách dành cho độc giả yêu thích tìm hiểu về Văn hóa, lịch sử vùng đất Tây Bắc nói riêng và lịch sử sông Đà nói chung.

Sách thuộc Tủ sách Vùng Cao - Lịch sử Việt Nam của Omega Plus.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Philippe Le Failler là nhà sử học người Pháp, phó giáo sư Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO), Trưởng Đại diện EFEO tại Hà Nội. Ông là tác giả của một số cuốn sách về lịch sử Việt Nam (thế kỷ XIX-XX) và từng tham gia nhiều chương trình hợp tác với các viện nghiên cứu của Việt Nam.

TRÍCH ĐOẠN

“Phần lớn các cuộc can thiệp của binh tướng triều đình lên miền Thượng đều có lý do chính trị xuất phát từ những tranh chấp của triều đại. Quốc sử luôn kiên định rằng can thiệp quân sự ở các khu vực này là nhằm truy đuổi phản nghịch chống lại triều đình. Dù đó là con cháu nhà Mạc hay đồ đảng của vua Lê (Lê Duy Mật ở Trấn Ninh năm 1768), thậm chí là vua chúa bị phế truất hoặc những người tranh đoạt ngôi báu, họ đã tìm thấy ở rừng núi xa xôi hẻo lánh này một chốn nương náu khá an toàn trước thế lực kinh đô, bởi vì họ được Trung Hoa hoặc Lào che chở và dân chúng thì luôn trung lập.”

(trích Chương I: Dòng sông, con người và quá khứ)

“Nếu xem xét phạm vi lãnh thổ, ta thấy dân cư ở đây quá thưa thớt, hoàn toàn tương phản với tình trạng bão hòa phổ biến ở vùng đồng bằng, dân cư sống ở lưu vực sông Đà được mô tả là hỗn hợp vì có nhiều sắc tộc cùng sinh sống trên một lãnh thổ với các nền văn hóa khác biệt, đôi khi được chia thành nhiều nhóm nhỏ và khác nhau về thời điểm đến định cư. Mọi nỗ lực xây dựng bản đồ đều dẫn tới một bức tranh khảm sặc sỡ song không phải là không có sự gắn kết, như chúng ta sẽ thấy.”

(trích Chương I: Dòng sông, con người và quá khứ)

“Đèo Văn Trì có phải là thủ lĩnh mường điển hình không và lòng trung thành của ông thực sự hướng về ai? Trước tiên nó hướng về thị tộc của ông, những người sinh sống trên hai bờ biên giới, sau đó là hướng về đồng minh thân cận, những người điều hành các mường xung quanh vốn dĩ gắn bó bằng quan hệ gia tộc, hướng về những người Thái trắng được miễn thuế, và cuối cùng hướng về các nước bảo hộ Trung Quốc, Việt Nam và xa hơn là Pháp nếu họ hoàn thành tốt vai trò bảo vệ các đặc quyền trao cho thủ lĩnh địa phương.” 

(trích Chương 5: Bảo vệ biên giới (1895-1909))