[Review] Lịch sử thượng đế - Hành trình 4000 năm Do Thái giáo, Ki - tô giáo và Hồi giáo

Omega Plus Books
Thứ Hai, 24/03/2025 7 phút đọc
Nội dung bài viết

"Thượng đế có thể truyền cảm hứng cho cuộc nổi dậy thành công đầu tiên của những người nông dân trong lịch sử là một đấng Chúa cách mạng"

Ai yêu thích thể loại phim khoa học viễn tưởng chắc khó lòng bỏ qua chuỗi phim "star trek" với thuyền trưởng James Kirk và tàu du hành vũ trụ USS Enterprise. Phần phim năm 2013 là into darkness với tên tiếng Việt là chìm trong bóng tối. Phần phim này mở đầu bằng việc thuyền trưởng Kirk đưa phi hành đoàn của mình thám hiểm hành tinh lớp M tên gọi là NiBiRu. Núi lửa trên hành tinh này bắt đầu hoạt động và có nguy cơ xóa sổ hoàn toàn mọi sinh vật trên hành tinh vì thế để cứu lấy Nibiru,  Spoch thành viên trong đội thám hiểm và cũng là bạn thân của Kirk đã dùng dịch chuyển tức thời vào lòng núi lửa để đặt một thiết bị nhằm kiềm hãm sự phun trào của dung nham. Không may là Spock gặp trục trặc khi quay trở về tàu. Để cứu Spock thuyền trưởng Kirk quyết định lái con tàu đang được giấu dưới đáy biển bay vào lòng núi lửa. Việc làm này vi phạm chỉ thị Prime vì người trái đất không được can thiệp vào quá trình tiến hóa của các sinh vật trên hành tinh khác. Lúc này Nibiru đã có những sinh vật tiến hóa như người nguyên thủy của chúng ta.

Khi họ thấy tàu USS Enterprise từ dưới đáy biển trồi lên và bay vào núi lửa đang phun trào họ đã hết sức kinh ngạc và một trong nhóm sinh vật ấy ngay lập tức vẽ lại hình con tàu các thành viên khác thì quay xung quanh và thờ lại hình vẽ ấy. Khi xem đến chi tiết này tôi tự hỏi rằng có phải người nguyên thủy trên trái đất cũng đã lầm tưởng những sinh vật du hành vũ trụ nào đó là thần linh?

Nếu như vậy thần linh là sự tưởng tượng phong phú từ một hiện tượng nào đó đã diễn ra thời điểm đó nhưng do trình độ nhận thức còn giới hạn nên loài người đã hiểu lệch đi? Hay thần linh là có thật và ngày đó họ gần gũi với con người nhưng vì lý do nào đó họ càng xa cách với chúng ta? 

Hoặc chỉ do cuộc sống quá khắc nghiệt nạn lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh nên loài người mong mỏi một thế lực vượt trội có thể cứu giúp? Tôn giáo ra đời như vậy chăng? Đối với những tôn giáo độc thần, thần linh là một vị thượng đế tối cao quyền năng và bất khả xâm phạm? Suy cho cùng thượng đế được nhìn nhận dưới hai khía cạnh: thứ nhất thượng đế là chân lý có thật và không phụ thuộc vào hiểu biết của con người nghĩa là dù con người đang hiểu sai cũng không ảnh hưởng đến chân lý ấy. Nó giống như việc trái đất quay quanh mặt trời loài người đã từng hiểu sai vẫn không làm sai lệch chân lý này. Thượng đế nhìn ở khía cạnh này gọi là khách quan.

 Hiểu theo khía cạnh thứ hai thượng đế chỉ là sản phẩm do trí tưởng tượng của con người và là một kịch bản được viết nên bởi suy nghĩ của chúng ta thượng đế này mang tính chủ quan và phải có một lịch sử gắn liền với lịch sử loài người. 

Lịch sử thượng đế của Karen Armstrong là một quyển sách mà tác giả nhìn nhận thượng đế ở khía cạnh thứ hai. Tác giả viết "loài vật không gặp khó khăn để sống trọn vẹn theo bản chất của chúng, còn loài người dường như cảm thấy khó để được hoàn toàn là một con người". Vì thế họ mong muốn có sức mạnh như một vị thần hoặc ít nhất tạo ra một vị thần. 

Nếu thượng đế là một sản phẩm do con người viết nên thì "Ngài" phải có một lịch sử tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và sự phát triển nhận thức của con người trong quá trình "tiến hóa xã hội". 

Trong mười một chương sách tác giả cố gắng giải quyết ba vấn đề: (1) con người tưởng tượng ra thượng đế như thế nào (2) bằng cách nào thượng đế trở thành vị thần linh độc tôn cho ba tôn giáo lớn thờ thượng đế trong lịch sử loài người là Do Thái giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo (3) vì là sản phẩm tưởng tượng nên thượng đế cũng trải qua các giai đoạn lịch sử cùng với loài người như nguyên thủy, kinh viện với các triết gia và những nhà thần bí, phục hưng với những nhà cải cách và khai sáng, hiện đại với những nhà khoa học và những người theo chủ nghĩa vô thần. Ở mỗi một giai đoạn thượng đế lại được hiểu với những cách khác nhau dẫn đến rất nhiều quan niệm về thượng đế và nảy sinh ra môn "thần học" với rất nhiều học thuyết và tranh luận. Chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi tác giả cung cấp bằng chứng rằng con người bắt đầu tôn thờ chỉ một vị thần trước khi thờ đa thần và tại sao người Do Thái lại quay về chủ nghĩa độc thần. Học thuyết "tam vị nhất thể" - ba ngôi một Chúa của Ki tô giáo đã dẫn đến tranh luận không hồi kết giữa các nhà triết học và thần bí. Họ cố gắng giải quyết vấn đề làm sao vị Chúa toàn năng của họ có thể nhập vị để thành con người. Việc diễn giải kinh thánh theo nghĩa đen hay nghĩa bóng dẫn đến phong trào cải cách. 

Thời kỳ khai sáng là sự bí bách của những Newton, Pascal, Decaster làm sao dùng duy lý để chứng minh sự tồn tại của thượng đế. Một Hồi giáo khởi đầu là một tôn giáo thần bí nhưng dần dần bị biến đổi thành chính trị như thế nào? Và cuối cùng tác giả dự báo về "tương lai của thượng đế" khi mà xã hội hiện đại của chúng ta đang dần đối mặt với quá nhiều thách thức thượng đế sẽ được nhìn nhận như thế nào trong thời đại của chúng ta. 

Với tôi đây là một quyển sách hay nhưng khó đọc vì lượng kiến thức về thần học rất cao. Nếu bạn đủ kiên nhẫn và có niềm đam mê tìm hiểu về tôn giáo thì quyển sách này không phải là một lựa chọn tồi. Tìm hiểu về thần học để bản thân tự trả lời "thượng đế là gì?" và nếu bạn có đức tin thì không sao cả bởi tôi tin rằng kiến thức trong sách này không thể làm lung lay niềm tin của bạn được đâu. Bởi "một người tìm kiếm chân lý không được lãng tránh khoa học nào, coi thường cuốn sách nào, cũng không cuồng tính bám vào một tín điều đơn nhất nào".

Lịch sử thượng đế của Karen Armstrong là "một nổ lực siêu hình học nhằm giải thích sự hiện diện của thượng đế trong mỗi chi tiết của cuộc sống hằng ngày và là một sự gợi nhớ lại rằng Đức tin không phụ thuộc vào logic thông thường" 

- Phạm Huy -

 

[Review] Sal Khan đang tiên phong trong việc đổi mới giáo dục…một lần nữa

[Review] Sal Khan đang tiên phong trong việc đổi mới giáo dục…một lần nữa

Thứ Ba, 18/03/2025 15 phút đọc

Nếu mọi người tò mò mình đã có viết một bài review về cuốn Nền giáo dục can đảm trên nhóm. Mà với một người làm... Đọc tiếp

[Review] Kinh tế học hiện đại: Hành trình từ Học Thuyết đến Đời Sống

[Review] Kinh tế học hiện đại: Hành trình từ Học Thuyết đến Đời Sống

Thứ Ba, 18/03/2025 13 phút đọc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây đã phát biểu rằng Việt Nam có thể phải "hy sinh một phần lạm phát để đạt mục tiêu... Đọc tiếp

[Review] Điểm đến cuộc đời - Ở khởi đầu của cuộc đời, những khao khát của chúng ta là vô tận...

[Review] Điểm đến cuộc đời - Ở khởi đầu của cuộc đời, những khao khát của chúng ta là vô tận...

Thứ Sáu, 21/02/2025 2 phút đọc

“Ở khởi đầu của cuộc đời, những khao khát của chúng ta là vô tận…” Review sách Điểm đến của cuộc đời – Đặng Hoàng Giang Đơn vị... Đọc tiếp

[Review] Về cuốn

[Review] Về cuốn "Trốn thoát tự do"

Thứ Năm, 13/02/2025 6 phút đọc

Thời gian không đủ sức làm cho những suy niệm sâu sắc về nhân sinh trở lên mờ nhạt, nhất là những suy niệm về tự... Đọc tiếp

Nội dung bài viết