OMEGA+ VÀ VICH HỢP TÁC TỔ CHỨC SỰ KIỆN RA MẮT SÁCH “Ả ĐÀO”
Vừa qua, sự kiện ra mắt sách Ả Đào – Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật, một dự án được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền cổ nhạc Việt Nam của tác giả Bùi Trọng Hiền dưới sự đồng hành của Công ty Sách Omega Plus đã được tổ chức trọng thể vào ngày 06 tháng 04 năm 2024 tại khán phòng tầng 7, Viện Văn Hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
Sự hỗ trợ thịnh tình từ các đơn vị tài trợ, trong đó có Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH) là tiền đề để góp phần tạo nên thành công cho sự kiện này. Sau đây là các thông tin về Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (VICH):
I. TỔNG QUAN
1. Chức năng nhiệm vụ
Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm) được thành lập ngày 23/11/2016 theo quyết định của Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hoá dân tộc Việt Nam. Trung tâm là tổ chức phi chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực văn hoá đối ngoại, dựa trên nguồn vốn xã hội hoá. Theo quyết định thành lập, Trung tâm có chức năng: Nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu về di sản văn hoá Việt Nam; Truyền thông và Quảng bá giá trị di sản văn hoá Việt Nam bao gồm cả di sản văn hoá phi vật thể và vật thể; Xúc tiến các hoạt động kết nối và giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng văn hoá khác nhau.
2. Tầm nhìn, sứ mệnh
Trung tâm hoạt động theo định hướng trở thành đơn vị tiên phong dẫn đầu tổ chức các hoạt động, sản xuất các chương trình xúc tiến quảng bá nhằm mục đích đưa các di sản văn hoá trở thành tài nguyên sáng tạo và tài sản giá trị cao của cộng đồng nắm giữ di sản văn hoá đó.
Thế mạnh của Trung tâm: Giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam ra nước ngoài; Ngoại giao nhân dân tăng cường quan hệ ngoại giao về văn hóa giữa các cá nhân, tổ chức, các cộng đồng người Việt Nam và các nước; Tổ chức các chương trình giao lưu, học hỏi và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ của xã hội nhằm bảo tồn và không ngừng phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam; Kết nối để các nghệ nhân, nghệ sĩ, cá nhân đang thực hành, nắm giữ di sản được thể hiện tài năng trong môi trường quốc tế.
3. Hội đồng cố vấn, mạng lưới nghệ sỹ, danh sách đối tác
3.1 Hội đồng cố vấn
- TS Đinh Hồng Hải – Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội: Trưởng ban cố vấn chuyên môn
- TS Lư Thị Thanh Lê – Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội: Cố vấn chuyên môn
- Ông Vũ Phương – Nguyên Phó giám đốc Quỹ Văn hoá Hà Nội: Cố vấn chuyên môn
- Đại sứ Lý Đức Trung – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Israel: Cố vấn
- Ông Bùi Trung Thành – Giám đốc công ty Cổ phần Khám phá Việt Nam (Vietnam Discovery travel): Cố vấn
- Ông Ninh Quang Trường – Đạo diễn VTV: Cố vấn chuyên môn
3.2 Danh sách đối tác
- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội
- Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trường Học viện Ngoại giao Việt Nam
- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học RMIT
- Trường Đại học ARENA
- Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Hy Lạp, Bulgaria, Myanmar, Bangladesh, Brunei,…
- Hiệp hội làng nghề Việt Nam
- Hội doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình
- Mạng lưới Sáng kiến văn hoá Việt Nam
- Trung tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long
- Thương hiệu Vua Dép Lốp
- Thương hiệu Hạnh Silk
- Công ty Cố phẩn Sách Omega Việt Nam
- ….
II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện các hoạt động cụ thể theo từng giai đoạn phát triển:
(*) Giai đoạn 2016-2018: Phối hợp với các đơn vị đối tác giới thiệu, quảng bá nhiều loại hình di sản văn hoá tiêu biểu của Việt Nam đến cộng đồng người Việt trẻ trong nước, và cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nước ngoài.
- Phối hợp với Trường học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngoại Giao Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đưa di sản văn hoá đến với sinh viên, cán bộ công nhân viên nhà trường. Thông qua các chương trình: Toạ đàm: “Tín ngưỡng thờ Mẫu dưới góc nhìn báo chí và truyền thông”, Toạ đàm: “Sắc màu văn hoá dân tộc trong thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu”, Cuộc thi “Di sản thế hệ tôi”
- Phối hợp với Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ tổ chức toạ đàm: “Tín ngưỡng thờ Mẫu từ góc nhìn di sản” để chào mừng việc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại
- Tư vấn, hỗ trợ Trung tâm văn hoá thành phố Hà Nội, kết nối các dự án nghệ thuật cộng đồng như: Dự án Chèo 48h – Tôi chèo về Quê hương; CLB Hát Xẩm Trung tâm tâm âm nhạc truyền thống Thăng Long đồng hành tổ chức chuỗi các số trải nghiệm “Về nguồn – Trải nghiệm cùng di sản văn hoá phi vật thể Việt Nam” cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung trải nghiệm phong phú, giúp người tham gia tìm hiểu về các di sản văn hoá của Việt Nam: Chèo cổ làng Khuốc Thái Bình, Lễ hội phủ Tây Hồ, Lễ hội đền Voi Phục, Múa Trống Bồng làng Triều Khúc, Nghề Tò He Xuân La, Nghề Chuồn chuồn tre Thạch Xá, Ca Trù Chanh Thôn,…
- Phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đưa các đoàn nghệ nhân văn hoá Việt Nam tham dự các chương trình giao lưu, giới thiệu văn hoá dân gian Việt Nam tại Ấn Độ, Hy Lạp, Bun-ga-ri-a, Myanmar, Bangladesh.
(*) Giai đoạn 2019-2021: Xây dựng các không gian văn hoá, tư vấn hỗ trợ các nhóm cộng đồng trẻ tìm hiểu và sáng tạo các hoạt động văn hoá cộng đồng
– Xây dựng không gian văn hoá Đào Nguyên Các, Nhà Rommay thực hiện các show diễn nghệ thuật truyền thống giới thiệu đến du khách quốc tế, đến các nhóm công chúng có mục đích tiêu dùng sản phẩm văn hoá. Đồng thời hỗ trợ các nghệ sỹ trẻ phát triển nghề, thiết kế các chương trình biểu diễn, trong đó có thể kể đến như: nghệ nhân hát xẩm Sơn Xẩm (9x), nhà sưu tầm văn hoá dân gian Mai Đức Thiện (9x), nghệ sỹ hát văn Thế Hoàn (9x), nghệ nhân hát Xẩm Ngô Văn Hảo (9x).
– Tư vấn, đồng hành, tài trợ một số nhóm cộng đồng trẻ trong hoạt động văn hoá cộng đồng: CLB Xẩm 48h (tổ chức Triển lãm Mắt Xẩm), Nhóm Trường Ca Kịch Viện (tổ chức triển lãm Bắc Nhịp Tang Bồng), Dự án Diễn đàn nghị viện trẻ (VNYP), Cuộc thi thiết kế Creative Hunter,…
– Đồng sáng lập Liên minh Sáng Kiến Văn Hoá Việt Nam thực hiện các sáng kiến đưa văn hoá dân gian, văn hoá truyền thống, sản phẩm làng nghề Việt tương thích với tiến trình công nghiệp văn hoá.
– Đề xuất ý tưởng, xây dựng nội dung, phối hợp tổ chức chương trình “Giao lưu kết nối Trưởng các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài và Hội doanh nhân trẻ Ninh Bình” tháng 12/2021
(*) Từ 2022 đến nay: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và quảng bá văn hoá tại nước ngoài thông qua việc Tổ chức thực hiện thành công chuỗi sự kiện nằm trong chương trình kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 30 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Brunei. Liên tục tổ chức các chương trình biểu diễn văn hoá nghệ thuật truyền thống cho khách du lịch trong và ngoài nước.