-
Khi người ta nhận ra rằng thiếu hẳn mảng tư liệu về tiểu sử của Paul Doumer và kéo theo đó là sự thiếu hiểu biết về một nhân vật, dù gì đi nữa cũng đã chiếm một vị trí trọng yếu, một nhân vật mà dẫu đã đóng vai trò quan trọng hàng đầu tại Đông Dương cũng như trên sân khấu chính trị của chính quốc nhưng giờ lại đang bị lãng quên, thì khi đó ta hẳn sẽ thấy sự cần thiết của cuốn sách “Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa”.
-
Để hiểu được những sự kiện gây tranh luận trong xã hội Việt Nam hiện tại, bạn có thể tìm thấy câu trả lời ít nhiều trong "Tâm lý dân tộc An Nam", dù cho tác phẩm đã được viết ra từ thế kỷ trước.
-
Tiểu luận về dân Bắc Kỳ đăng lần đầu trên Tạp chí Đông Dương từ 15-3-1907 đến 15-2-1908 dưới dạng các bài viết/ tiểu luận. Vào những ngày sắp mất, trong nỗi cô đơn buồn tẻ tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Dumoutier tự tay tập hợp và sắp xếp các bài viết của mình, bố cục các nội dung thành tập di cảo. Năm 1908, Tiểu luận về dân Bắc Kỳ lần đầu được ấn hành tại Nhà in Viễn Đông.
-
Cuốn sách giới thiệu cô đọng những đặc điểm căn bản của giáo dục Đông Dương thuộc địa, giúp độc giả khám phá tiến trình ít nhiều bị cưỡng ép để biến “sứ mạng khai hóa” thành một thứ “Phái bộ văn hóa” thích ứng linh động hơn với điều kiện chính trị và chiến cuộc từ 1945 đến 1954. Đồng thời phân tích sự phát triển của hệ thống trường Pháp tại miền Nam từ 1954 đến 1975 trong bộ “áo choàng ngoại giao” mới dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa có sự hậu thuẫn của Mỹ.
-
Việt Nam qua tuần san Indochine 1941-1944 là cuốn sách do Lưu Đình Tuân tuyển chọn và dịch lại những bài viết quan trọng về Việt Nam từ năm 1941 đến 1944 của tuần báo minh họa Indochine viết bằng tiếng Pháp, thuộc Hội Alexandre de Rhodes, số đầu tiên ra ngày 12-9-1940.
-
Cuốn sách là công trình biên khảo bằng tiếng Pháp của Marcel Gaultier được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1933.
Marcel Gaultier (1900-1960) là nhà văn đồng thời là biên tập viên cho Ban Dân sự của Đông Dương. Ông để lại cho đời hơn mười tác phẩm, trong đó có ba tiểu thuyết, còn lại là hồi ký và những nghiên cứu sử học về các vị vua triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng và Hàm Nghi. Trong số đó, Gia-Long (Vua Gia Long, 1933) là tác phẩm đầu tay về nghiên cứu sử học với đề tựa của Pierre Pasquier, Toàn quyền Đông Dương.
-
Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn. Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ Pháp – Việt những năm 1858-1897 để có cái nhìn đúng đắn hơn về một giai đoạn lịch sử.
-
Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như: Bộ Trưởng Tài chính, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện rồi làm Tổng thống Pháp, nên bạn đọc hoàn toàn có cơ sở để tin rằng những suy nghĩ và đánh giá của ông là sâu sắc và rất khác với nhiều tác giả thuộc địa khác.Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất, giá trị nhất về xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt những minh họa rất đẹp trong sách cho thấy hình ảnh của nhiều địa điểm lịch sử trên khắp đất nước Việt Nam và bán đảo Đông Dương vào thời điểm đó. Khi nhìn những hình ảnh này, khi đọc những dòng chữ này, chúng ta sẽ hình dung được chúng ta đã đổi thay thế nào, thậm chí đã mất mát đầy đau đớn ra sao.