-
Cuốn sách 7 Bài Học Hay Nhất Về Vật Lý là một bản tổng kết nhanh những tri thức quan trọng đã tạo nên cuộc cách mạng vĩ đại trong nền vật lý thế kỷ XX như thuyết tương đối rộng, cơ học lượng tử, vũ trụ học, hạt cơ bản, lý thuyết hấp dẫn lượng tử, hố đen. Cuốn sách cũng đề cập đến ý nghĩa của tất cả những tri thức ấy với nhận thức của con người ngày nay.
Trong ấn bản tiếng Italia, cuốn sách đã bán được hơn 300.000 bản, và giờ đã được dịch ra 28 thứ tiếng. Được Independent, Economist, Telegraph, Guardian, New Scientist, Evening Standard bình chọn là cuốn sách hay nhất của năm 2015.
-
Alexander Hamilton là người trẻ nhất trong số những người đã có công dựng nên Nhà nước Mỹ, cũng là người duy nhất thuộc tầng lớp bình dân thấp kém nhưng là một người lính xuất sắc trong cuộc trong cuộc chiến tranh giành độc lập, một chính khách có đóng góp to lớn xây dựng hiến pháp Mỹ, một công trình sư thiết lập hệ thống tài chính và thành lập Ngân hàng Trung ương Mỹ, thúc đẩy sản xuất và đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ.
-
Bài Học Phần Lan 2.0 (Tái Bản 2017) là câu chuyện về quá trình xây dựng nền sư phạm Phần Lan trong 4 thập kỷ qua. Tác giả nhấn mạnh vào các giải pháp mang tính cách mạng của Phần Lan, khác biệt của chúng với nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới.
-
Bằng cách đặt vấn đề một cách vô cùng thông minh và có tính hài hước, Ha-Joon Chang đã “giải thiêng” một số quan điểm như: kinh tế học nghiên cứu về “cuộc sống, vũ trụ, và mọi thứ”, hay sự khó khăn chuyên ngành chỉ dành riêng cho các chuyên gia kinh tế học. Cẩm nang kinh tế học chỉ ra rằng, kinh tế học thực sự là vấn đề mà tất cả chúng ta đều phải quan tâm chứ không riêng các chuyên gia.
-
Lý Quang Diệu đã viết bộ hồi ký dài hai tập: Tập 1 - “Câu chuyện Singapore” - trình bày quan điểm của ông về lịch sử Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965, và tập 2 - “Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất” - thuật lại sự chuyển đổi của Singapore để trở mình từ đất nước nghèo khổ thành một “Con rồng châu Á”. Sau khi lãnh đạo đất nước Singapore độc lập ở cương vị Thủ tướng trong vòng 3 thập kỷ, năm 1990, Lý Quang Diệu lui về làm cố vấn và dành nhiều tâm sức thu thập tài liệu để viết nên bộ hồi ký này, nhìn lại toàn bộ cuộc đời ông.
-
Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ và với hàng trăm cuộc phỏng vấn, Siegel đã mô tả sinh động cách mà Israel đã vượt qua các cuộc khủng hoảng nước của riêng mình, biến bất lợi thành lợi thế, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác trong việc xử lý và bảo tồn nguồn nước. Với 12 chương sách được bố cục một cách khoa học, cuốn sách kể về cả một lịch sử và hành trình thần kỳ của Israel trong hành trình chinh phục thiên nhiên, mang đến cho bạn những góc nhìn bao quát, một tư duy nhất quán, là kim chỉ nam về một nền quản trị nước đầy trí tuệ.
-
Ngũ Luân Thư là tên một tập binh pháp thư do kiếm khách Nhật Bản là Miyamoto Musashi biên soạn. Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu của ông. Người ta cho rằng tác phẩm này được Musashi chấp bút trong hang động Reigan-dō trên đỉnh núi Kimpōzan thuộc xứ Kumamoto trước khi ông mất, trong khoảng thời gian từ năm Kan-ei thứ 20 (1643) cho đến năm Shōhō thứ 2 (1645). Nội dung của cuốn Ngũ Luân Thư chủ yếu bàn về binh pháp, võ nghệ, kiếm pháp nhưng ngày nay, nó được đánh giá cao ở nhiều phương diện như chiến lược, kinh doanh, giáo dục,... Ngũ Luân Thư thể hiện quan điểm của Musashi về cách để đi đến chiến thắng trong các trận đấu. Yếu tố này được các doanh nhân hiện đại coi trọng, họ xem đó là một phần kim chỉ nam giúp họ đạt được thành công trong sự nghiệp.
-
Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.
-
“Thomas Jefferson: Nhân sư Mỹ là cuốn sách không chỉ viết về một trong những Người cha Lập quốc được yêu thích nhất của nước Mỹ, mà còn về nền chính trị và các chính khách có ảnh hưởng đến thời đại và sự thành lập của nước Mỹ.