[Review] Kinh tế học hiện đại: Hành trình từ Học Thuyết đến Đời Sống

Omega Plus Books
Thứ Ba, 18/03/2025 13 phút đọc
Nội dung bài viết

Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây đã phát biểu rằng Việt Nam có thể phải "hy sinh một phần lạm phát để đạt mục tiêu tăng trưởng cao". Ông cho biết việc điều chỉnh mục tiêu GDP trên 8% năm nay là yêu cầu khách quan, nhằm đạt mục tiêu đưa ra tại Đại hội XIII và trở thành nước có thu nhập cao vào 2045. Đây là một quyết định mang tính chiến lược, nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi về sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, một trong những bài toán cốt lõi của kinh tế học hiện đại.

Khi nghe những từ như "lạm phát", "tăng trưởng", "GDP", nhiều người trong chúng ta có thể cảm thấy xa lạ và khó hiểu (hoặc không). Nhưng thực tế, những khái niệm kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa chúng ta mua, mức lương chúng ta nhận, và cơ hội việc làm chúng ta có được. Nhưng làm thế nào những nhà kinh tế học đi đến những quyết định như vậy? Và tại sao chúng ta nên quan tâm đến cách suy nghĩ của họ? Hãy cùng quay ngược thời gian để hiểu về hành trình hình thành nền kinh tế học hiện đại, một ngành khoa học đã và đang định hình thế giới chúng ta đang sống.

KINH TẾ HỌC THỜI CỔ ĐẠI: KHI CON NGƯỜI BẮT ĐẦU ĐẶT CÂU HỎI

Kinh tế học không bắt đầu với những mô hình toán học phức tạp hay những lý thuyết trừu tượng. Thực tế, nó bắt nguồn từ một khái niệm rất đỗi đời thường: quản lý gia đình. . Ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại, khoảng 2500 năm TCN. Khi đó Aristotle, người đã bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên của toàn bộ nền kinh tế học sau này bằng những câu hỏi về giá trị và trao đổi. Ông phân biệt giữa "oikonomia" (quản lý gia đình) và "chrematistike" (làm giàu). Và Từ "economics" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "oikonomia" cũng chính nền tảng từ Aristotle.

Nhưng ở thời kỳ này kinh tế học chưa phải là một môn học độc lập và chưa có hệ thống riêng biệt mà mọi người gọi chung tất cả là “Triết học”. Chủ yếu là để quy định các chuẩn mực cho hoạt động kinh tế và cung cấp khuôn khổ chi tiết cho thương mại. Kinh tế học thực sự là câu chuyện của những thế kỷ sau này.

THỜI KỲ KHAI SINH KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI: CUỘC CÁCH MẠNG TƯ DUY 

Năm 1776 không chỉ là năm Hoa Kỳ tuyên bố độc lập, mà còn là năm Adam Smith cho xuất bản cuốn "The Wealth of Nations" cuốn sách được xem là nền tảng của kinh tế học cổ điển. Smith đề xuất khái niệm "bàn tay vô hình" cách thị trường tự điều chỉnh thông qua cung và cầu (đến đây thì chắc mọi người thấy thân thuộc hơn rồi đúng không,, vì trong cuộc sống của chúng ta ngày nay không ít tin tức về việc găm hàng tạo khan hiếm để đẩy cao giá bán sản phẩm. Đấy là một hệ quả dựa trên nền tảng lý thuyêt của Smith đấy). Ông cho rằng khi mỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân, xã hội sẽ được hưởng lợi.

"Không phải từ lòng nhân ái của người bán thịt, người nấu bia hay người làm bánh mì mà chúng ta mong đợi bữa tối, mà là từ sự quan tâm đến lợi ích của chính họ" - Adam Smith
Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ đã tạo ra những thay đổi chưa từng có trong cách mà chúng ta sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Kinh tế học không còn là những lý thuyết trừu tượng mà trở thành công cụ để giải thích và điều hướng những biến động xã hội mạnh mẽ. David Ricardo với lý thuyết lợi thế so sánh, hay Robert Malthus với những lo ngại về dân số đã mở rộng biên giới của tư duy kinh tế.

THẾ KỶ XIX - XX: CUỘC ĐẠI CHIẾN GIỮA CÁC HỌC THUYẾT

Như một phản ứng tự nhiên với tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng của chủ nghĩa tư bản công nghiệp, Karl Marx đã phát triển những phê bình sâu sắc về hệ thống kinh tế tư bản. "Tư bản" của ông không chỉ là một phân tích kinh tế mà còn là một lời kêu gọi cách mạng, một minh chứng cho sức mạnh của tư tưởng kinh tế trong việc định hình lịch sử.

Cuối thế kỷ 19, "Cuộc cách mạng biên tế" (marginalism) đã thay đổi cách kinh tế học nhìn nhận giá trị. William Stanley Jevons, Carl Menger và Leon Walras độc lập phát triển lý thuyết về giá trị biên tế cách xác định giá trị dựa trên lợi ích của đơn vị cuối cùng được tiêu thụ, không phải chi phí sản xuất tổng thể.

Nhưng phải cho đến cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 đã làm lung lay niềm tin vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường. John Maynard Keynes khi này đã tạo ra một cuộc cách mạng để khiến cho nền kinh tế học thành như những gì chúng ta thấy ngày nay. Với "The General Theory of Employment, Interestand Money" (1936), Keynes cho rằng thị trường không phải lúc nào cũng tự điều chỉnh và chính phủ cần can thiệp để ổn định nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Ban cạnh đó ông còn lập luận rằng thất nghiệp không phải là sản phẩm của sự lười biếng, mà là hệ quả của sự thiếu sót trong cấu trúc của hệ thống kinh tế. Keynes cho rằng vì không có gì đảm bảo rằng hàng hóa mà các cá nhân sản xuất sẽ được đáp ứng bằng nhu cầu, nên thất nghiệp là một hệ quả tự nhiên.

"Về lâu dài, tất cả chúng ta đều chết," Keynes nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách ngắn hạn thay vì chỉ trông chờ vào "bàn tay vô hình" tự điều chỉnh thị trường.

Sau Keynes, Milton Friedman và trường phái Chicago đã đưa ra một cách tiếp cận khác, tập trung vào vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế. Friedman lập luận rằng kiểm soát cung tiền là chìa khóa để ổn định kinh tế, và thị trường tự do với sự can thiệp tối thiểu từ chính phủ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn có Friedrich Hayek cũng phản bác lại Keynes. Bên cạnh Keynes và Friedman, Paul Samuelson đã giúp biến kinh tế học thành một ngành học có nền tảng toán học vững chắc. Mà nhắc đến áp dụng toán học vào kinh tế học thì không thể không nhắc tới John von Neumann người biến các vấn đề kinh tế khó nhàn thành “game” (Chả đẻ của Game Theory). Những cuộc tranh luận này đã tiếp tục định hình chính sách kinh tế toàn cầu cho đến ngày nay.

KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI: KHI DỮ LIỆU VÀ TÂM LÝ HỌC LÊN NGÔI

Năm 2002, Daniel Kahneman đoạt giải Nobel Kinh tế dù ông là một nhà tâm lý học. Nghiên cứu của ông về cách con người đưa ra những quyết định không hoàn toàn hợp lý đã làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận kinh tế học. Không phải mọi quyết định đều dựa trên tính toán lợi ích và chi phí một cách lạnh lùng mà chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, thành kiến và trực giác.

“Kinh tế học hành vi” ra đời, kết hợp với sự phát triển của công nghệ Big Data, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách chúng ta phân tích và dự đoán hành vi kinh tế. Ngày nay, các nền tảng thương mại điện tử sử dụng những thuật toán phức tạp để dự đoán và thậm chí định hình thói quen mua sắm của chúng ta.

Trong khi đó, những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển của những lĩnh vực mới như kinh tế học môi trường, kinh tế học phát triển và kinh tế học y tế.

KINH TẾ HỌC TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY: CÓ XA VỜI NHƯ BẠN NGHĨ

Quay trở lại với câu chuyện về lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam. Khi Thủ tướng nói về việc "hy sinh một phần lạm phát" để thúc đẩy tăng trưởng, ông đang áp dụng một nguyên lý cơ bản trong kinh tế học vĩ mô: đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng.

Khi chính phủ bơm tiền vào nền kinh tế thông qua tín dụng (dự kiến tăng 16% năm nay) hoặc đầu tư công (gần 900.000 tỷ đồng), nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn - tạo ra nhiều việc làm và cũng như tăng thu nhập (hy vọng thế). Nhưng cái giá phải trả là lạm phát cao hơn - đồng tiền mất giá, chi phí sinh hoạt tăng.

Đây không chỉ là vấn đề của các nhà hoạch định chính sách. Những quyết định kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến chén cơm hàng ngày của bạn, ảnh hưởng đến tiền sữa của con bạn. Khi lãi suất thấp để kích thích tăng trưởng, người vay mua nhà sẽ vui mừng, nhưng người gửi tiết kiệm lại buồn vì lãi suất thấp. Khi giá lương thực tăng 12,2%, dịch vụ y tế tăng 9%, dịch vụ giáo dục tăng 5,7% như năm ngoái, mỗi gia đình đều phải điều chỉnh ngân sách và thói quen tiêu dùng.

TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ HỌC: KHÔNG CHỈ DÀNH CHO CHUYÊN GIA

Trong cuốn sách "Tư Duy như một Kinh Tế Gia" của Robbie Mochrie, tác giả đã làm một việc đáng giá đó là đưa tư duy kinh tế học ra khỏi tháp ngà học thuật và áp dụng vào đời sống hàng ngày. Bởi vì, như Mochrie chỉ ra, tư duy kinh tế không chỉ là về biểu đồ và phương trình, mà còn là về cách chúng ta đưa ra quyết định trong thế giới khan hiếm tài nguyên.

Kinh tế học dạy chúng ta về chi phí cơ hội “khi chọn một thứ này, là bạn đang từ bỏ điều gì đó khác”. Khi quyết định dành thời gian lướt mxh thay vì đọc sách, nghĩa là bạn cũng đang áp dụng nguyên lý này. Khi cân nhắc giữa mua một chiếc điện thoại mới hay để dành tiền cho chuyến du lịch sắp tới, bạn đang phân tích chi phí - lợi ích như một nhà kinh tế.

Kinh tế học cũng dạy chúng ta về những động lực và khuyến khích. Tại sao một số chính sách tốt đẹp trên lý thuyết lại thất bại trong thực tế? Vì chúng không tính đến cách con người thực sự phản ứng với các tác nhân bên ngoài.

Hơn tất thảy, kinh tế học còn dạy chúng ta về việc đánh giá trường hợp phản thực - điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm điều khác? Đây là một kỹ năng thiết yếu trong thời đại thông tin tràn ngập nhưng thiếu những phân tích sắc đáng như hiện nay.

KẾT LUẬN: KINH TẾ HỌC KHÔNG PHẢI LÀ SỐ LIỆU KHÔ KHAN

Mà nói là kinh tế học nghe cho nó hoành tráng vậy thôi chứ việc bạn cân đo đong đếm cho việc chi tiêu hằng ngày, hay việc bạn suy nghĩ xem mình có nên mua cái này không hay để thêm một chút tiền để mua các kia, đó cũng chính là tư duy như một kinh tế gia rồi còn gì. Chỉ là quy mô của nó nhỏ hơn nhiều, chỉ xoay quanh chính bạn chứ không phải thế giới vĩ mô ngoài kia thôi. Hay một ví dụ gần gũi với chúng ta hơn là: Khi bạn phân vân giữa việc nên dành thời gian để học một kỹ năng mới? Hay để thời gian đó để làm việc thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, hoặc dành thời gian đó cho gia đình, bạn bè. Đó là bạn đã áp dụng lý thuyết chi phí và cơ hội một khái niệm cơ bản trong kinh tế học vào cuộc sống rồi đó. Là bạn đang tư duy như một kinh tế gia rồi đó.

Robbie Mochrie cũng đã chỉ ra trong cuốn sách của mình, tư duy kinh tế không chỉ dành cho các chuyên gia. Nó là công cụ để mỗi người chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn, hiểu sâu sắc hơn về thế giới này và có lẽ xây dựng một tương lai thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người. Khi nhìn vào những biến động kinh tế gần đây, từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đến đại dịch COVID-19 và hiện tại là những thách thức về lạm phát toàn cầu. Chúng ta thấy rõ rằng hiểu biết về kinh tế học không chỉ là đặc quyền của giới tinh hoa. Đó là công cụ sinh tồn và phát triển trong thế giới hiện đại, là cách chúng ta hiểu về quyết định của con người, về sự tương tác xã hội, và về cách thế giới vận hành.

Vậy nên, lần tới khi bạn nghe về chỉ số PMI, lãi suất cơ bản hay đường cong Phillips, đừng vội tắt tivi hay lướt qua với suy nghĩ “Ăn cơm rau muống nói chuyện thế giới”. Thì hãy thử dừng lại và suy nghĩ "Điều này ảnh hưởng thế nào đến đĩa rau muống của tôi?" Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kinh tế học hiện diện gần như trong mọi khía cạnh cuộc sống từ giá của ly cà phê buổi sáng đến giấc mơ nhà lầu xe hơi của bạn.

Kinh tế học chẳng qua cũng chỉ là công cụ. Và như mọi công cụ khác, giá trị của nó phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng công cụ đó. Trong tay những người hiểu biết về nó, thì nó có thể dẫn đến một xã hội công bằng và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người.
---

@nhimyeusach

[Review] Lịch sử thượng đế - Hành trình 4000 năm Do Thái giáo, Ki - tô giáo và Hồi giáo

[Review] Lịch sử thượng đế - Hành trình 4000 năm Do Thái giáo, Ki - tô giáo và Hồi giáo

Thứ Hai, 24/03/2025 7 phút đọc

"Thượng đế có thể truyền cảm hứng cho cuộc nổi dậy thành công đầu tiên của những người nông dân trong lịch sử là một đấng... Đọc tiếp

[Review] Sal Khan đang tiên phong trong việc đổi mới giáo dục…một lần nữa

[Review] Sal Khan đang tiên phong trong việc đổi mới giáo dục…một lần nữa

Thứ Ba, 18/03/2025 15 phút đọc

Nếu mọi người tò mò mình đã có viết một bài review về cuốn Nền giáo dục can đảm trên nhóm. Mà với một người làm... Đọc tiếp

[Review] Điểm đến cuộc đời - Ở khởi đầu của cuộc đời, những khao khát của chúng ta là vô tận...

[Review] Điểm đến cuộc đời - Ở khởi đầu của cuộc đời, những khao khát của chúng ta là vô tận...

Thứ Sáu, 21/02/2025 2 phút đọc

“Ở khởi đầu của cuộc đời, những khao khát của chúng ta là vô tận…” Review sách Điểm đến của cuộc đời – Đặng Hoàng Giang Đơn vị... Đọc tiếp

[Review] Về cuốn

[Review] Về cuốn "Trốn thoát tự do"

Thứ Năm, 13/02/2025 6 phút đọc

Thời gian không đủ sức làm cho những suy niệm sâu sắc về nhân sinh trở lên mờ nhạt, nhất là những suy niệm về tự... Đọc tiếp

Nội dung bài viết