nguyễn thụy phương

  • Ở những thập niên đầu của thế kỷ XX, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Những ai du học ở Pháp trở về đều chung một suy nghĩ rằng, những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thúc tiếp thu được từ nhà trường Pháp. Tuy nhiên, cùng lúc đó, giáo dục Pháp vẫn “chinh phục” được giới tinh hoa người Việt, Lào và Campuchia. Ngay cả khi ảnh hưởng chính trị và quân sự của Pháp suy yếu từ những năm 1940 trở đi thì tầng lớp này vẫn tiếp tục gửi con em họ đến học ở những trường trung học Pháp.

  • Cuốn sách giới thiệu cô đọng những đặc điểm căn bản của giáo dục Đông Dương thuộc địa, giúp độc giả khám phá tiến trình ít nhiều bị cưỡng ép để biến “sứ mạng khai hóa” thành một thứ “Phái bộ văn hóa” thích ứng linh động hơn với điều kiện chính trị và chiến cuộc từ 1945 đến 1954. Đồng thời phân tích sự phát triển của hệ thống trường Pháp tại miền Nam từ 1954 đến 1975 trong bộ “áo choàng ngoại giao” mới dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa có sự hậu thuẫn của Mỹ.

Top