Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Các Cường Quốc

16 Đặt hàng
"Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc" bàn về tình hình sức mạnh quốc gia và quốc tế trong thời kỳ “hiện đại”, hay hậu Phục hưng; giải thích quá trình trỗi dậy và suy tàn của các Cường quốc khác nhau trong suốt năm thế kỷ kể từ khi hình thành “nền quân chủ mới” ở Tây Âu; đưa ra dự báo về vị thế của một số quốc gia vào thời điểm cuối thế kỷ 20.
#
Còn hàng
567,000 

Mô tả

THÔNG TIN XUẤT BẢN

Số trang: 944

Bìa: cứng áo ôm

Khổ: 16×24 cm

Giá: 567.000 đ

NXB: Thế giới

Năm XB: 2022

SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC

Biến đổi kinh tế và Xung đột quân sự từ năm 1500 đến năm 2000

NỘI DUNG CHÍNH

Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc được ra mắt lần đầu năm 1987, bàn về tình hình sức mạnh quốc gia và quốc tế trong thời kỳ “hiện đại”, hay hậu Phục hưng; giải thích quá trình trỗi dậy và suy tàn của các Cường quốc khác nhau trong suốt năm thế kỷ kể từ khi hình thành “nền quân chủ mới” ở Tây Âu; đưa ra dự báo về vị thế của một số quốc gia vào thời điểm cuối thế kỷ 20 (mà thực tiễn cho đến nay đã xác nhận tính đúng đắn hoặc thiếu chính xác của chúng).

Luận điểm bao trùm trong tác phẩm bao gồm hai ý: một là, sức mạnh của một Cường quốc chỉ có thể được đong đếm trong tương quan với các nước khác; hai là, uy thế về lâu về dài hoặc trong một xung đột cụ thể của một Cường quốc có mối tương liên chặt chẽ với các nguồn lực sẵn có và tính bền vững của nền kinh tế quốc gia. Ý thứ hai nói theo cách khác là nếu một nước nuôi dưỡng tham vọng và/hoặc có yêu cầu về an ninh ở mức cao hơn nền tảng tài nguyên của mình, thì nước đó sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị quá sức về quân sự và bị suy thoái tương đối đồng thời.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Cuốn sách phân tích một cách sáng rõ tình thế lưỡng nan thế giới gặp phải do sự suy tàn tương đối của nước Mỹ cùng những cam kết quân sự tiếp diễn trên toàn cầu. […] Tác giả… có khả năng diễn giải cả những vấn đề hiện thời lẫn những xu thế tương lai theo một góc nhìn mang tính lịch sử. Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc là một kiệt tác lịch sử hiện đại, một minh chứng nổi bật cho sự thật thường bị bỏ quên rằng cách duy nhất để hiểu ngày hôm nay chính là phải hiểu ngày hôm qua.”_ Christopher Andrew, Daily Telegraph

Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc đang trở thành cuốn sách gối đầu giường trên khắp nước Mỹ bởi nó vừa uyên bác vừa có ý giải đáp câu hỏi ngày càng phổ biến rằng liệu nước Mỹ đã đặt chân lên hành trình đi về phía hoàng hôn của quyền lực đế quốc hay chưa?”_Christopher Hitchens, Guardian

TRÍCH ĐOẠN HAY

  1. Trong tất cả các nền văn minh thời tiền hiện đại, không có nền văn minh nào có vẻ tiên tiến hơn hay cảm thấy mình vượt trội hơn nền văn minh Trung Hoa. […] Năm 1736, khi các công trình luyện sắt của Abraham Darby tại Coalbrookdale bắt đầu bùng nổ, các lò cao và lò luyện than cốc ở Hồ Nam và Hồ Bắc đã hoàn toàn hoang phế.
  2. […] ghi chép lịch sử cho thấy có một sự kết nối rõ ràng về lâu về dài giữa sự trỗi dậy và suy tàn về mặt kinh tế của một Cường quốc riêng lẻ và sự phát triển và suy thoái của nó trong vai trò cường quốc quân sự (hay đế chế tầm mức thế giới) trọng yếu. Điều này cũng không có gì phải ngạc nhiên, bởi nó bắt nguồn từ hai thực tế liên quan. Thứ nhất là các nguồn lực kinh tế rất cần thiết để hỗ trợ việc tổ chức quân đội ở quy mô lớn. Thứ hai là đối với hệ thống quốc tế, cả năng lực tài chính lẫn sức mạnh quân sự đều luôn có tương quan và nên được xem là như thế.

CÂU QUOTE HAY

  1. […] việc tìm hiểu địa vị của một Cường quốc thay đổi như thế nào trong thời bình cũng quan trọng chẳng kém việc nó đã chiến đấu như thế nào trong thời chiến.
  2. “Quyền lực của ta phụ thuộc vào vinh quang và vinh quang của ta phụ thuộc vào những chiến thắng ta giành được. Quyền lực của ta sẽ mất đi nếu ta không giành được những vinh quang mới và chiến thắng mới. Chinh phục đã làm nên con người ta và chỉ có chinh phục mới có thể giúp ta giữ vững vị trí của mình.” Napoleon
  3. “sự khởi đầu của sự khôn ngoan trong các vấn đề con người cũng như quốc tế là biết khi nào nên dừng lại” – Henry Kissinger
  4. “Chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:

PAUL KENNEDY (Sinh năm 1945) là một nhà sử học người Anh, chuyên nghiên cứu về lịch sử quan hệ quốc tế và các chủ đề liên quan như kinh tế, chiến lược lớn. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nổi bật về lịch sử chính sách đối ngoại Anh và những cuộc đấu tranh giành quyền lực lớn.

Từ năm 1983, Kennedy là giáo sư Lịch sử tại Đại học Yale, chuyên nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ giữa các nước lớn trong thế kỷ 19 và 20, lịch sử quân sự và hải quân, lịch sử ngoại giao và đế quốc Anh, các vấn đề an ninh toàn cầu đương đại, và lịch sử Liên Hợp Quốc. Cũng tại Đại học Yale, Kennedy còn là Giám đốc Chương trình nghiên cứu An ninh quốc tế, Thành viên Đặc biệt Chương trình Brady-Johnson về Chiến lược Lớn, điều phối viên các chương trình ISS do Quỹ Smith Richardson tài trợ.

Ông sở hữu nhiều bằng danh dự, là thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoàng gia, Hiệp hội Triết học Mỹ, Viện hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ; được phong tước Chỉ huy Đế quốc Anh (CBE) năm 2001, được bầu vào Viện hàn lâm Anh năm 2003; đạt Giải Hattendorf của Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ năm 2014.Ngoài ra, ông tham gia biên tập và viết bài cho nhiều tờ tạp chí học thuật như The New York Times, Los Angeles Times, The Atlantic, và cả báo chí nước ngoài.

Tác phẩm tiêu biểu: The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000 (1987),Preparing for the 21st Century (1993),The Parliament of Man: The Past, Present, and Future of the United Nations (2006)

THÔNG TIN THÊM

1.Ai phù hợp với tác phẩm này ?

Người quan tâm đến chủ đề lịch sử thế giới, lịch sử kinh tế-chính trị nói chung.

Người đang nghiên cứu, học tập về chủ đề lớn cũng như các vấn đề, sự kiện, đối tượng cụ thể được nhắc đến trong sách.

Người có hiểu biết nền tảng về lịch sử thế giới, cụ thể là giai đoạn 1500–2000 sẽ dễ nắm bắt thông tin trong sách hơn vì tác giả nhắc đến rất nhiều sự kiện, quốc gia hay vùng lãnh thổ lịch sử, mà bản thân tác giả cũng như người dịch, người biên tập không (thể) chú thích toàn bộ.

2.Ý nghĩa của ảnh trên bìa sách:

Bản đồ: thể hiện yếu tố “Cường quốc”. Chọn phần châu Âu vì “lấy châu Âu làm trung tâm thế giới” là quan điểm tồn tại xuyên suốt giai đoạn lịch sử được phân tích trong sách.

Hai tranh trên dưới: thể hiện yếu tố “quân sự” (Trận Waterloo nổi tiếng trong lịch sử) và “kinh tế” (công nhân trong nhà máy sản xuất sắt, thép, nhiên liệu được dùng là than đá – đại diện cho Cách mạng Công nghiệp, dấu mốc lớn trong tiến trình phát triển kinh tế của nhân loại, ảnh hưởng rất lớn đến tiềm lực của tất cả các quốc gia).

Cách trình bày: “quân sự” và “kinh tế” ảnh hưởng tới cán cân quyền lực giữa các “Cường quốc” (diễn giải tên sách bằng hình ảnh minh họa).

3.Điểm nổi bật của cuốn sách so với các cuốn sách khác cùng nội dung:

Rất phong phú về thông tin, vừa bao quát vừa chi tiết với nhiều sự kiện được nhắc đến cùng một loạt bảng biểu, số liệu minh họa chứ không thuần lý thuyết.

Nhiều bản đồ minh họa (tuy không được sắc nét vì sách đã được xuất bản từ hơn 30 năm trước).

Tác giả là tên tuổi lớn, có uy tín trong lĩnh vực lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế và an ninh toàn cầu.

Top