-
Khi thế kỷ 20 sắp kết thúc, Mỹ đã nổi lên như một siêu cường duy nhất của thế giới: Không có quốc gia nào khác sở hữu sức mạnh quân sự và kinh tế tương đương hoặc có lợi ích vượt trội toàn cầu. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng mà nước Mỹ phải đối mặt vẫn chưa được trả lời: Chiến lược toàn cầu của quốc gia này để duy trì vị thế đặc biệt của mình trên thế giới là gì? Zbigniew Brzezinski đã giải quyết câu hỏi này ngay từ đầu trong cuốn sách đầy ẩn ý và phá cách này.
-
“BIẾN ĐỘNG – các quốc gia ứng phó với khủng hoảng và thay đổi như thế nào” (tên tiếng anh: “Upheaval: Turning Points for Nations in Crisis”) là tác phẩm mới nhất của tác giả nổi tiếng Jared Diamond, vừa được phát hành trên thế giới năm 2019.
-
Combo sách Jared Diamond: Bức tranh sâu sắc, đa chiều, toàn diện về những bài học từ quá khứ, cách nhìn nhận ở hiện tại và thách thức trong tương lai đối với toàn nhân loại.
-
Đây là một trong những công trình nghiên cứu thuộc đề tài cấp quốc gia Cục diện kinh tế thế giới hiện nay và tác động đến Việt Nam mã số: ĐTĐL-XH.17/15 do PGS. TSKH. Võ Đại Lược làm chủ nhiệm.
-
Làn sóng thứ Ba xuất bản lần đầu năm 1980 là quyển thứ hai trong bộ ba tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà tương lai học Alvin Toffler. Cuốn sách mô tả chi tiết quá trình chuyển đổi ở các nước phát triển, từ xã hội Thời đại Công nghiệp mà ông gọi là “Làn sóng thứ Hai”, sang xã hội Thời đại Thông tin – tức “Làn sóng thứ Ba”.
-
Với cuốn sách “Loài tinh tinh thứ ba”, Jared Diamond đã tìm cách lý giải vì sao trong một khoảng thời gian rất ngắn, loài người đã tìm ra phương thức thống trị thế giới... cũng như hủy diệt nó vĩnh viễn. Loài người và loài tinh tinh chia sẻ tới 98% số gen di truyền. Tuy nhiên, trong khi loài người thống trị hành tinh này - tạo nên các nền văn minh và tôn giáo, nghiên cứu khoa học, xây dựng các thành phố và sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật vĩ đại... thì loài tinh tinh hành ngày vẫn phải đấu tranh để giải quyết những nhu cầu tồn tại cơ bản. Vậy 2% số gen còn lại có ý nghĩa như thế nào trong công việc tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa hai loài có chung nguồn gốc tiến hóa?
-
Kể từ sau công trình nổi tiếng Race et histoire (Chủng tộc và lịch sử, Huyền Giang dịch) được Hội khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1996, khoảng mười năm trở lại đây có thêm ba công trình của ông được dịch ra tiếng Việt. Claude Lévi-Strauss vẫn là con khủng long kỳ vĩ của ngành nhân học, dân tộc học.
Mùa xuân năm 1986, Claude Lévi-Strauss (1908-2009) tới Nhật Bản lần thứ tư, theo lời mời của quỹ Foundation Ishizaka, thuyết trình ba buổi ở Tokyo về chủ đề nhân học. Ông chọn tiêu đề chung cho ba bài giảng là L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (Nhân học đối diện với những vấn đề của thế giới hiện đại), đó cũng là tên cuốn sách này.
-
Sự trỗi dậy của Trung Quốc thành một siêu cường kinh tế chắc chắn được xếp vào một trong những câu chuyện phi thường nhất trong lịch sử nhân loại.