Tủ sách Lịch sử Thế giới

  • Nghệ An Ký

    199,000 
    (0s)
    #
    instock

    Nghệ An ký là một bộ sách nổi tiếng của Việt Nam, ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Sách được biên soạn vô cùng công phu, phản ánh tương đối đầy đủ về lịch sử, địa lí, nhân vật, văn thơ… của trấn Nghệ An (nay là Nghệ An và Hà Tĩnh). Tác phẩm có ba chương lớn được chia theo quan niệm tam tài của Nho giáo (Thiên, Địa, Nhân): Thiên chí (ghi chép về trời), Địa chí (ghi chép về đất) và Nhân chí (ghi chép về người).

  • Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX của tác giả Trần Minh Nhựt là công trình nghiên cứu công phu với trọng tâm là bộ tác phẩm nghệ thuật Grande tenue de la Cour d’Annam, nhằm giải mã ngôn ngữ tạo hình nghệ thuật đặc trưng, hay sự tác động của nghệ thuật phương Tây trong giai đoạn giao thoa văn hóa Đông - Tây đầu thế kỷ XX.

  • Đối với người Việt Nam, nghi thức tang lễ có một tầm quan trọng lớn lao, biểu hiện sự tôn trọng của người sống dành cho người chết và ý niệm của người sống về sự an nghỉ của người vừa qua đời. Các nghi thức tang lễ thay đổi tùy theo thứ bậc của người qua đời, trong gia đình và ngoài xã hội; tài sản họ có lúc sống cũng như tài lực của người thân. Tang lễ là nghi thức tôn giáo, vừa thể hiện sự hiếu đạo, nghĩa tử của người sống với người chết nhưng cũng là mối quan tâm lo lắng về sự bình an, thịnh vượng hoặc hiểm họa sau này của con cháu…

  • Công trình Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV (nguyên tác: Étude sur un Portulan annamite du XVe siècle) của học giả người Pháp Gustave Dumoutier viết bằng tiếng Pháp, thực hiện xong tháng 8 năm 1895. Toàn bộ công trình đăng tải trên tạp chí Địa lý lịch sử và mô tả (Bulletin de géographie historique et descriptive), số 2 năm 1896, được đánh giá cao và tác giả được giải thưởng “Jomard” của Hiệp hội Địa lý năm 1897.

  • Người Châu Á Có Biết Tư Duy?

    169,000 
    (0s)
    #
    instock

    Châu Á là lục địa lớn nhất thế giới, là trung tâm tâm linh với các tôn giáo lớn như Hồi giáo, Phật giáo, Khổng giáo và Hindu giáo và là nơi trú chân của 60% bộ phận dân số trên Trái đất. Các nền kinh tế châu Á sắp vượt mặt châu Âu và Bắc Mỹ trong 50 năm tới, thế nhưng người phương Tây vẫn không có nhiều động thái thay đổi thái độ của mình dưới ánh sáng của những hiện thực đó.

    Để tránh “sự va chạm giữa các nền văn minh”, Mahbubani tin rằng tất cả các bên liên quan sẽ cần rất nhiều sự tự nhìn nhận lại mình. Phân tích về quá khứ và những dự đoán về tương lai là sự thức tỉnh đối với cả người Á lẫn người Âu.

  • Người Ê Đê: Một Xã Hội Mẫu Quyền

    175,000 
    (0s)
    #
    instock

    Người Ê Đê: Một xã hội mẫu quyền ban đầu là một công trình nghiên cứu dân tộc học được nhà nghiên cứu Anne de Hauteclocque thực hiện vào năm 1962 về thiết chế xã hội của người Ê Đê, đặc biệt nhấn mạnh vào lý giải sự ràng buộc giữa các thành phần dân cư trong một xã hội “mẫu quyền”. Công trình của bà gây dấu ấn tiêu biểu ở khía cạnh thực địa, điều tra và thống kê, cũng như tham khảo kỹ lưỡng các hồ sơ luật tục, để từ các dẫn liệu thực tế tái dựng lại mô hình thiết chế sự hình thành các mối quan hệ nội tại thuộc xã hội mẫu quyền của người Ê Đê ở Đắc Lắc.

  • Một nội dung lớn trong cuốn sách chính là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Fukuyama chỉ ra rằng tại thời điểm ông đặt bút viết tác phẩm này, 90 xã hội “nguyên thủy” đương thời/đang tồn tại đã và đang dính líu vào chiến tranh, hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định.

    Việc định hình các quốc gia (nằm ngoài thế giới phương Tây) theo hình mẫu dân chủ kiểu phương Tây đã thất bại – lý do là gì? Người đọc hãy theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên cho điều đó qua hai chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị, và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu và một vài quốc gia Hồi giáo từ góc nhìn ba hợp phần.

  • Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy tân. Ngoài những lời ca tụng có cánh dành cho công cuộc duy tân của Nhật Bản thì đi sâu vào từng vấn đề cụ thể các tác giả người Việt cũng có sự phê phán, chê trách một vài vấn đề trong thực tiễn quá trình triển khai Duy tân của Nhật Bản. Thậm chí còn từ những lỗi lầm, những vấn đề đáng phê phán đó mà kêu gọi và chỉ ra cho độc giả nhằm khuyên răn nên tránh đi vào những vết xe đổ Nhật đã gặp phải.

  • Những Bài Học Lịch Sử

    95,000 
    (0s)
    #
    instock

    “Tính đến nay, trong lịch sử không có một ví dụ nổi bật nào về một xã hội duy trì thành công đời sống đạo đức mà không cần đến sự trợ giúp của tôn giáo. Chính quyền các nước như Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã ly khai, tách bạch và không còn giao kết với Giáo hội, nhưng họ vẫn cần đến tôn giáo để duy trì trật tự xã hội.” (Trích "Chương 7")

     

  • Những con đường tơ lụa

    Những con đường tơ lụa

    289,000 
    (0s)
    #
    instock

    “Những con đường tơ lụa & những trang sử phi thường tạo nên thế giới” là cuốn sách thiếu nhi được viết dựa trên cuốn sách best-seller “Những con đường tơ lụa” đồ sộ của Giáo sư lịch sử thế giới hàng đầu Peter Frankopan.

  • Trong tiến trình lịch sử Việt Nam đi từ chế độ quân chủ đến thì hiện đại, có lẽ Phan Thanh Giản là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất, thu hút nhiều cái nhìn suy xét của giới nghiên cứu sử cũng như người Việt Nam nói riêng, nhưng hầu như mọi tranh luận đều chưa thể đi đến bước ngã ngũ được. Ở mỗi thời đoạn, hầu như hễ có tiếng nói luận tội ông thì thể nào cũng sẽ xuất hiện những lời nói, cử chỉ biểu lộ sự bênh vực, và ngược lại… Vòng lặp này nối tiếp tưởng như bất tận, từ thời Tự Đức cho đến ngày nay (“Phần thứ hai” và “Phần thứ ba-A” của cuốn sách). Qua tác phẩm này, các tác giả muốn góp thêm nhiều tài liệu để hậu thế chúng ta có thêm dữ liệu và căn cứ xem xét thời kỳ gây tranh cãi nhất trong cuộc đời Phan Thanh Giản, vị đại thần triều Nguyễn có liên quan mật thiết đến bối cảnh thời cuộc vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

  • Châu Phi thực sự là lục địa đa dạng, sở hữu đủ loại hình phong cảnh và văn hóa. Khoảng 1.500 ngôn ngữ được sử dụng. Những mối nguy mà nó mang lại cũng đa dạng như vậy. Phần lớn châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt và biến động, lượng mưa […]

1 2 5 6 7 10 11
Top