-
Huế - Triều Nguyễn: Một cái nhìn là một tác phẩm gồm 47 bài viết về nhiều lĩnh vực khác nhau, phân chia thành hai chủ đề Huế - di sản văn hóa (35 bài) và Triều Nguyễn – những vấn đề lịch sử (12 bài). So với lần tái bản thứ hai của cuốn sách thì lần này tác giả đã bổ sung thêm 15 bài cho cả hai chủ đề, kể cả những bài gọi là “phụ lục” thì tính khoa học và thông tin mới cũng không kém những bài chính. Là một tập những bài viết phân tích về sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa của Huế và vương triều Nguyễn trong lịch sử đất nước, cuốn sách thể hiện góc nhìn đương đại đối với nghệ thuật, văn hóa và di tích cổ ở Huế.
-
Cuốn sách biên khảo này dựa trên các nguồn sử liệu chính thống của Việt Nam và thông tin từ các hồi ký của những người nước ngoài từng đến Việt Nam trong các thế kỷ XVII – XIX. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802 - 1945).
-
Cuốn sách nghiên cứu, trình bày và phân tích các trò chơi, thú tiêu khiển truyền thống của người dân Huế. Sách gồm ba phần chính: Trò chơi và thú tiêu khiển mang tính cộng đồng ; trò chơi và thú tiêu khiển mang tính hội nhóm ; trò chơi và thú tiêu khiển mang tính cá nhân. Ngoài ra, còn có 6 phần phụ lục cung cấp thêm các thông tin như về các bài bản ca Huế; 48 đề thả thơ; 160 đề đố thơ; những bộ đầu hồ; hai bộ xăm hường và trò xăm hường; các trò chơi của trẻ em xứ Huế.
-
"Cuốn sách thật sự là một công trình nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ công điền công thổ của Nam Kỳ Lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI khi lưu dân Việt bắt đầu vào khai phá, cho đến năm 1860 khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng này." (GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam)
-
Từ sau khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải thua trận, bị bắt, không chịu nhục mà tự sát, cái dơ đồ vương nghiệp mà mấy đời họ Trịnh phải khó nhọc lắm mới gây dựng được, đến đây những tưởng đã rơi vào bước cuối cùng. Chỉ sau vài tháng Nguyễn Huệ kéo quân về Thuận Hóa, Trịnh Bồng được dịp nổi lên bức vua Lê Chiêu Thống phong làm Yến Đô Vương kế tập vương nghiệp học Trịnh. Nhưng mối ác cảm giữa vua và chúa cũng nảy ra từ đó, vài kẻ quyền thần tự tung tự tác bênh vực chúa, khinh miệt vua, đẩy cha con Yến Đô vương vào vòng xoáy can qua mới.
-
"Triều đình đối với các quan tại chức, việc đáng tội thì làm tội, có công thì ban thưởng. Quan cố Khâm mạng đại thần là Nguyễn Tri Phương ra trấn Hà Thành, vì thành mất, đã nhịn ăn mà chết. Về tội, chưa biết nên xử ra sao, trẫm giao cho đình thần nghị. Nhưng nghĩ Nguyễn Tri Phương trải thờ ba triều, trước sau khí tiết không thay đổi, gian nan khổ sở, mọi người đều biết. Gặp thời đa nạn, Nguyễn Tri Phương bỏ mình, tật là đáng tiếc! Vậy trẫm truyền cho Hà Nội tỉnh thần phái quân, phu hộ tống quan tài về quê an táng".