Viet Nam

  • Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy tân. Ngoài những lời ca tụng có cánh dành cho công cuộc duy tân của Nhật Bản thì đi sâu vào từng vấn đề cụ thể các tác giả người Việt cũng có sự phê phán, chê trách một vài vấn đề trong thực tiễn quá trình triển khai Duy tân của Nhật Bản. Thậm chí còn từ những lỗi lầm, những vấn đề đáng phê phán đó mà kêu gọi và chỉ ra cho độc giả nhằm khuyên răn nên tránh đi vào những vết xe đổ Nhật đã gặp phải.

  • Cuốn sách giới thiệu cô đọng những đặc điểm căn bản của giáo dục Đông Dương thuộc địa, giúp độc giả khám phá tiến trình ít nhiều bị cưỡng ép để biến “sứ mạng khai hóa” thành một thứ “Phái bộ văn hóa” thích ứng linh động hơn với điều kiện chính trị và chiến cuộc từ 1945 đến 1954. Đồng thời phân tích sự phát triển của hệ thống trường Pháp tại miền Nam từ 1954 đến 1975 trong bộ “áo choàng ngoại giao” mới dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa có sự hậu thuẫn của Mỹ.

  • Việt Nam Qua Tuần San Indochine 1941-1944

    199,000 
    (0s)
    #
    instock

    Việt Nam qua tuần san Indochine 1941-1944 là cuốn sách do Lưu Đình Tuân tuyển chọn và dịch lại những bài viết quan trọng về Việt Nam từ năm 1941 đến 1944 của tuần báo minh họa Indochine viết bằng tiếng Pháp, thuộc Hội Alexandre de Rhodes, số đầu tiên ra ngày 12-9-1940.

  • Việt Nam thế kỷ XVII: Những góc nhìn từ bên ngoài là tác phẩm được hai nhà Việt Nam học là Olga Dror và K. W. Taylor đã dày công tìm hiểu và có những chú giải kỹ lưỡng, cùng phần giới thiệu hàm súc cho hai tác phẩm quan trọng trong công tác nghiên cứu về Việt Nam thế kỷ XVII. Đó là Ký sự xứ Đàng Trong của Cha Christoforo Borri và Mô tả vương quốc Đàng Ngoài của thương nhân Samuel Baron, với nhiều thông tin và mô tả giúp người đọc hiện đại dựng nên được bức tranh vừa toàn cảnh lại vừa có tính đối sánh về hai Đàng thời bấy giờ.

  • Vùng Đất Nam Bộ Dưới Triều Minh Mạng (1820-1841)

    179,000 
    (0s)
    #
    instock

    Mục đích của cuốn sách này nhằm làm sáng tỏ một loạt những sự kiện chính trị quan trọng đã diễn ra ở Nam bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX. Từ vùng đất này, các đội quân đã hành quân ra Bắc để thống nhất Việt Nam và lập nên vương triều Nguyễn (1802-1945). Tuy nhiên, năm 1833, một cuộc nổi dậy của người dân Nam bộ (thường được gọi là cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi) đã nổ ra, tuyên bố nền cai trị độc lập cho Nam bộ nhưng chỉ kéo dài được hai năm thì bị dập tắt. Các cuộc xung đột sắc tộc tiếp theo sau vụ nổi loạn càng làm vùng đất Nam bộ bị tàn phá nhiều hơn. Sau đó, vào năm 1859, người Pháp đổ bộ lên vùng đất này. Phong trào chống Pháp của người Nam bộ bắt đầu và được kích động bởi lòng trung thành mạnh mẽ đối với triều đình Huế.

  • Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn. Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ Pháp – Việt những năm 1858-1897 để có cái nhìn đúng đắn hơn về một giai đoạn lịch sử.

1 2 3
Top