lich su viet nam

  • Hoan Châu Ký

    Hoan Châu Ký

    159,000 
    (0s)
    #
    instock

    Hoan Châu ký là cuốn gia phổ của dòng họ Nguyễn Cảnh ở vùng Nghệ An, được viết dưới hình thức tiểu thuyết chương hồi. Quyển sách là một bộ dã sử, mang đến nhiều thông tin cụ thể, phong phú; bổ sung nội dung cho các bộ chính sử viết về thời kỳ Lê Trung hưng (thế kỷ XVII). Hoan Châu ký có giá trị vể cả mặt sử học và vǎn học, xứng đáng được xem như là một cột mốc lớn trên con đường phát triển của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

  • Người Ê Đê: Một Xã Hội Mẫu Quyền

    175,000 
    (0s)
    #
    instock

    Người Ê Đê: Một xã hội mẫu quyền ban đầu là một công trình nghiên cứu dân tộc học được nhà nghiên cứu Anne de Hauteclocque thực hiện vào năm 1962 về thiết chế xã hội của người Ê Đê, đặc biệt nhấn mạnh vào lý giải sự ràng buộc giữa các thành phần dân cư trong một xã hội “mẫu quyền”. Công trình của bà gây dấu ấn tiêu biểu ở khía cạnh thực địa, điều tra và thống kê, cũng như tham khảo kỹ lưỡng các hồ sơ luật tục, để từ các dẫn liệu thực tế tái dựng lại mô hình thiết chế sự hình thành các mối quan hệ nội tại thuộc xã hội mẫu quyền của người Ê Đê ở Đắc Lắc.

  • "Cuốn sách thật sự là một công trình nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc về quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ công điền công thổ của Nam Kỳ Lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI khi lưu dân Việt bắt đầu vào khai phá, cho đến năm 1860 khi thực dân Pháp xâm chiếm vùng này." (GS. Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam)

  • Giai Thoại Và Sấm Ký Trạng Trình

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Về nhà thơ có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền văn thơ chữ Nôm của ta hồi thế kỷ thứ XVI, nhiều tài liệu, sách vở đã được biên soạn, tuy nhiên không chỉ vì đã đỗ Trạng Nguyên lại được phong tước Trình Tuyền hầu, Lại bộ Thượng Thư... mà Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhân dân ta yêu mếm gọi là Trạng Trình. Cái tên gọi với hàm ý sâu xa đầy kính phục đó còn là do những lời đoán định tiên tri đặc sắc của các cụ trong cuộc sống thườn nhật cũng như thời cuộc lúc bấy giờ.

  • Giọt Máu Sau Cùng

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Từ sau khi Đoan Nam Vương Trịnh Khải thua trận, bị bắt, không chịu nhục mà tự sát, cái dơ đồ vương nghiệp mà mấy đời họ Trịnh phải khó nhọc lắm mới gây dựng được, đến đây những tưởng đã rơi vào bước cuối cùng. Chỉ sau vài tháng Nguyễn Huệ kéo quân về Thuận Hóa, Trịnh Bồng được dịp nổi lên bức vua Lê Chiêu Thống phong làm Yến Đô Vương kế tập vương nghiệp học Trịnh. Nhưng mối ác cảm giữa vua và chúa cũng nảy ra từ đó, vài kẻ quyền thần tự tung tự tác bênh vực chúa, khinh miệt vua, đẩy cha con Yến Đô vương vào vòng xoáy can qua mới.

  • Luận Về Các Phái Của Người Trung Hoa Và Đàng Ngoài

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Tác phẩm là một mô tả về đức tin và thực hành tôn giáo mang tính hệ thống đầu tiên được biết đến ở Đàng ngoài, hay thực ra là ở Việt Nam nói chung. Nó cung cấp một cuộc khảo sát mang tính cảnh báo thông qua cách nhìn và tư duy của một người châu Âu có học ở thế kỷ 18 với cách tiếp cận khoáng đạt. Mặc dù ông cũng không thoát khỏi những định kiến và chịu ảnh hưởng bởi các khái niệm ăn sâu trong các tác phẩm của những vị tiền bối và những người cùng thời với ông, nhưng ông vẫn vượt xa những thái độ thông thường đương thời.

  • Nguyễn Tri Phương

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    "Triều đình đối với các quan tại chức, việc đáng tội thì làm tội, có công thì ban thưởng. Quan cố Khâm mạng đại thần là Nguyễn Tri Phương ra trấn Hà Thành, vì thành mất, đã nhịn ăn mà chết. Về tội, chưa biết nên xử ra sao, trẫm giao cho đình thần nghị. Nhưng nghĩ Nguyễn Tri Phương trải thờ ba triều, trước sau khí tiết không thay đổi, gian nan khổ sở, mọi người đều biết. Gặp thời đa nạn, Nguyễn Tri Phương bỏ mình, tật là đáng tiếc! Vậy trẫm truyền cho Hà Nội tỉnh thần phái quân, phu hộ tống quan tài về quê an táng".

  • Nhật Bản Duy Tân 30 Năm (Tái Bản 2018)

    145,000 
    (0s)
    #
    instock

    Cuốn Nhật Bản Duy Tân 30 Năm của tác giả Đào Trinh Nhất có thể được xem như một cuốn cẩm nang sử học dành cho những ai muốn tìm hiểu về Chính trị - Xã hội, đặc biệt đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản, nhất là giai đoạn mà Nhật Bản thực hiện công cuộc duy tân.

  • Tĩnh Đô Vương Và Đoan Nam Vương

    Liên hệ
    (0s)
    #
    outofstock

    Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, vị chúa Trịnh thứ 9 thời Lê trung hưng trong lịch sử, công tích có phần nổi trội hơn so với các đời chúa Trịnh trước. Ông đã thực hành được cái mộng tưởng của đời trước là thu lại trấn Thuận Hóa mở rộng dư đồ, trọng dụng nhân tài, gây dựng nền quốc học rạng rỡ. Nhưng nửa đời sau, vì quá đam mê tuyên phi Đặng Thị Huệ, bỏ bẵng chính trị, kỷ cương sinh đồi, phế trưởng lập thứ, châm ngòi các cuộc phiến loạn ở Bắc Hà mà tiêu biểu là "Vụ án năm Canh Tý". Đến đời Đoan Nam Vương Trịnh Khải cố níu kéo cái oai tàn, khiến Bắc Hà điêu linh, Tây Sơn ra Bắc, kết quả chôn vùi cả nhà Lê lẫn nhà Trịnh.

1 2
Top