-
Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy tân. Ngoài những lời ca tụng có cánh dành cho công cuộc duy tân của Nhật Bản thì đi sâu vào từng vấn đề cụ thể các tác giả người Việt cũng có sự phê phán, chê trách một vài vấn đề trong thực tiễn quá trình triển khai Duy tân của Nhật Bản. Thậm chí còn từ những lỗi lầm, những vấn đề đáng phê phán đó mà kêu gọi và chỉ ra cho độc giả nhằm khuyên răn nên tránh đi vào những vết xe đổ Nhật đã gặp phải.
-
Trong khi mọi người đều tin rằng thời đại này là do công nghệ thống trị, nhờ có công nghệ mới có mạng xã hội và các kết nối để tạo nên các làn sóng dân chủ dân túy, thì tác giả Niall Ferguson muốn lật lại vấn đề. Ông cho rằng trong lịch sử đã từng có những thời kỳ các mạng lưới chiếm ưu thế (thế kỷ XIX, xen kẽ với những thời kỳ các trật tự thứ bậc chiếm ưu thế (thế kỷ XVIII và XX).