Nguồn Gốc Trật Tự Chính Trị: Từ Thời Tiền Sử Tới Cách Mạng Pháp

3 Đặt hàng

Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định.

Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì? Người đọc hãy theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên cho điều đó qua hai chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị, và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu và một vài quốc gia Hồi giáo từ góc nhìn ba hợp phần.

#
Hết hàng
Liên hệ

Hết hàng

Mô tả

| THÔNG TIN MÔ TẢ |

Tác giả: Francis Fukuyama

Dịch giả: Nguyễn Khắc Giang

Loại bìa: Bìa cứng, áo ôm

Khổ sách: 16 x 24 cm

NGUỒN GỐC TRẬT TỰ CHÍNH TRỊ:

Từ thời tiền sử chính trị tới Cách mạng Pháp

| NỘI DUNG CHÍNH |

Nguồn gốc trật tự chính trị: từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp ra đời năm 2011 dưới ngòi bút của nhà kinh tế–chính trị Francis Fukuyama, nói về tính ổn định của nhà nước. Tác giả vận dụng lịch sử chính trị so sánh để triển khai một lý thuyết về tính ổn định của một hệ thống chính trị. Theo Fukuyama, một nhà nước ổn định cần mang tính hiện đại và mạnh mẽ, cần tuân thủ pháp luật áp dụng hiện hành và có trách nhiệm giải trình.

Cuốn sách còn nhằm mục đích lý giải tại sao việc xây dựng nhà nước hiện đại và xây dựng các thiết chế ở những quốc gia như Afghanistan, Iraq, Somalia, Haiti, Timor-Leste, Sierra Leone và Liberia lại không được như kỳ vọng. Từ hệ quả của cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 của Mỹ, chính quyền nước này dường như thật sự bất ngờ trước sự sụp đổ của nhà nước Iraq sau những cuộc cướp bóc và xung đột dân sự.

Bởi mục tiêu của cuốn sách là tìm hiểu cách thức các thiết chế và nhà nước phát triển ở các quốc gia khác nhau nên nó còn đóng vai trò là một nghiên cứu lịch sử so sánh. Có thể nói, Nguồn gốc trật tự chính trị: từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp là sự mở rộng, nối tiếp tác phẩm Political Order in Changing Societies (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi) của Samuel P. Huntington, sánh ngang về quy mô với Súng, Vi trùng và Thép của Jared Diamond. Fukuyama lập luận dựa vào lịch sử các nước như Trung Hoa, Ấn Độ và khu vực Trung Đông trước khi tập trung vào những đường hướng đa dạng mà các nước châu Âu đã đi.

| THÔNG TIN TÁC GIẢ |

FRANCIS FUKUYAMA (1952): Nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.

Các tác phẩm tiêu biểu:

  • The Origins of Political Order (Nguồn gốc trật tự chính trị)
  • Political order and Political decay (Trật tự chính trị và Suy tàn chính trị)
  • The End of History and the Last Man (Sự cáo chung của lịch sử và Con người cuối cùng)
  • Identity: The Demand for Dignity and the Politics of Resentment (Bản sắc: Nhu cầu phẩm giá và Chính trị phẫn nộ)

 

| ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA |

“Tham vọng và cực kỳ nên đọc.” The New Yorker

“Cuốn sách nên có mặt ở mọi thư viện, trên mọi giá sách.” ―David Keymer, Library Journal

“Một chiến thắng về học thuật, đồ sộ về quy mô, vững vàng về lý luận, và giàu tính khuyến nghị. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm kinh điển.” ―Ian Morris, Slate

“Đầy tham vọng, uyên bác và hùng hồn – đây quả là một thành tựu quan trọng đến từ một trong các học giả hàng đầu thời đại chúng ta.” ―Michael Lind, The New York Times Book Review

 

| TRÍCH ĐOẠN HAY |

“Đó là lý do ra đời của cuốn sách này, nhằm xem xét nguồn gốc lịch sử của các thể chế chính trị cũng như quá trình suy thoái chính trị. Đây là tập đầu tiên trong hai tập, liên quan đến sự phát triển chính trị từ thời tiền sử cho đến khoảng trước thềm các cuộc Cách mạng Pháp và Mỹ. Tập 1 bàn về quá khứ, mà nói chính xác là nó không bắt đầu với lịch sử nhân loại được ghi lại mà với những tổ tiên linh trưởng của chúng ta. Bốn phần đầu tiên liên quan đến thời kỳ Tiền sử của loài người, nguồn gốc của nhà nước, pháp quyền và cuối cùng là chính quyền có trách nhiệm giải trình. Tập 2 sẽ đưa câu chuyện đến thời hiện đại, đặc biệt chú ý đến tác động của các thể chế phương Tây đối với các thể chế ở các xã hội ngoài phương Tây khi các xã hội này tìm cách hiện đại hóa. Sau đó, nó sẽ mô tả cách phát triển chính trị xảy ra trong thế giới đương đại.” (Trích Lời nói đầu)

Cuối cùng, mong muốn được công nhận đảm bảo rằng chính trị sẽ không bao giờ bị quy về tư lợi kinh tế đơn thuần. Con người đưa ra những đánh giá liên tục về giá trị nội tại, giá trị hoặc phẩm giá của người khác hay các thể chế, và họ tự tổ chức thành các hệ thống phân cấp dựa trên những đánh giá đó. Quyền lực chính trị cuối cùng dựa trên sự công nhận: một nhà lãnh đạo hoặc thể chế được coi là chính danh và có thể lãnh đạo một nhóm người thần phục ở mức độ nào. Mọi người có thể đi theo vì lợi ích cá nhân, nhưng các tổ chức chính trị quyền lực nhất là những nhóm hợp pháp hóa bản thân trên cơ sở tư tưởng rộng lớn hơn.” (Trích Chương 2)

Omega+ trân trọng giới thiệu cuốn sách tới độc giả!

Top