Michelangelo: Sáu Kiệt Tác Cuộc Đời
Miles J. Unger: Là một nhà viết tiểu sử được giới phê bình đánh giá cao, Miles J. Unger từng là cây bút đóng góp cho tờ The New York Times (1999 – 2010), và từng là biên tập quản lý nội dung của tạp chí Art New England (1996 – 2002). Hiện tại, Unger viết cho tạp chí The Economist với những bài viết về đề tài văn hóa nghệ thuật. Từng sống ở Florence suốt 5 năm, Miles Unger đã nghiên cứu và hoàn thành bộ sách về 3 nhân vật vĩ đại của lịch sử Florence thời kỳ Phục Hưng.
Mô tả
MICHELANGELO: SÁU KIỆT TÁC CUỘC ĐỜI
Theo đúng phong cách viết của Miles Unger, ông đối chiếu các nguồn tư liệu, đặt vào bối cảnh lịch sử, xã hội, tôn giáo, để đưa ra một nhận định cho mình. Hai tác giả mà ông tham chiếu nhiều nhất và cũng “đối thoại” nhiều nhất là Condivi với cuốn sách “Life of Michelangelo” và Asari với bộ “Lives of the Artists”. Ngoài việc đối thoại, Unger còn phân tích các lý do dẫn tới cái nhìn “huyền thoại hóa” Michelangelo trong các tác phẩm đó, và bóc tách những điều mà ông coi là gần hơn với sự thật phía sau những diễn giải của họ.
| NỘI DUNG CHÍNH TÁC PHẨM |
Men theo các cột mốc là 6 kiệt tác nghệ thuật gắn liền với sự nghiệp của Michelangelo, tác giả Unger đã lột tả thành công chân dung một người nghệ sĩ đại tài nổi tiếng không chỉ trong thời kỳ Phục Hưng mà với cả những người hâm mộ nghệ thuật nói chung và điêu khắc cùng hội họa Ý nói riêng.
Được mệnh danh là người đã mang lại vị thế cao cho giới nghệ sĩ trong xã hội, Michelangelo của Miles Unger được tái hiện không chỉ với tài năng cùng trí tưởng tượng đỉnh cao của một nghệ sĩ mang tinh thần cách mạng độc đáo, mà còn bởi những lời đồn đại về tính cách và những lời tán tụng của người đương thời, nhiều trong số đó do ông khởi phát. Sự mâu thuẫn trong nội tâm là điểm nổi bật của tác phẩm này, nó không chỉ chi phối tình cảm và tâm tư của Michelangelo, mà còn đi theo cuộc đời sáng tác nghệ thuật của “Người siêu phàm” xứ Florence.
| ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA |
“Một chân dung bậc thầy về một nhân vật phức tạp đáng sợ”.
– Booklist (starred review)
“Nửa tiểu sử, nửa phân tích nghệ thuật và hoàn toàn trêu ngươi. Bằng cách tập trung vào sáu tác phẩm, được trình bày theo trình tự thời gian, Unger đã giới thiệu một chân dung nghệ sĩ chứa đựng cái nhìn toàn cảnh về cuộc đời Michelangelo nhưng cũng sắc bén trong việc đặt mỗi tác phẩm nghệ thuật vào bối cảnh, cung cấp cho độc giả những lý do và duyên cớ tạo nên sự hiểu biết phong phú và đầy hấp dẫn”.
– Catherine Mallette, The Star Telegram (Fort Worth)
“Unger xuất sắc ở việc cho chúng ta thấy được người nghệ sĩ trong công việc: sự miễn cưỡng, sự cộc cằn, tính khí (dễ bị tổn thương và tức giận, đôi khi ông cố gắng trốn chạy) và lòng đố kỵ của ông (da Vinci và Raphael nằm trong số đối tượng của nó)… Văn phong sắc sảo của tác giả lột tả một Michelangelo hiện hữu như nổi lên từ tảng đá của lịch sử”.
– Kirkus (starred review)
“Mr Unger là một sử gia nghệ thuật tài giỏi, người nổi tiếng hiểu được tâm trạng và thời đại của nghệ sĩ”.
– The Economist
| TRÍCH ĐOẠN HAY |
“Michelangelo chèn chính mình vào giữa sự hiệp thông thiêng liêng giữa người thờ phụng và thánh tượng. Ông không chỉ kêu gọi sự chú ý đến bản thân mà còn tới sự thực rằng đây là một tác phẩm nghệ thuật, được tạo ra bởi một người phàm trần. […] Không gì làm toát lên linh hồn của thời Phục Hưng hơn sự cấp thiết của một cá nhân muốn ghi dấu ấn của mình trên thế giới. Cùng với sự nhìn nhận giá trị của Con người nói chung là sự đổi mới trong nhận thức con người ở tư cách cá nhân, mỗi người được cho là sở hữu những phẩm chất độc đáo và một tập hợp những kỹ năng độc đáo cần được tưởng thưởng. […] Ông tìm về những gì đối với ông là quá khứ mờ mịt, nhưng lại phản ánh những mối quan tâm của thời đại mình: khát khao danh tiếng và mong muốn được công nhận như một cá tính dị thường.”
– Chương 2, Đức Mẹ Sầu bi
“Trong suốt sự nghiệp kéo dài của mình, ông đã chiến đấu với các nhà bảo trợ đã can thiệp vào quá trình sáng tạo của ông và khinh bỉ trước ý nghĩ rằng tác phẩm của ông phục vụ bất kỳ mục đích phi nghệ thuật nào. Bất kể ai đặt làm tác phẩm, và cho bất kỳ mục đích nào, Michelangelo yêu cầu sự tự do làm theo ý mình muốn, khẳng định rằng nghệ thuật tuân theo những quy tắc của chính nó và phục vụ những mục đích của riêng nó.”
– Chương 3, Người Khổng lồ
|CÂU QUOTE HAY |
“Michelangelo chuyển đổi một hiện vật để sùng bái – do các nghệ nhân vô danh tạo ra và nhằm sử dụng trong các nghi thức tôn giáo – thành một tác phẩm nghệ thuật mà tác động tâm linh của nó chỉ là một sản phẩm phụ trong những thuộc tính chính thức của nó.”
– Chương 2, Đức Mẹ Sầu bi
“Đặc điểm của Michelangelo là dù có lê lết hay thét gào phản đối một dự án, một khi đã nhận, ông sẽ tận tâm tận lực tạo ra một tác phẩm khiến cả thế giới phải kinh ngạc.”
_ Chương 4, Sự Tạo dựng
Omega+ hân hạnh giới thiệu đến độc giả!
Thông tin bổ sung
Tác Giả | Miles J. Unger |
---|---|
Dịch giả | Phạm Út Quyên |
Số trang | 576 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Bìa | Bìa cứng, áo ôm |
Năm xuất bản | 2020 |